Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Những điều cơ bản về căn bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
- Triệu chứng của bệnh
- Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ em
- Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?
- Điều trị tình trạng giảm tiểu cầu ở trẻ em
Giảm tiểu cầu là tình trạng không có đủ tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu là những tế bào máu không màu có tác dụng cầm máu. Bằng cách kết tụ lại với nhau, các tiểu cầu tạo thành các nút chặn ở các vết thương mạch máu. Tiểu cầu thấp có thể làm tăng nguy cơ gây chảy máu. Sau đây, mời bạn đọc cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu thêm thông tin về bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em này nhé.
Những điều cơ bản về căn bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm thấp.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm tiểu cầu ở trẻ em là giảm tiểu cầu do miễn dịch. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tiểu cầu. Trẻ em mắc bệnh này thường có tiền sử bị nhiễm trùng gần đây.1 2
Hầu hết trẻ mắc bệnh suy giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính đều hồi phục trong vòng sáu tháng mà không cần điều trị. Cho đến khi khỏi bệnh, trẻ cần tránh chơi các môn thể thao vận động hoặc các hoạt động có thể gây chấn thương vùng đầu.1
Nguyên nhân ít phổ biến hơn gây giảm tiểu cầu ở trẻ em là các bệnh ở vùng tủy xương như bệnh bạch cầu. Ngoài ra các bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống hoặc rối loạn tủy xương do di truyền cũng có thể gây giảm tiểu cầu.3 4 5 6
Triệu chứng của bệnh
Một số trẻ bị giảm tiểu cầu không bao giờ có các triệu chứng chảy máu. Đối với những bé có triệu chứng thì chúng có thể bao gồm:1 7
- Dễ bị bầm tím.
- Những đốm nhỏ màu tím trên da (gọi là đốm xuất huyết hoặc ban xuất huyết).
- Chảy máu mũi.
- Chảy máu nướu răng.
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân.
- Kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn và kéo dài lâu hơn (ở bé gái).
- Chảy máu kéo dài dù chỉ bị một vết cắt nhỏ.
- Nếu có chấn thương ở đầu có thể gây chảy máu ở não (trường hợp này hiếm gặp).
Trẻ em bị giảm tiểu cầu nhẹ có thể không có triệu chứng gì.
Xem thêm: Chảy máu cam ở trẻ: Phương pháp xử trí tại chỗ hiệu quả!
Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ em
Trẻ em có thể bị giảm tiểu cầu nếu tủy xương không tạo đủ tiểu cầu, hoặc tăng phá hủy tiểu cầu (liên quan đến hệ thống miễn dịch). Ngoài ra, lá lách quá to làm nhiều tiểu cầu bị mắc kẹt lại dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu.1 7
Một số nguyên nhân phổ biến gây giảm tiểu ở trẻ em bao gồm:1 7
- Bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Nhiễm trùng.
- Bệnh lý di truyền.
- Tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc hóa chất độc hại.
- Bệnh suy tủy xương (thiếu máu bất sản).
- Bệnh ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu (ung thư máu) hoặc ung thư hạch.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thăm khám có thể hỏi về những triệu chứng mà trẻ gặp phải gần đây, việc sử thuốc hay thực phẩm chức năng mà trẻ đang sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp những thông tin về thói quen ăn uống của trẻ, bất kỳ bệnh sử gia đình nào có liên quan tình trạng giảm tiểu cầu hoặc các tình trạng liên quan.
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ, tìm các dấu vết bầm tím hoặc ban xuất huyết. Ngoài ra, họ có thể tìm kiếm các triệu chứng liên quan nhiễm trùng, ví dụ như sốt.
Nếu bác sĩ nghi ngờ giảm tiểu cầu, họ có thể tiến hành một số xét nghiệm. Chẳng hạn, xét nghiệm máu có thể xác định chẩn đoán và có thể đưa ra một số thông tin về tình trạng gây nên vấn đề này. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết tủy xương trong một số trường hợp hiếm gặp.7
Xem thêm: 10 chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn cần biết
Điều trị tình trạng giảm tiểu cầu ở trẻ em
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm tiểu cầu ở trẻ. Tình trạng giảm tiểu cầu có thể cải thiện nếu tìm ra được nguyên nhân và điều trị. Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu có thể bao gồm sử dụng thuốc và truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính, trẻ có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ cao chảy máu nhiều, có thể được điều trị bằng phương pháp truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.
Ngoài ra, bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc, bao gồm: corticoid, gamma globulin hoặc thuốc ức chế miễn dịch.1 7
Hy vọng bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích về tình trạng giảm tiểu cầu ở trẻ em. Hãy đưa trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi trẻ nhanh chóng được chẩn đoán bệnh và tiến hành điều trị.
Từ khóa » Suy Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Sơ Sinh
-
Giảm Tiểu Cầu Sơ Sinh
-
Tìm Hiểu Rối Loạn Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em | Vinmec
-
Chăm Sóc Trẻ Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu | Vinmec
-
Giảm Tiểu Cầu Sơ Sinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN ...
-
Bé Sơ Sinh Bị Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Hàng Chục Lần - VnExpress
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Những Thông Tin Về Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em
-
Bệnh Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em Và Những điều Chưa Biết đến - MarryBaby
-
Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Hay Gặp ở Trẻ Em
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu - Bệnh Nguy Hiểm Cho Trẻ Sơ Sinh | VTV.VN
-
Giảm Tiểu Cầu Miễn Dịch (ITP) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia