Giãn Dây Chằng Vai: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý - Medlatec

1. Giãn dây chằng vai là như thế nào?

Giãn dây chằng vai được hiểu là tình trạng dây chằng quanh khớp vai bị căng giãn quá mức, sau đó dẫn đến tổn thương, bị rách 1 phần hoặc đứt hoàn toàn. Chấn thương này làm giảm độ linh hoạt và chức năng hoạt động của các khớp xung quanh dây chằng.

Giãn dây chằng ở vai có thể xảy ra với bất cứ ai. Đối với các trường hợp nhẹ, chưa gây biến chứng thì người bệnh có thể tự thực hiện các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp tổn thương nặng hơn, cần điều trị chuyên sâu hay thậm chí phải can thiệp ngoại khoa.

Giãn dây chằng tại vai là một dạng tổn thương phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai

Giãn dây chằng tại vai là một dạng tổn thương phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây ra tình trạng giãn dây chằng vai có thể kể đến như sau:

Bao khớp mỏng

Tại khớp vai, dây chằng và bao khớp đóng vai trò ổn định cấu trúc, duy trì sự vận động linh hoạt của khớp. Trong trường hợp bao khớp quá mỏng, áp lực tại dây chằng vai là tăng nên. Chính vì vậy, dây chằng dễ bị tổn thương, căng giãn và nhạy cảm hơn khi chuyển động.

Sử dụng cơ, khớp vai quá mức

Tình trạng giãn, chấn thương dây chằng khớp vai có thể xảy ra khi người bệnh vận động khớp vai quá mức. Nguyên nhân là do cơ, khớp vai khi sử dụng quá mức khiến dây chằng bị kéo dãn và chịu áp lực liên tục. Độ bền và tính linh hoạt của dây chằng bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí là bị căng dãn và không thể phục hồi.

Thông thường, người bệnh gặp phải tình trạng này là người phải lao động nặng nhiều, các vận động viên thể thao,…

Vận động cơ khớp quá mạnh có thể khiến dây chằng bị tổn thương

Vận động cơ khớp quá mạnh có thể khiến dây chằng bị tổn thương

Chấn thương hay các tác động trên vai

Các chấn thương hay va đập mạnh tới vai như bị đánh, té ngã, va đập,… sẽ khiến cấu trúc ổ xương bị sang chấn. Sau đó, làm ảnh hưởng tới dây chằng và xương. Trong một vài trường hợp, dây chằng có thể bị tổn thương nặng như đứt hoàn toàn hay rách.

Thay đổi tư thế đột ngột

Giãn dây chằng vai và lệch khớp vai có thể xảy ra khi người bệnh đột nhiên thay đổi tư thế hoặc thực hiện các tư thế xấu. Tuy nhiên, với nguyên nhân này, các chấn thương thường không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn

Ngoài các nguyên nhân nói trên, sẽ có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng tại khớp vai của người bệnh. Gồm có:

  • Người bệnh bị thoái hóa dây chằng. Thường gặp phổ biến ở người cao tuổi (trên 50 tuổi).

  • Ảnh hưởng của các bệnh lý làm tăng áp lực dây chằng như thoái hóa khớp vai, viêm quanh khớp vai, sai khớp,…

  • Người có cấu trúc khớp vai bất thường.

3. Triệu chứng của giãn, tổn thương dây chằng vai

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của tình trạng giãn dây chằng vai là các cơn đau nhức tại xương - khớp vai. Mức độ và đặc điểm của các cơ đau là không giống nhau và phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Ví dụ như:

  • Cơ đau âm ỉ từng cơn khi dây chằng bị tổn thương nhẹ. Hoặc đau dữ dội, có thể nhói lên từng cơn trong trường hợp nặng hơn.

  • Các cơn đau nhức có thể giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.

  • Khi cố gắng chuyển động hoặc mở rộng vai, cánh tay, người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn.

  • Đau mức mạnh khi ấn tay vào các vị trí tổn thương.

  • Đau nhức kéo dài theo thời gian.

  • Các cơn đau từ vai có thể lan dần xuống vùng lưng và cánh tay.

Bên cạnh đó, người bị giãn, chấn thương dây chằng vai cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Vùng vai bị sưng, đau nóng, thâm hoặc bầm tím.

  • Hạn chế các chuyển động tại khớp vai.

  • Khi buông thõng vai, bên vai bị tổn thương dây chằng có xu hướng thấp hơn với vai còn lại.

  • Mệt mỏi, giảm sức.

  • Tê buốt khi thời tiết chuyển lạnh.

  • Có thể bị teo cơ xung quanh khi bệnh lý phát triển nặng và không được điều trị.

Các cơn đau nhức tại vai là triệu chứng điển hình của tình trạng giãn, tổn thương dây chằng vai

Các cơn đau nhức tại vai là triệu chứng điển hình của tình trạng giãn, tổn thương dây chằng vai

4. Cách xử lý tình trạng giãn, chấn thương dây chằng vai

Khi bị giãn dây chằng vai, cùng với việc nghỉ ngơi, hạn chế các vận động nặng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp để xử lý tại nhà như:

  • Chườm lạnh: giúp giảm các cơn đau, giảm sưng và viêm hiệu quả. Đồng thời, nhiệt độ thấp có thể hỗ trợ dây chằng co lại, tăng khả năng phục hồi tổn thương.

  • Mang đai hỗ trợ: nhằm ổn định các cấu trúc tại khớp vai, hạn chế các vận động không cần thiết. Điều này giúp các tổn thương có điều kiện thuận lợi để mau lành, giảm tình trạng viêm và đau nhức.

  • Sử dụng thuốc giảm đau: thường được sử dụng trong trường hợp các cơn đau nhức trở nên khó chịu với người bệnh. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol, thuốc xịt giảm đau, Ibuprofen,… Tuy nhiên, người bệnh cần chú trọng liều dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau được sử dụng để xử lý tạm thời các cơn đau nhức do tổn thương dây chằng gây ra

Thuốc giảm đau được sử dụng để xử lý tạm thời các cơn đau nhức do tổn thương dây chằng gây ra

5. Giãn dây chằng vai có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp giãn dây chằng khớp vai nhẹ, không có biến chứng sẽ không gây nguy hiểm với người bệnh. Tình trạng thường giảm dần triệu chứng và biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tổn thương kéo dài hoặc tổn thương nặng, hoặc người bệnh điều trị sai cách, các biến chứng tiêu cực hoàn toàn có thể xảy ra.

Chính vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng là nghiêm trọng hoặc đã sử dụng các biện pháp xử lý mà không có xu hướng giảm, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.

Để được chẩn đoán và điều trị giãn dây chằng vai hoặc các vấn đề về xương khớp khác, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC. Tại MEDLATEC, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp y khoa tốt nhất cùng các trang thiết bị hiện đại để đưa ra kết quả thăm khám và hướng điều trị hiệu quả.

Đặc biệt, mọi dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện được đánh giá là chuyên nghiệp, nhanh chóng, không rườm rà thủ tục. Vì thế, bất cứ khi nào, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, khách hàng đều có thể sử dụng dịch vụ. Liên hệ ngay 1900.56.56.56 để được đặt lịch hoặc tư vấn thêm về các dịch vụ.

Từ khóa » Dây Gân Và Dây Chằng