Giãn Dây Chằng đầu Gối Nên ăn Gì, Kiêng Gì, Tập Luyện Như Thế Nào?

Người bệnh giãn dây chằng đầu gối nên ăn gì và kiêng gì, tập luyện như thế nào? Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt đóng vai trò quan trọng ở bệnh nhân giãn dây chằng đầu gối. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, điều này sẽ giúp rút ngắn quá trình phục hồi của bạn.

giãn dây chằng đầu gối nên ăn gì và kiêng gì

Bạn cần biết gì về giãn dây chằng đầu gối?

Khớp gối là khớp lớn, rất quan trọng trong cơ thể. Khớp được tạo nên từ lồi cầu xương đùi, xương bánh chè, mâm chày và hệ thống các dây chằng (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài).

giãn dây chằng đầu gối là gì

Chức năng của khớp gối là nâng đỡ, kết nối những xương dài, duy trì sự linh hoạt cho các cử động của cơ thể. Do đó, khi khớp mất tính ổn định, dây chằng bị tổn thương và căng giãn quá mức, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại và thường xuyên bị đau nhức.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng, khiến cho người bệnh bị đau nhức dữ dội hay đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Ngoài ra, khớp gối có thể biểu hiện dấu hiệu sưng, nóng đỏ hay bầm tím xung quanh nơi bị tổn thương. Người bệnh rất khó đứng dậy, vận động.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng khớp gối chủ yếu là do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt gây va đập trực tiếp đến đầu gối hoặc chấn thương xoắn (khi chạy hoặc khi đi xe gắn máy bất ngờ bị ngã, người bệnh dùng một chân để chống đỡ, dẫn tới tình trạng chấn thương xoắn).

So với các vị trí khác, giãn dây chằng ở đầu gối thường nghiêm trọng và điều trị khó hơn. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, tổn thương dây chằng sẽ nhanh chóng được phục hồi. Người bệnh có thể sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.

Xem thêm: Giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi?

Bị giãn dây chằng kiêng ăn gì?

1. Thực phẩm chế biến sẵn

Những loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn như mì ăn liền, xúc xích, thực phẩm đóng hộp… đều không tốt cho sức khỏe. Vì các thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia, dầu mỡ… Tất cả đều có khả năng gây độc hại cho cơ thể của người bệnh. (1)

banner subs ctch content

thực phẩm chế biến sẵn

2. Thực phẩm đông lạnh

Những thực phẩm đông lạnh không những làm mất dưỡng chất mà còn không có lợi cho quá trình phục hồi cơ thể của người bị giãn dây chằng. Vì thế, bạn nên tránh bổ sung các loại thực phẩm đông lạnh như đồ hộp, cá, tôm, nấm, thịt…

3. Thực phẩm chứa chất kích thích

Người bệnh giãn dây chằng nên đặc biệt tránh xa những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… Bởi đây đều là những thức uống gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim, ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của dây chằng.

Giãn dây chằng nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu đạm

Những loại thực phẩm giàu đạm sẽ giúp người bệnh giãn dây chằng bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, thực phẩm chứa lượng đạm dồi dào còn hỗ trợ cân bằng axit – kiềm và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. (2)

2. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin là thành phần quan trọng trong cơ thể, cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng. Vì thế, người bị giãn dây chằng nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

3. Thực phẩm chống oxy hóa

Bổ sung chất chống oxy hóa sẽ giúp người bệnh giãn dây chằng kiểm soát tốt các mô bị tổn thương, cải thiện tình trạng giãn dây chằng nhanh chóng. Bạn nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm như quýt, cam, ngũ cốc, chanh…

4. Thực phẩm có Omega-3

Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 sẽ tham gia vào quá trình tái tạo collagen sau chấn thương, ngăn chặn tình trạng viêm, cải thiện hiệu quả tình trạng giãn dây chằng đầu gối. Những loại thực phẩm chứa lượng axit béo omega-3 dồi dào là cá hồi, cá thu, cá mòi…

Cách phục hồi cho người bệnh giãn dây chằng khớp gối

1. Duỗi gối thụ động

cách phục hồi cho người bệnh

  • Kê gót chân bên bị giãn dây chằng lên chiếc gối hoặc chiếc khăn cuộn tròn.
  • Dùng tay ấn nhẹ xuống mặt giường để giữ gối duỗi thẳng khoảng 5 giây.
  • Thả lỏng cơ thể khoảng 10 giây rồi tiếp tục bài tập.

2. Tập cơ tứ đầu

bài tập cơ tứ đầu

  • Hai chân duỗi thẳng, kê dưới gót chiếc chăn mỏng.
  • Gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ vững gối, sau đó từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt sàn khoảng 20 – 30cm.
  • Thực hiện động tác 6 – 8 lần/ngày tới khi duỗi chân thẳng được.

3. Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân

tập vận động khớp háng

  • Nằm thẳng trên sàn nhà, để chân duỗi thẳng vào tường (tạo mặt tường 1 góc 90°), sau đó nhẹ nhàng co bàn chân bên gối bị giãn dây chằng cho tới khi cảm thấy gối căng thì dừng lại.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây rồi thu chân về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác khoảng 2 – 4 lần.

4. Tập nhóm cơ mặt sau đùi

tập nhóm cơ mặt sau đùi

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân bị chấn thương, chân còn lại co lên.
  • Từ từ gồng phần cơ mặt phía sau đùi ở bên chân bị chấn thương, đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi thả lỏng, thực hiện khoảng 8 – 12 lần.

Sau chấn thương, vùng khớp gối bị tổn thương sẽ có biểu hiện sưng đau. Nếu trong tuần đầu, tình trạng sưng đau nhiều, bạn nên ưu tiên nghỉ ngơi, gác chân cao, chườm lạnh để giảm sưng và đau. Các bài tập phục hồi chức năng có thể được thực hiện trong những tuần kế tiếp. Bạn nên sử dụng băng thun cố định khớp gối khoảng 4 – 6 tuần sau chấn thương khi tập luyện. (3)

Phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối

Tổn thương do giãn dây chằng đầu gối sẽ cần nhiều thời gian phục hồi, nhất là người bệnh ở độ tuổi trung niên trở lên. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, dễ dẫn tới đứt dây chằng nếu trì hoãn chữa trị hay điều trị sai cách. Do đó, lời khuyên là bạn nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ khởi phát hoặc tái phát tình trạng giãn dây chằng đầu gối như:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh. Nếu có nguy cơ thoái hóa dây chằng hoặc dễ chấn thương khớp gối như người cao tuổi, vận động viên…người bệnh nên ưu tiên bổ sung vitamin D, chất chống oxy hóa và canxi.
  • Khi lên xuống cầu thang, chơi thể thao, lao động, lái xe hay thực hiện hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn nên thận trọng để phòng ngừa tình trạng chấn thương vùng đầu gối.
  • Để hạn chế tình trạng tăng áp lực lên khớp gối và dây chằng, bạn nên hạn chế đi giày cao gót và kiểm soát tốt cân nặng nhằm tránh thừa cân, béo phì.
  • Người chơi thể thao không nên bỏ qua khởi động. Khởi động trước khi tập sẽ giúp làm nóng cơ thể, kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp, tăng tính linh hoạt và ngăn ngừa chấn thương.
  • Người trên độ tuổi trung niên cần hạn chế chơi các môn thể thao có cường độ cao, dễ gây giãn dây chằng như nhảy bậc xa, nhảy cao, đá banh, nâng tạ quá nặng, thể dục dụng cụ… Duy trì vận động và chơi các môn thể thao có cường độ thích hợp như yoga, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe…
  • Không đột ngột thực hiện các động tác làm gia tăng áp lực lên khớp gối. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ căng giãn, đứt dây chằng.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Qua bài viết này, người bệnh đã có lời giải đáp cho thắc mắc giãn dây chằng đầu gối nên ăn gì và kiêng gì. Ngoài việc lưu ý trong ăn uống, để ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên lưu ý vận động, đi lại sau khi lành chấn thương. Bạn cần tránh tập luyện quá sức, vận động mạnh, nghỉ ngơi đúng cách để rút ngắn quá trình phục hồi. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bên đầu gối bị tổn thương, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Từ khóa » Bong Gân Cổ Chân Kiêng ăn Gì