Tội Gián điệp Có Phải Chịu Hình Phạt Tử Hình? - Luật Quang Huy
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.035
Gián điệp là hành vi xâm phạm trực tiếp đến an ninh chính trị của quốc gia, nhằm mục đích chống phá nhà nước.
Ngày nay, những tội phạm gián điệp phát triển ngày càng nhiều, với thủ đoạn hết sức tinh và thường hoạt động theo hướng có tổ chức, đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định và bắt giữ.
Vậy, tội gián điệp được pháp luật quy định như thế nào, chế tài đối với tội phạm gián điệp ra sao?
Hãy cùng Luật Quang Huy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bài viết
- 1. Gián điệp là gì?
- 2. Hình phạt đối với tội gián điệp
- 2.1 Hình phạt chính
- 2.1.1 Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
- 2.1.2 Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
- 2.1.3 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- 2.2 Hình phạt bổ sung
- 2.1 Hình phạt chính
- 3. Các yếu tố cấu thành tội phạm tội gián điệp
- 3.1 Mặt khách quan của tội gián điệp
- 3.2 Mặt chủ quan của tội gián điệp
- 3.3 Chủ thể của tội gián điệp
- 3.4 Khách thể của tội gián điệp
- 4. Cơ sở pháp lý
1. Gián điệp là gì?
Căn cứ vào Điều 110 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Gián điệp được hiểu là hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại hoặc cung cấp, thu thập thông tin bí mật Nhà nước cho nước ngoài để chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hình phạt đối với tội gián điệp
2.1 Hình phạt chính
Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tùy theo từng loại hành vi với mức độ nguy hiểm của chúng, hình phạt đối với tội gián điệp bao gồm:
- Tù có thời hạn
- Tù chung thân;
- Tử hình.
2.1.1 Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
- Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.2 Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
Hình phạt theo quy định sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng do tội phạm gây ra.
Nếu phạm tội gián điệp trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2.1.3 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đối với người chuẩn bị phạm tội này, thì sẽ chỉ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, theo quy định luật hình sự, người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
Có thể thấy, việc xác định hậu quả pháp lý phải chịu khi phạm tội gián điệp không phải đơn giản.
Nó không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn thực hiện, mức độ nghiêm trọng mà hành vi gây ra mà còn phụ thuộc vào cả tình tiết của vụ án.
Theo quy định pháp luật hình sự, Tòa án sẽ còn cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ở đây không chỉ là các tình tiết được liệt kê theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự mà Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ.
Giả sử, người phạm tội là người cao tuổi hay người phụ nữ đang mang thai cũng sẽ được cân nhắc để Toà án ra quyết định hình phạt sao cho hợp lý.
Nếu bạn đang băn khoăn trường hợp của mình, người thân hay bạn bè của mình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào, đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
Luật Quang Huy tự tin là nơi có những Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Chúng tôi sở hữu những Luật sư từng đảm nhiệm vị trí Thẩm quán trong các Toà án và những Luật sư từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án trên khắp cả nước.
2.2 Hình phạt bổ sung
Người phạm tội gián điệp còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội gián điệp có thể bị tịch thu tài sản3. Các yếu tố cấu thành tội phạm tội gián điệp
3.1 Mặt khách quan của tội gián điệp
Gián điệp là tội phạm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau, rất khó phát hiện.
Nhưng nhìn chung, hành vi khách quan của tội gián điệp thường biểu hiện thông qua một trong các hành động cụ thể như sau:
- Hoạt động tình báo: Đây được hiểu là hành động điều tra, thu thập tin tức thuộc bí mật Nhà nước hoặc không thuộc bí mật Nhà nước nhưng nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Hành vi phá hoại: Đây là hành vi cố ý chống phá Nhà nước, làm cho việc thực hiện các đường lối, chính sách của Nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện được. Hành vi này phải có mục đích chống chính quyền nhân dân và vì lợi ích của nước ngoài;
- Hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo: Đối với hành vi này, người phạm tội không trực tiếp hoạt động tình báo mà có những hành vi như rủ rê, lôi kéo, tìm người giúp đỡ để tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động gián điệp;
- Hoạt động thám báo: Đây là một dạng hành vi đặc biệt, chỉ được thực hiện ở vùng biên giới, nhằm thu thập tin tức, tình hình quân sự vừa có tính chất biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục kích, tập kích, bắt cóc người.
Cần lưu ý, tội gián điệp có cấu thành hình thức, tức là tội phạm sẽ được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Yếu tố hậu quả không phải là bắt buộc phải xảy ra trong cấu thành tội phạm tội này.
Các yếu tố cấu thành tội phạm tội gián điệp3.2 Mặt chủ quan của tội gián điệp
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích phạm tội là nhằm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội của nước ta, nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.3 Chủ thể của tội gián điệp
Chủ thể của tội gián điệp bao gồm:
- Người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam;
- Người không quốc tịch.
Có thể thấy, chủ thể của tội gián điệp rất rộng, không giới hạn đó là người Việt Nam hay người nước ngoài, có quốc tịch hay không, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
3.4 Khách thể của tội gián điệp
Tội gián điệp xâm phạm đến an ninh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó chính là độc lập, chủ quyền, là sự bất khả xâm phạm với chủ quyền quốc gia và sức mạnh về quốc phòng và an ninh của đất nước.
Bạn đọc lưu ý, chỉ khi người nào có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như chúng tôi nêu trên đây mới phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh này.
Cho nên, nếu bạn vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại, hãy gọi trực tiếp cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về tội gián điệp.
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật hình sự của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
4.7/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Tội Gián điệp Là Gì
-
GIÁN ĐIỆP LÀ GÌ? TỘI GIÁN ĐIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ...
-
Gián điệp Là Gì ? Quy định Pháp Luật Hình Sự Hiện Nay Về Tội Gián điệp
-
Gián điệp Là Gì? Mức án Cao Nhất Của Tội Gián điệp Là Bao Nhiêu Năm ...
-
Tội Gián điệp Là Gì? Ý Nghĩa Việc Quy định Tội Gián điệp Trong Luật ...
-
Phân Biệt Tội Gián điệp Và Tội Phản Bội Tổ Quốc | Luật Hùng Thắng
-
Tội Gián điệp được Quy định Như Thế Nào?
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 110 BLHS Năm 2015 Về “Tội Gián điệp”
-
Gián điệp - Từ Trong Phim Ra Ngoài đời Thật
-
Cấu Thành Tội Gián điệp – Bộ Luật Hình Sự 2015 - Văn Phòng Luật Sư
-
Tư Vấn Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp được Quy định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Cụ Thể Như Thế ...
-
Gián điệp Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quy định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp (cập Nhật 2021) - Luật ACC