Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.
A - Học theo SGK
I - ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
Câu C1 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền vào các chỗ trống:
Lời giải:
1m3 = 1000 dm3 = 1 000 000 cm3.
1m3 = 1000 lít = 1 000 000 ml.
1m3 = 1 000 000 cc.
II – ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
Câu C2 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Dụng cụ đo ở hình 3.1 là:
Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
Câu C3 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ:
Chai (hoặc lọ, ca, bình...) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,...; bơm tiêm, xilanh,...
Câu C4 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền số liệu vào các ô trống:
Lời giải:
Hình 3.2 | GHĐ | ĐCNN |
Bình a | 100ml | 2ml |
Bình b | 250ml | 50ml |
Bình c | 300ml | 50ml |
Câu C5 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Bình chia độ, ca đong (học sinh có thể dung dụng cụ khác).
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
Câu C6 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.3, cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác là: Hình 3.3 b (Đặt thẳng đứng).
Câu C7 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.4, cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo là cách b) đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
Câu C8 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.5, thể tích chất lỏng trong bình a là 70cm3, trong bình b là 50cm3 và trong bình c là 40cm3.
Rút ra kết luận.
Câu C9 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Ước lượng thể tích cần đo.
b) Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3. Thực hành
Đo thể tích nước chứa trong 2 bình.
Bảng 3.1. KẾT QUẢ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Vật cần đo thể tích | Dụng cụ đo | Thể tích ước lượng (lít) | Thể tích đo được (cm3) | |
GHĐ | ĐCNN | |||
Nước trong bình 1 | 500ml | 5ml | 0,3 lít | 350cm3 |
Nước trong bình 2 | 300ml | 2ml | 0,2 lít | 204cm3 |
Ghi nhớ:
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong, …
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 3.1 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 l:
A. Bình 1000 ml và có vạch chia đến 10 ml.
B. Bình 500 ml có vạch chia đến 2 ml.
C. Bình 100 ml có vạch chia đến 1 ml.
D. Bình 500 ml có vạch chia đến 5 ml.
Lời giải:
Chọn B.
Vì chất lỏng có thể tích gần 0,5 lít = 500ml nên bình đo phải có GHĐ ít nhất là 500ml, đồng thời muốn kết quả đo chính xác thì ĐCNN phải càng nhỏ, do đó bình 500ml có vạch chia đến 2ml là bình chia độ phù hợp nhất.
Bài 3.2 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:
A. 100 cm3 và 10cm3.
B. 100 cm3 và 5cm3.
C. 100 cm3 và 2cm3.
D. 100 cm3 và 1cm3.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Chọn C.
Vì GHĐ là số lớn nhất ghi trên bình là 100cm3 còn ĐCNN là 2cm3.
Bài 3.4 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường dưới đây:
A. V = 20,2cm3.
B. V = 20,50cm3.
C. V = 20,5cm3.
D. V = 20cm3.
Lời giải:
Chọn C.
Vì ĐCNN của bình chia độ là 0,5cm3 nên kết quả đo được phải có tận cùng là 0 hoặc 5 và phải có một chữ số thập phân sau dấu phẩy nên đáp án C là đáp án chính xác nhất.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
2. Bài tập tương tự
Bài 3a trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ vẽ ở hình 3.2.
Lời giải:
a) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 2ml.
b) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 5ml.
c) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 10ml.
d) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 25ml.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
Bài 3b trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Đọc và ghi thể tích chất lỏng trên hình 3.2.
Lời giải:
a) V = 24ml. b) V = 25ml. c) V = 20ml. d) V = 25ml.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
Bài 3c trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Bình chia độ nào trong hình 3.2 đo được thể tích chính xác nhất? Hãy giải thích câu trả lời của em.
Lời giải:
Bình chia độ ở hình 3.2a đo được thể tích chính xác nhất. Vì bình này có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 2ml, nhỏ nhất trong tất cả các bình.
Từ khóa » Cách Tìm đcnn Của Bình Chia độ
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về đo độ Dài | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Cách Tìm ĐCNN Của Bình Chia độ? - Quế Anh - Hoc247
-
Cách Tính ĐCNN Của Bình Chia độ? - Hoc24
-
Cách Tìm ĐCNN Của Bình Chia độ - Hoc24
-
Bình Chia Độ Mà Em Không Biết ĐCNN Và GHĐ - Selfomy Hỏi Đáp
-
Hãy Xác định GHĐ Và ĐCNN Của Các Bình Chia độ ở Hình
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Giải Bài Tập đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) - Đề Số 2 - Chương 1 - Vật Lí 6
-
Vật Lý Lớp 6Người Ta đo Thể Tích Chất Lỏng Bằng Bình Chia độ Có ...
-
Chọn Câu Trả Lời đúng: Hãy Xác định độ Chia Nhỏ Nhất (ĐCNN) Của B
-
Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Bài 01 đến Bài 29 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giải Bài Tập Vật Lý 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Top 8 Cách Tính Giới Hạn đo Và độ Chia Nhỏ Nhất Của Bình Chia độ ...