Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Em Là Bệnh Gì? | TCI Hospital

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ 2-9 tuổi. Các trạng thái biểu hiện xuất huyết giảm tiểu cầu như xuất huyết da, niêm mạc, nội tạng, xuất huyết não. Sau đây là một số chia sẻ về bệnh này, ba mẹ nên tham khảo để có biện pháp chăm sóc cung như phòng tránh cho bé yêu luôn khỏe mạnh.Bệnh thường gặp ở trẻ 2-9 tuổi, các biểu hiện như xuất huyết da, niêm mạc, nội tạng hoặc não.

Bệnh thường gặp ở trẻ 2-9 tuổi, các biểu hiện như xuất huyết da, niêm mạc, nội tạng hoặc não.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 2. Biểu hiện thường gặp của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em
  • 3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh
  • 4. Các biện pháp điều trị

2. Biểu hiện thường gặp của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh bao gồm: xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não. Trong đó xuất huyết da và xuất huyết niêm mạc được coi là hai trạng thái biểu hiện thường gặp nhất của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có các biểu hiện như da bị xuất huyết có chấm nhỏ li ti như muỗi đốt

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có các biểu hiện như da bị xuất huyết có chấm nhỏ li ti như muỗi đốt

– Xuất huyết dưới da: Khi trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu da sẽ có dạng chấm nhỏ li ti như muỗi đốt, hoặc thành đám, từng đám hay các mảng bầm có thể xuất hiện rải rác ở tay, chân hoặc lan rộng khắp cơ thể trẻ.

– Xuất huyết niêm mạc: Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ khiến lớp niêm mạc mũi, miệng bị tổn thương, do đó gây tình trạng chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

– Xuất huyết nội tạng: Trẻ bị đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của xuất huyết nội tạng do bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu gây ra. Khi đó trẻ đã bị xuất huyết giảm tiểu cầu ở mức độ nặng.

– Xuất huyết não: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu với biểu hiện xuất huyết ở não. Tuy nhiên trường hợp này chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 1.00% trong các biểu hiện của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.

3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh

Bệnh do nhiều yếu tố như bẩm sinh, di truyền, trẻ bị nhiễm virus, vi trùng hay các bệnh tăng, hủy tiểu cầu

Bệnh do nhiều yếu tố như bẩm sinh, di truyền, trẻ bị nhiễm virus, vi trùng hay các bệnh tăng, hủy tiểu cầu

– Do yếu tố bẩm sinh, di truyền hoặc trẻ đang mắc phải các bệnh như suy tủy, xâm lấn tủy. Để có thể xác định chính xác nguyên nhân này cần xét nghiệm tủy đồ.

– Trẻ bị nhiễm virus, vi trùng: các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết, nhiễm ký sinh trùng (sốt rét, …), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, …) có thể gây xuất huyết giảm tiểu với biểu hiện phổ biến nhất là xuất huyết da.

– Trẻ bị nhiễm các bệnh tự miễn tăng hủy tiểu cầu như: viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp, bướu máu, …

– Ngoài ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhỏ có thể do sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm sau chủng ngừa

– Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân. Hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Ba mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị tốt nhất.

4. Các biện pháp điều trị

– Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu do nhiễm siêu vi (virus, vi trùng) là chủ yếu. Do đó bệnh thường tiến triển trong khoảng 1 – 2 tuần là hết. Nhiều trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ và không cần điều trị đặc hiệu.

– Tuy nhiên, một số trường hợp nếu trẻ không được nhập viện để điều trị kịp thời. Số lượng tiểu cầu trong máu giảm nặng, trẻ sẽ có nguy cơ xuất huyết ồ ạt. Nguy hiểm nhất là xuất huyết não, có thể gây tử vong và để lại di chứng suốt đời cho trẻ.

Khi trẻ được thăm khám sức khỏe sớm, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, vị trí xuất huyết, số lượng tiểu cầu thực tế và mức độ nặng, nhẹ của bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất như:

– Trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu phát hiện rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân để tìm cách điều trị.

– Trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu không phát hiện rõ nguyên nhân, bác  sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc để điều trị và sử dụng thêm các thuốc làm bền thành mạch như Dicynone, Madécassol, vitamin C,…

Ở trẻ em, đa số các xuất huyết giảm tiểu cầu có thể hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng. Nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 10%) có thể diễn biến sang mãn tính (kéo dài trên 6 tháng dù được điều trị). Những trường hợp này, trẻ cần được theo dõi và điều trị ở cơ sở y tế uy tín.

Từ khóa » Suy Giảm Tiểu Cầu ở Trẻ Sơ Sinh