Giảm Chấn Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Cách Chọn
Có thể bạn quan tâm
Lựa chọn được 1 giảm chấn thủy lực thích hợp luôn là điều mà các khách hàng mong muốn bởi nó không chỉ giúp tăng tuổi thọ của xi lanh mà còn nâng cao hiệu quả, năng suất của hệ thống, tiết kiệm chi phí cho người dùng. Vì thế, bạn hãy nên tham khảo kỹ về khái niệm, nguyên lý hoạt động, cách phân loại và lưu ý khi chọn lựa nhé.
Giảm chấn thủy lực là gì?
Nhắc đến hệ thống thủy lực, bạn sẽ nghĩ ngay đến những lợi ích mà nó mang lại cho con người như: làm việc mạnh mẽ, chịu được tải trọng lớn, đáp ứng các yêu cầu phức tạp, di chuyển và nâng hạ những vật cồng kềnh, khối lượng lớn.
Để làm được việc này thì ngoài những thiết bị chính, chúng ta còn cần đến các thiết bị phụ kiện như giảm chấn. Giảm chấn thủy lực là 1 thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất với nhiệm vụ hấp thụ dao động, chủ động giúp thiết bị có thể giảm thiệu hiện tượng xóc do địa hình hoặc yếu tố ngoại lực bên ngoài.
Giảm chấn thủy lực là loại hoạt động dựa vào môi chất dầu thủy lực có ma sát độ nhớt để làm giảm dao động. Ngoài giảm chấn, chúng ta còn có thể gọi đó là: phụt nhún, giảm xóc…
Công dụng của giảm chấn thủy lực là gì? Nó giúp tránh các bảo vệ hệ thống xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều thủy lực khỏi bị xóc do các tác động bên ngoài hay do sự gồ ghề của địa hình. Thiết bị sẽ bền hơn, ít hư hỏng và giảm tiếng ồn.
Mỗi một hệ thống thủy lực sẽ sử dụng giảm chấn với một chức năng cụ thể khác nhau đáp ứng với nhu cầu công việc như: điều khiển xe dễ dàng, đối với xe cơ giới thì bánh xe bám đường tốt hơn, có thể giảm xóc hiệu quả, giảm thiểu các sự cố trong cabin của thang máy, triệt tiêu một số lực quán tính tránh… Từ đó con người có thể tránh được những tai nạn ảnh hưởng tới tính mạng và sự an toàn.
Cấu tạo giảm chấn thủy lực
Cấu tạo giảm chấn thủy lực đơn giản với các bộ phận cơ bản như: lò xo, ty phuộc, dầu giảm chấn.
Các bộ phận này được thiết kế tiêu chuẩn nên khi lắp ráp lại với nhau thành 1 chỉnh thể hoàn chỉnh, làm việc hiệu quả giúp giảm các tác động, ảnh hưởng đến thiết bị.
Do đặc điểm của nó là làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt, chịu tác động của bên ngoài thường xuyên nên vật liệu làm thiết bị cũng phải có thể chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao. Ngoài ra, nó còn phải cứng cáp, chắc chắn và chống oxi hóa tốt. Vì vậy, người ta thường chọn: sắt mạ, inox, nhôm, thép…
Các loại giảm chấn thủy lực
Với sự đa dạng của hệ thống thủy lực thì các giảm chấn cũng phải đa dạng loại sao cho đáp ứng nhu cầu. Mỗi khách hàng sẽ có cách phân chia khác nhau, dựa trên các yếu tố: môi chất làm việc, cỡ size, cách thức vận hành, hãng sản xuất… Cụ thể như sau:
+ Phân loại dựa trên môi chất làm việc: Giảm chấn kiểu nạp khí, giảm chấn dầu thủy lực, giảm chấn lò xo.
+ Phân loại theo cách thức cấu tạo: Giảm chấn kiểu ống kép, giảm chấn kiểu ống đơn.
Với loại giảm chấn kiểu ống đơn thì nó thường được nạp nguồn khí nito với áp suất cao khoảng 20-30 kg/cm2. Bên trong của giảm chấn ống đơn thì có buồng nạp chất lỏng và buồn nạp khí được ngăn cách với nhau bằng 1 piston có thể tịnh tiến lên xuống được. Ưu điểm của loại giảm chấn này đó là khả năng tỏa nhiệt tốt. Vì ống đơn này có thể tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Loại giảm chấn kiểu ống kép có cấu tạo gồm 1 vỏ và 1 xi lanh và 1 piston dịch chuyển lên xuống bên trong xi lanh. Ở phần dưới được bố trí 1 van nhằm tạo lực cản khi bộ giảm chấn thủy lực bắt đầu giãn ra. Thiết bị này được nạp khí nhưng với áp suất thấp hơn chỉ 3-6 kg/cm2.
+ Phân loại dựa trên cách thức vận hành: Giảm chấn tác dụng kép và giảm chấn tác dụng đơn.
+ Phân chia theo nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
+ Phân loại dựa trên hãng sản xuất: TPC, SMC, STNC, Koba…
Nguyên lý hoạt động giảm chấn thủy lực
Đối với các loại xe cơ giới: xe đào, xe múc… khi di chuyển trên địa hình không bằng phẳng thì lò xo được thiết kế trong xe sẽ hấp thụ lại các chấn động này. Nhưng hoạt động nhún dao động của lò xo sẽ diễn ra thêm 1 thời gian nữa làm xe không vận hành êm ái. Và thiết bị giảm chấn thủy lực đã ra đời.
Do cấu tạo của thiết bị khá đơn giản nên nguyên lý hoạt động của bộ giảm chấn thủy lực cũng không quá phức tạp. Chúng được phân chia thành 2 quá trình của ty phuộc đó là ép (nén) và trả (giãn). Cụ thể là:
+ Ở giai đoạn nén, ép: Các ty phuộc trong giảm chấn sẽ di chuyển tịnh tiến xuống khiến cho áp lực ở trong khoang trên cao hơn so với áp lực ở khoang dưới. Thông qua van, dầu và chất lỏng thủy lực ở khoang dưới sẽ ép lên khoang trên tạo ra lực giảm chấn để hạn chế được các dao động lên thiết bị.
+ Ở giai đoạn thứ 2 là trả, giãn: Ty phuộc của giảm chấn sẽ dịch chuyển lên khoang trên. Lúc này, áp suất tại khoang trên cao hơn so với áp suất ở khoang dưới. Chất lỏng thủy lực và dầu ở trong khoang trên sẽ bị ép thông qua van xuống khoang dưới. Lực giảm chấn xuất hiện chính là sức cản dòng chảy.
Do cần của piston khi chuyển động lên có 1 phần dịch chuyển ra khỏi xi lanh thủy lực nên luôn để lại 1 khoản trống. Piston tự do sẽ được đẩy lên nhờ có khí áp suất cao ở dưới sẽ lấp đầy khoảng trống 1 lượng tương đương với phần hụt thể tích.
Lưu ý: Riêng đối với loại giảm chấn thủy lực kép có 2 quá trình ép là tốc độ chuyển động cần của ty phuộc thấp và tốc độ chuyển động cần của ty phuộc cao.
Cách lựa chọn giảm chấn thủy lực
Không phải bất kỳ các giảm chấn thủy lực nào cũng phù hợp với xi lanh bởi trên thực tế, thị trường có đến hàng trăm loại khác biệt nhau về kích thước, kiểu dáng, vật liệu… nên khách hàng cần lựa chọn sao phù hợp nhất.
Đáp ứng thông số kỹ thuật
Đây là một yêu cầu quan trọng để hàng đầu để biết được giảm chấn có phù hợp hay không. Người mua phải hiểu và nắm bắt các thông tin cơ bản của hệ thống để cung cấp những thông số chính xác. Đó là những thông số như: tải trọng nhỏ nhất, tải trọng lớn nhất, nhiệt độ, áp suất và các yếu tố của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng: độ ẩm không khí, không gian và vị trí lắp đặt.
Thông tin về thiết bị và hãng sản xuất
Hầu hết các hãng sản xuất thủy lực lớn đều nghiên cứu và phát triển đa dạng các dòng sản phẩm giảm chấn chất lượng cao. Tuy nhiên có rất nhiều hãng nên người dùng phải cân nhắc đến yếu tố độ bền bỉ và giá thành.
Giá của 1 giảm chấn có thể dao động từ vài trăm ngàn cho đến hàng triệu đồng tùy loại. Người dùng cần tham khảo sao cho cân đối giữa yêu cầu làm việc, yêu cầu kỹ thuật với hiệu quả kinh tế mà thiết bị mang lại.
Bộ giảm chấn thủy lực ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, các thiết bị, máy cơ giới công trình, giao thông vận tải nên xuất hiện hàng nhái, hàng giả mạo. Quý khách nên liên hệ những cửa hàng, đại lý phân phối uy tín để đặt mua an toàn.
Một số lưu ý khi sử dụng giảm chấn
Nếu bạn muốn được sử dụng giảm chấn thủy lực một cách lâu dài và hiệu quả thì cần phải chú ý những điều sau:
+ Tương tự như với các thiết bị khác trong hệ thống thủy lực, các giảm chấn cũng cần được theo dõi trong quá trình làm việc và kiểm tra theo lịch định kỳ. Các công việc cần làm đó là: Thêm dầu bôi trơn để giảm các ma sát ăn mòn cho thiết bị. Do cấu tạo của thiết bị nên khi hoạt động lâu dài sẽ rất dễ bị bụi hoặc hơi nước bám vào có thể gây trầy xước và bị oxi hóa. Người dùng có thể sử dụng các thiết bị xì khô để làm việc này.
+ Đối với các thiết bị giảm chấn chuyên dùng cho các máy móc, xe cơ giới như: xe nâng, xe múc, xe đào, xe ô tô… thì khách hàng nên đặc biệt quan tâm đến tải trọng. Bởi vì chỉ cần quá tải trọng thôi thì không chỉ giảm chấn mà các thiết bị khác có liên quan như xi lanh cũng sẽ hỏng hóc. Bên cạnh đó, người dùng nên quan tâm đến số km của xe để tiến hành bổ sung nhớt mới, thay nhớt cũ. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện những hư hỏng có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị cũng như ảnh hưởng an toàn cho người dùng.
+ Nên chọn mua những loại giảm chấn thủy lực có kích thước, thông số phù hợp với xi lanh, hệ thống. Hàng chính hãng và được phân phối tại các công ty uy tín sẽ cho độ bền cao và những chính sách đổi trả hợp lý khi có hư hỏng xảy ra.
Hãy nhanh tay trang bị ngay cho hệ thống xi lanh của mình những thiết bị giảm chấn để đạt hiệu quả cao và an toàn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần đóng góp thêm thông tin cho bài viết thì đừng ngần ngại, hãy liên lạc ngay với chúng tôi.
5/5 (1 bình chọn)Từ khóa » Hệ Thống Giảm Chấn
-
Bộ Phận Giảm Chấn ô Tô Và Những điều Bạn Cần Biết - VinFast
-
Giảm Chấn Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Giảm Chấn
-
Tìm Hiểu Về Giảm Chấn đơn Và Giảm Chấn Kép - OTO-HUI
-
#Bộ Giảm Chấn Là Gì? Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt Động
-
Giảm Chấn? Cao Su Giảm Chấn, Phân Loại Và Tác Dụng?
-
Bộ Phận Giảm Chấn - TaiLieu.VN
-
Giảm Chấn Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Nó
-
Giảm Chấn Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Nó
-
Cấu Tạo Của Hệ Thống Giảm Xóc Trên Xe ô Tô - An Thai - An Thái
-
Giảm Chấn Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý | Ô Tô, Thang Máy, Cửa
-
Hệ Thống Treo Là Gì? Tác Dụng Như Thế Nào Trên Xe ô Tô?
-
Giảm Chấn Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý, ứng Dụng
-
Ưu Nhược điểm Các Loại Hệ Thống Treo ô Tô Và Lỗi Thường Gặp