Gián điệp - Từ Trong Phim Ra Ngoài đời Thật
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Hình sự
- Gián điệp - Từ trong phim ra ngoài đời thật
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
- Gián điệp là gì?
- Tội gián điệp là gì?
- Các yếu tố cấu thành tội gián điệp
- Mặt khách quan của tội gián điệp
- Khách thể của tội gián điệp
- Chủ thể của tội gián điệp
- Mặt chủ quan của tội gián điệp
- Xử phạt tội gián điệp bộ luật hình sự 2015
- So sánh tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
- Điểm giống nhau giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
- Điểm khác nhau giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Gián điệp là một trong những tội phạm gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, có thể hủy hoại cả một quốc gia. Do đó để ngăn ngừa hậu quả của tội phạm xảy ra, pháp luật hình sự đã quy định rất cụ thể đối với tội danh này. Vậy gián điệp là gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số điểm nổi bật về tội danh này.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
Có thể thấy đây là nhóm tội nguy hiểm nhất bao gồm rất nhiều tội phạm khác nhau và quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 các tội xâm phạm an ninh quốc gia là
Tội phản bội tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tội gián điệp, Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội khủng bố; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá trại giam; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân".
Xem thêm các tài liệu về tội xâm phạm an ninh quốc gia tại đây!
Gián điệp là gì?
Dựa trên cơ sở pháp lý của Bộ luật Hình sự, quy định chung về gián điệp như sau: Gián điệp là (hành vi) thu thập, cung cấp cũng như hành vi khác liên quan đến việc thu thập, cung cấp các bí mật nhà nước cũng như các thông tin khác giúp cho nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tội gián điệp là gì?
Tội gián điệp được quy định là hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước nhà nước Việt Nam; Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động chỉ điểm, chứa chấp, thám báo, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; Cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các yếu tố cấu thành tội gián điệp
Mặt khách quan của tội gián điệp
Mặt khách quan cấu thành nên tội gián điệp thể hiện qua một trong số những hành vi như sau:
(i) Hoạt động tình báo là việc tiến hành thu thập tất cả tin tức, tài liệu thuộc bí mật của nhà nước hoặc những tin tức, tài liệu không thuộc bí mật của nhà nước, nhưng có thể sử dụng những tin tức, tài liệu dụng để chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(ii) Gây cơ sở để hoạt động tình báo và phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện một số các hành vi khác như: giúp đỡ cho người nước ngoài có thể hoạt động tình báo, phá hoại. Loại hành vi này do người Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của nước ngoài.
(iii) Cung cấp, thu thập bí mật nhà nước cho nước ngoài, cung cấp tài liệu, tin tức khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hành vi do những người Việt Nam thực hiện nhưng không có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của nước ngoài từ trước.
Khách thể của tội gián điệp
Khách thể của tội phạm gián điệp: Tội gián điệp xâm hại đến an ninh quốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự vững mạnh của hệ thống chính quyền Nhà nước.
Chủ thể của tội gián điệp
Chủ thể của tội phạm: Có thể là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam; người nước ngoài có thể là ngoại kiều hoặc người gốc Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài từ đủ 16 tuôi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội gián điệp
Mặt chủ quan của tội phạm: Thuộc loại tội phạm cấu thành hình thức, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp và được coi là hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận lời làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ thể xâm nhập biên giới dù chưa hoạt động gì.
Xử phạt tội gián điệp bộ luật hình sự 2015
(i) Người nào có một trong các hành vi như:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... thì bị phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
(ii) Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 cho đến 15 năm.
(iii) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm cho đến 05 năm.
(iv) Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này. ( Có thể bạn quan tâm: Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự)
So sánh tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
Điểm giống nhau giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
(i) Điểm giống nhau đầu tiên giữa hai tội danh này đó là tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp đều là những tội có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội, bởi nó xâm hại và có sự ảnh trực tiếp đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội chính là sự thống nhất toàn vẹn độc lập, lãnh thổ và chủ quyền của Tổ quốc.
(ii) Khách thể của cả hai tội này là xâm phạm đến quan hệ an ninh quốc gia.
(iii) Hai tội này đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với mức nguy hiểm đặc biệt lớn có khung hình phạt cao nhất quy định tại Bộ luật Hình sự đó là từ 12 năm cho đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Điểm khác nhau giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
Tội phản bội Tổ quốc | Tội gián điệp | |
Về chủ thể | Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Những người không phải là công dân Việt Nam: người nước ngoài, người không quốc tịch không phải là chủ thể của tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục). | Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai, có thể là công dân Việt Nam, người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc người không quốc tịch. |
Mặt khách quan | Hành vi khách quan của tội phản bội tổ quốc được thể hiện khi người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài, thường được thể hiện dưới hình thức để chống lại tổ quốc như: (i) Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. (ii) Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác (iii) Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài | Mặt khách quan của tội gián điệp được đặc trưng bằng một trong những hành vi sau: (i) Hoạt động tình báo (ii) Phá hoại (iii) Gây cơ sở để hoạt động tình báo (iv) Hoạt động thám báo thể hiện ở một số hành vi hoạt động ở vùng biên giới |
Mặt chủ quan | (i) Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. (ii) Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. | (i) Tội gián điệp được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. (ii) Mục đích phạm tội là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
- Từ khóa
- quốc gia
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpBạn muốn soạn đơn xin xóa án tích? Hãy tham khảo ngay!
Nguyễn Thị Ngân
https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự. facebook [#176] Created with Sketch. youtube [#168] Created with Sketch.Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Hình sựTội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công...
Kiến thức Hình sựĐồng phạm giết người sẽ bị xử lý như thế nào?...
Kiến thức Hình sựKhái niệm về phạm tội nhiều lần? Những đặc điểm của...
Kiến thức Hình sựChợ Kim (Đông Anh, Hà Nội): thấy hành vi "gây rối...
Kiến thức Hình sựQuy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Lao độngTất tần tật quy định về chế độ nghỉ phép ma...
Lao độngThủ tục anh em ruột cho tặng nhà đất mới nhất...
Kiến thức Doanh nghiệpGóp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp hay không?...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.20324 sec| 1071.508 kbTừ khóa » Tội Gián điệp Là Gì
-
GIÁN ĐIỆP LÀ GÌ? TỘI GIÁN ĐIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ...
-
Gián điệp Là Gì ? Quy định Pháp Luật Hình Sự Hiện Nay Về Tội Gián điệp
-
Gián điệp Là Gì? Mức án Cao Nhất Của Tội Gián điệp Là Bao Nhiêu Năm ...
-
Tội Gián điệp Là Gì? Ý Nghĩa Việc Quy định Tội Gián điệp Trong Luật ...
-
Phân Biệt Tội Gián điệp Và Tội Phản Bội Tổ Quốc | Luật Hùng Thắng
-
Tội Gián điệp được Quy định Như Thế Nào?
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 110 BLHS Năm 2015 Về “Tội Gián điệp”
-
Cấu Thành Tội Gián điệp – Bộ Luật Hình Sự 2015 - Văn Phòng Luật Sư
-
Tư Vấn Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp được Quy định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Cụ Thể Như Thế ...
-
Gián điệp Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quy định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp Có Phải Chịu Hình Phạt Tử Hình? - Luật Quang Huy
-
Tội Gián điệp (cập Nhật 2021) - Luật ACC