Giám Sát Hải Quan Là Gì? Nội Dung Của Hoạt động Giám Sát Hải Quan

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giám sát hải quan là gì?
  • 2 2. Nguyên tắc giám sát hải quan:
  • 3 3. Thời gian thực hiện giám sát hải quan:
  • 4 4. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình giám sát:

1. Giám sát hải quan là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật hải quan năm 2014 định nghĩa về giám sát hải quan như sau: “Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.”

2. Nguyên tắc giám sát hải quan:

Căn cứ theo Điều 16 Luật hải quan năm 2014, hoạt động giám sát hải quan được thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Việc kiểm soát hải quan phải được thực hiện trong suốt thời gian kể từ khi hàng hóa, phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào địa bàn hoạt động hải quan sau khi khởi hành cho đến khi hàng hóa, phương tiện thông quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

– Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; đảm bảo bình đẳng không phân biệt xuất xứ, quốc tịch khi đặt trong địa bàn hoạt động của Hải quan đều phải chịu sự kiểm tra, giảm sát của Hải quan;

– Hàng hoá được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

– Công tác kiểm soát hải quan phải được thực hiện công khai, minh bạch. Dựa trên nguyên tắc này, hải quan phải công bố các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quyết định liên quan đến hoạt động kiểm soát hải quan, tuyên truyền, trình bày liên quan đến hoạt động kiểm soát hải quan, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp, giải quyết khiếu nại;

– Hoạt động kiểm soát phải tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và bảo đảm mục đích nhiệm vụ quản lý của cơ quan hải quan.

3. Thời gian thực hiện giám sát hải quan:

 Nội dung này đã được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật hải quan 2014. Trong đó chỉ rõ thời gian thực hiện hoạt động giám sát hải quan có thể là một trong bốn trường hợp sau tùy vào từng đối tượng tiến hành giám sát, bao gồm:

– Giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa hàng hoá ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

– Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan trong thời gian từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

– Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan trong thời gian từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;

– Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật hải quan năm 2014. Cụ thể

+ Đối với phương tiện nhập cảnh: thời gian từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.

+ Đối với phương tiện xuất cảnh: chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

+ Đối với phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong khoảng thời gian này, cơ quan hải quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn phương thức phù hợp để tiến hành hoạt động giám sát hải quan nhằm đảm bảo được sự nguyên trạng của hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian chịu sự quản lý của hải quan.

4. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình giám sát:

* Đối với giám sát hải quan truyền thống

Trách nhiệm của người khai hải quan: Nội dung này được quy định tại Điều 40 Luật hải quan 2014, trong đó chỉ rõ, các chủ thể này có nghĩa vụ: “Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.”. 

– Thực hiện và tạo điều kiện kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật này.

– Sử dụng hàng hóa đúng mục đích đã khai báo với hải quan.

– Nếu là trường hợp bất khả kháng, hàng hóa không thể đảm bảo nguyên trạng, hàng rào hải quan hoặc hàng hóa không thể vận chuyển đúng tuyến đường, đúng lịch trình hoặc thời gian sau khi cơ quan hải quan đã thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tổn thất, và những hạn chế để xử lý; Nếu không thể thông báo ngay cho hải quan thì tùy theo khu vực mà thông báo cho công an, bộ đội biên phòng hoặc cảnh sát biển để xác nhận.

– Xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan: Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật hải quan năm 2014

– Bố trí nơi lắp đặt các công cụ, thiết bị kỹ thuật thực hiện công tác kiểm soát hải quan theo yêu cầu của hải quan.

– Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của công ty với hệ thống hải quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa vào kho, ra khỏi địa bàn hải quan.

– Thực hiện đầy đủ hệ thống quản lý, thống kê, lưu trữ chứng từ, sổ sách, thông tin hàng hóa đưa vào kho và đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và nộp, bàn giao cho hải quan theo yêu cầu.

–  Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

– Tổ chức, sắp xếp, bảo quản hàng hóa nguyên trạng tại khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu kiểm soát, quản lý của cơ quan hải quan.

– Chỉ được phép vận chuyển hàng hóa đến cảng, kho bãi và khu vực ngoài trời nếu có chứng từ hải quan.

– Thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng hàng hóa vi phạm.

* Đối với giám sát hải quan điện tử

Đối với hoạt động giám sát hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, trách nhiệm của các chủ thể này được xác định thêm như sau:

Về trách nhiệm đối với người khai hải quan: Khi đưa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, tùy theo loại hàng hóa người khai hải quan phải thực hiện: 

– Đối với hàng xuất khẩu: phải xuất trình một tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan quyết định hoặc xác nhận “thông quan”, xuất trình hàng hóa, nhận lại 1 tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”

– Đối với hàng nhập khẩu: Người khai hải quan phải xuất trình 1 tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan quyết định hoặc xác nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “hàng mang về bảo quản”hoặc hàng chuyển cửa khẩu”, phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp; xuất trình hàng hóa; nhận lại 1 tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và các chứng từ đã xuất trình.

Về trách nhiệm đối với cơ quan hải quan tiến hành giám sát:

Chi cục hải quan ở cửa khẩu là chủ thể thực hiện việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, chi cục trường chi cục hải quan cửa khẩu quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực cửa khẩu, chi cục hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra theo các nội dung: Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp tờ khai hải quan điện tử chưa được nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “hàng mang về bảo quản” hoặc “hàng chuyển cửa khẩu” , công chức hải quan đối chiếu nội dung tờ khai hải quan điện tử in với tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; Kiểm tra, đối chiếu số, ký hiệu bao, kiện hàng, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) với tờ khai hải quan điện tử đã quyết định hoặc xác nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “Hàng mang về bảo quản” hoặc “hàng chuyển cửa khẩu” và chứng từ do người khai hải quan xuất trình.

Sau khi thực hiện xong hoạt động kiểm tra, kết quả của hoạt động kiểm tra sẽ được xử lý như sau: Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức kiểm tra sẽ xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu; ký tên đóng dấu công chức, trả lại người khai hải quan; trong trường hợp kết quả hải quan không phù hợp tùy từng trường hợp cụ thể, Chi cục hải quan cửa khẩu hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định hiện hành. Trong trường hợp tờ khai hải quan điện tử hết hiệu lực, Chi cục hải quan nơi mở tờ khai điện tử để làm thủ tục hủy tờ khai.

Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:

Luật hải quan năm 2014.

Từ khóa » Tờ Khai Chưa Xác Nhận Niêm Phong Là Gì