Vậy Hàng Quá Cảnh Là Gì? Cần Phải Có Những Thủ Tục Gì Khi Vận ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp về thủ tục chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng hóa quá cảnh.
Theo đó, về thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư 39-BTC 39-BTC-kem1 39-BTC-kem2 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh.
Trường hợp các công ty thực hiện chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng quá cảnh thực hiện theo quy định tại điểm 3-trách nhiệm người khai hải quan, điểm 9 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, điểm 3 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định người khai hải quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này; Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan; Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển.
Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh có thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container, người khai hải quan gửi Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container 1 bản chính văn bản đề nghị theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp được chấp nhận, thực hiện khai hải quan trên từng tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển theo từng chặng vận chuyển, từng loại hình tương ứng.
Đồng thời, xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Điểm 9 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định: Việc chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải; chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng giữa hàng quá cảnh với hàng hóa dự kiến nhập khẩu hoặc với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng quá cảnh khác để xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được thực hiện tại khu vực cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS), địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (cảng cạn), địa điểm tập kết kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Vị trí kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh quy định tại khoản này phù hợp với tuyến đường quá cảnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh để thực hiện.
Cụ thể Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGTVT quy định: Tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
Tuyến đường bộ vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến quốc lộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh, đường đô thị kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, các kho ngoại quan, cảng cạn, trung tâm logistics, địa điểm kiểm tra hải quan (được thành lập theo quy định của pháp luật hải quan).
Tuyến đường sắt vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến đường sắt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tuyến đường thủy vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố; các tuyến vận tải nối giữa các cảng biển Việt Nam.
Trước đó, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng hóa quá cảnh.
Từ khóa » Tờ Khai Chưa Xác Nhận Niêm Phong Là Gì
-
CÔNG VĂN 778/TCHQ-GSQL
-
Công Văn 2695/TCHQ-GSQL Của Tổng Cục Hải Quan Về Việc Hướng ...
-
Công Văn 119/TCHQ-GSQL 2021 Nâng Cao Hiệu Lực Kiểm Tra Kiểm ...
-
Hướng Dẫn Về Thủ Tục Hải Quan Trong Việc Thực Hiện Khai Báo Tờ Khai ...
-
Cách Lấy In Mã Vạch Tờ Khai Hải Quan
-
Ii. đối Tượng Sử Dụng Seal Hải Quan. - VietLaw
-
Giám Sát Hải Quan Là Gì? Nội Dung Của Hoạt động Giám Sát Hải Quan
-
Quy Trình Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan
-
Quy định Thủ Tục Hải Quan đối Với Bưu Phẩm, Bưu Kiện, Hàng Hóa ...
-
Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Khẩu
-
Các Tình Huống Liên Quan Lĩnh Vực Pháp Luật Xuất Nhập Khẩu
-
Giải đáp Thủ Tục Hải Quan | Xác Nhận Tờ Khai Qua Khu Vực Giám Sát ...
-
Hàng Hóa Chuyển Cảng, Chuyển Cửa Khẩu, Quá Cảnh Trong Xuất ...