Gian Lận Báo Cáo Tài Chính Tại Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
gian lận báo cáo tài chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.22 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHGIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNHTẠI VIỆT NAMGiảng viên: TS. Nguyễn Thị Thanh HảiNhóm nghiên cứu : Nhóm 6Hà Nội, 2019MỤC LỤC1. Gian lận báo cáo tài chính1.1. Khái niệm gian lận báo cáo tài chínhQuá trình nhận thức về bản chất gian lận để đưa dến các định nghĩa khác nhauthay đổi từ đơn giản đến phức tạp. Các định nghĩa về gian lận thay đổi cùng với sự pháttriển của xã hội và nhận thức con người.Hiểu theo nghĩa rộng, gian lận là việc thực hiện cá hành vi không hợp pháp nhằmlừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Có ba cách thông thường nhất để thựchiện gian lận: chiếm đoạt, lừa gạt và biển thủ.Về phương diện kế toán, gian lận được định nghĩa là: những hành vi cố ý (có chủý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quảntrị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện làm sai lệch báo cáo tài chính.Về phương diện kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240 năm 2004,gian lận được định nghĩa: Gian lận là hành vi cố ý của một người hay một nhóm ngườinhư nhân viên, ban giám đốc hay bên thứ ba nhằm lừa gạt để thu được những lợi ích bấtchính. Gian lận báo cáo tài chính là làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán hoặcghi chép sai; không trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trên báo cáo tàichính; cố ý không áp dụng, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán;giấu diếm hay bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ khôngxảy ra.1.2. Dấu hiệu của gian lận báo cáo tài chính thường gặp ở Việt Nam•Xử lí chứng từ theo ý chủ quan: Xuyên tạc, làm giả, sửa đổi chứng từ và tài liệu liên quanđến báo cáo tài chính;•Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báocáo tài chính;••Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật;Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sáchtài chính;•Cố ý tính toán sai về mặt số học để làm sai lệch báo cáo tài chính hoặc đem lại lợi ích cánhân.Ví dụ dấu hiệu nhận biết đến gian lận BCTCCác hành vi có tính gian lận nghiêm trọng chủ yếu tới từ việc ghi nhận doanh thukhông đúng với bản chất và thời điểm phát sinh.•Doanh thu được ghi nhận khi vẫn còn tranh chấp với khách hàng hoặc các thành viêntrong tập đoàn. Điều này khá khó hiểu và không nằm trong tầm kiểm soát, cổ đông nhỏ lẻcó thể đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo công ty thông qua bộ phận quan hệ nhà đầu tư.• Ghi nhận toàn bộ doanh thu khi mới chuyển giao một phần hàng hóa, dịch vụ thể hiện ýchí của ban lãnh đạo, một số công ty trong ngành xây dựng đã làm công việc này bằngcách ước lượng doanh thu theo tiến độ kế hoạch, sau đó ghi nhận trước mà chưa cần xácnhận của chủ đầu tư. Mâu thuẫn xảy ra khi có sai khác trong ước lượng và giá trị thực tếtrên hóa đơn, làm bảng cân đối kế toán “xấu đi” khi những khoản dự phòng ngày cànglớn chỉ vì muốn ghi nhận doanh thu sớm.1.3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận báo cáo tài chính tại Việt NamNhững vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của ban giám đốc:Công tác quản lí bị một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quản lí,không có ban,hội đồng giám sát độc lập; cơ cấu tổ chức của khách hàng phức tạp một cách khó hiểu;những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thông kế toán thường được bỏ qua;thiếu nhiều nhân viên kế toán trong thời gian dài; bố trí nhân viên kế toán không đúngchuyên môn...Các sức ép bất thường bên trong hoặc bên ngoài đơn vị tồn tại trong BCTC:Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, một số đơn vị bị phá sản;thiếu vốn kinhdoanh do lỗ hoặc mở rộng kinh doanh quá nhanh; doanh nghiiepj có ý hạch toán tăng lợinhuận nhằm khuếch trương hoạt động; đầu tư quá nhanh vào ngành mới, sản phẩm mớilàm mất cân đối;sức ép với nhân viên kế toán phải hoàn thành BCTC trong thời gianngắn;...Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường:Các nghiệp vụ đột xuất, đặc biệt xảy ra vào cuối niên độ làm ảnh hưởng đến doanhthu, lợi nhuận..;các nghiệp vụ với bên hữu quan như mua đắt, bán rẻ hoặc quan hệ tiêucực với khách hàng;..Những điểm khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp:Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không kịp thời; dữ liệu không đầy đủ; sai lệchlớn giữa sổ kế toán của đơn vị với bên thứ ba mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán,không giải thích được số liệu hoạt động;..Nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêutrên như:Không lấy được thông tin từ máy tính; có thay đổi chương trình vi tính nhưngkhông lưu tài liệu, không được phê duyệt, và không được kiểm tra; các thông tin,tài liệuin ra từ máy tính không phù hợp với BCTC; các thông tn từ máy tính mỗi lần in ra lạikhác nhau....2. Phương pháp phát hiện gian lận báo cáo tài chính tại Việt NamCách phát hiện gian lận báo cáo tài chính là phân tích dữ liệu: sử dụng các chỉ sốhoạt động để tìm ra gian lận như doanh thu trên khoản phải thu hoặc sử dụng các chỉ sốvề gian lận như chỉ số M-score, chỉ số Altman Z-Score. Tuy nhiên ở Việt Nam thì việc ápdụng phương pháp chỉ số gian lận M-score và chỉ số Altman Z-score là chưa phổ biến vàchưa được áp dụng, chúng ta chỉ mới phát hiện gian lận BCTC qua việc phân tích từ dữliệu trên BCTC có liên quan đến nhau để từ đó nhận thấy sự bất hợp lý của những số liệuđó để phát hiện ra gian lận.Chẳng hạn như việc ghi nhận doanh thu nhưng không thực sự phát sinh nghiệp vụđó. Doanh thu ảo có thể phát hiện thông qua mối tương quan với các khoản phải thu vềkỳ thu tiền bình quân, xem xét trong quá khứ và tính biến động trong ngành nghề kinhdoanh cũng là một cách giảm trừ bớt những khoản doanh thu ảo này. Doanh thu ảo cũngcó thể được nhận biết bằng cách phân tích mối tương quan tăng trưởng giữa cả ba chỉtiêu doanh thu, khoản phải thu và dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Một số công ty có mối quan hệ bán hàng qua đại lý có thể cho các đại lý mượn tiềnđể mua hàng hóa từ công ty, dòng tiền thu vào bán hàng hóa được phân loại là tiền từhoạt động kinh doanh, trong khi dòng tiền cho vay ra lại được đưa vào dòng tiền đầutư.Để phát hiện sai phạm này cần xem xét thêm dòng tiền tự do của công ty, dòng tiềnhoạt động kinh doanh không đủ để chi trả cho hoạt động đầu tư và tài chính trong nhiềunăm cũng có thể là một trong những dấu hiệu sai phạm trong phân loại dòng tiền kéo dài,hoặc ít nhất là công ty hoạt động không hiệu quả.Gian lận trong vốn hóa chi phí thông thường khó bị phát hiện, phụ thuộc nhiều vàoý chí chủ quan của doanh nghiệp. Nhà đầu tư để phát hiện có gian lận trong chi phí đểtăng lợi nhuận hay không cần so sánh doanh nghiệp với các chu kì kinh doanh liền trướctheo quý, theo năm, bối cảnh của toàn ngành, các doanh nghiệp cùng ngành để có cáinhìn khách quan hơn.3. Quy định xử phạt gian lận báo cáo tài chính tại Việt NamTheo nghị định số 105/2013/NĐ-CP của chính phủ: quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán:Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:a) Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổkế toán theo quy định;b) Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán vàchế độ kế toán;c) Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định;d) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định.Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toánPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chínhban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp Iđã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toánvà công khai báo cáo tài chính:1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:a) Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dungtheo quy định;b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng;không nhất quán theo quy định;d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyếttoán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tìnhhình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lậpvà sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động;2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;d) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệutrên báo cáo tài chính;đ) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệukế toán sai sự thật;g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;h) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báocáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.3. Hình thức xử phạt bổ sung:a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kếtoán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổchức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định tạiĐiểm b, c, d, đ, g Khoản 2 Điều này;b) Tịch thu báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đKhoản 2 Điều này.Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trongcác hành vi sau đây:a) Không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê theo quy định;b) Không xác định nguyên nhân chênh lệch; không phản ảnh số chênh lệch và kếtquả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán vào sổkế toán.2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiệnkiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm hoặc không thực hiện kiểm kê tài sản trong cáctrường hợp khác theo quy định.3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khaiman kết quả kiểm kê tài sản.Điều 16. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độkế toán và các quy định khác:1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:a) Không đăng ký hoặc không thông báo chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị trongthời hạn quy định đối với trường hợp phải đăng ký hoặc phải thông báo với cơquan nhà nước có thẩm quyền;4. Thực trạng gian lận báo cáo tài chính tại Việt NamTrong những năm gần đây tại Việt Nam, hàng loạt gian lận kinh tế, gian lận vềthương mại và gian lận về Báo cáo tài chính được đưa ra ánh sáng cho thấy gian lận xuấthiện trong mọi loại hình doanh nghiệp và ở mọi lĩnh vực.Vào ngày 17/8/2006, cơ quan Kiểm toán nhà nước công bố kết quả kiểm toán cácdoanh nghiệp nhà nước, thêm một lần nữa công chúng biết về sự bê bối của nhiều doanhnghiệp nhà nước: 4/19 đơn vị được kiểm toán rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài trong suốtnăm 2004; 11/19 đơn vị thua lỗ liên tục với tổng số lỗ luỹ kế lên tới 1.058 tỷ đồng. Báocáo của Kiểm toán nhà nước cũng cho thấy ở hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều pháthiện ra các sai phạm từ khâu lập, giao dự toán, quản lý, sử dụng vốn vay ODA và đặc biệtlà việc chấp hành chế độ chi tiêu ở các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra còn có các saiphạm như kê khai sai thuế giá trị gia tăng, che giấu doanh thu.Các công ty có giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng phát sinh các gian lậntrong công bố thông tin về tình hình tài chính như công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long,công ty Cổ phần Đường Biên hoà (Bibica). Đối với các doanh nghiệp tư nhân, tráchnhiệm hữu hạn có quy mô vừa và nhỏ, tình trạng trốn thuế hay gian lận trong hoàn thuếgiá trị gia tăng, khai khống chi phí nhằm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đãtrở thành khá phổ biến.Rõ ràng, gian lận trong kinh doanh và do đó kéo theo gian lận trên Báo cáo tài chínhkhông còn là vấn nạn của một ngành - một lĩnh vực mà nó đã xâm nhập vào toàn bộ nềnkinh tế: từ các tổng công ty nhà nước, các quỹ đầu tư sử dụng vốn ODA, các công ty cổphần niêm yết trên thị trường chứng khoán cho tới các công ty tư nhân.4.1. Gian lận tại doanh nghiệp Nhà nước4.1.1. Gian lận trong mua sắm thiết bị, khai khống chi phíĐiển hình cho loại gian lận này gian lận tại tổng công ty hàng không Việt NamAirlines. Việt Nam Airlines là một tổng công ty nhà nước có quy mô lớn chiếm đa số thịphần về chuyên chở bằng hàng không tại Việt Nam, hiện tổng công ty này vẫn trực thuộcsự quản lý trực tiếp của Cục hàng không dân dụng. Vào năm 2005, các cơ quan chứcnăng đã nhận được một số đơn thư tố cáo về một số sai phạm trong quản lý chi phí và sựliên đới của các quan chức cao cấp trong tổng công ty.Sau khi các cơ quan hữu quan vào cuộc, kết quả xác minh cho thấy nội dung cácđơn thư tố cáo là đúng sự thật. Cụ thể, kết quả xác minh chuyến đi vào tháng 7 năm 2005trong lần đi khai trương đường bay thẳng Việt Nam - cộng hoà Liên bang Đức và Liênbang Nga cho thấy: đoàn của chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Sỹ Hưng được thanhtoán gần 2,000 tỷ đồng. Và trong số này có rất nhiều khoản tiền không có dự toán như chiphí tiếp khách, lệ phí tham quan, mua nước uống...Tương tự, đoàn của Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hiển đi công tác Liên bang Ngavài ngày nhưng cũng được văn phòng chi nhánh tại Nga chi 263 triệu đồng công tác phí,trong đó riêng tiền khách sạn đã lên tới 187 triệu đồng. Và tất nhiên là những khoản chiphí bất hợp lý này đã được tính vào chi phí của tổng công ty – làm giá vé máy bay củatổng công ty này luôn có xu hướng cao hơn hẳn các hãng máy bay nước ngoài.Tiếp đến là các sai phạm trong việc thuê động cơ nhưng không thể sử dụng đượcgây thiệt hại lớn về kinh tế. Ngày 18/11/2005, Ban kỹ thuật Vietnam Airlines có văn bảnđề nghị Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hiển thuê động cơ để thay thế động cơ EB 0085của máy bay ATR 72. Ngay trong ngày, ông Hiển đã ký hợp đồng với đối tác EADS Secađể thuê động cơ. Sau khi nhận được thông báo của đối tác về việc không có động cơ tạithời điểm hiện tại, ông Hiển đã ký thêm một hợp đồng thuê động cơ với các điều kiệntương tự nhưng cuối cùng thì, động cơ mới thuê đem về không sử dụng được.Và ngay khi động cơ được đem về Việt Nam, ban kỹ thuật đã kiểm tra và kết luậnđộng cơ không đủ tiêu chuẩn để sử dụng và chiếc ATR 72 lại phải tiếp tục dùng động cơcũ trong khi nó phải nằm chờ sáu ngày trời với hy vọng được thay thế một động cơ kháctốt hơn. Và sáu ngày chờ đợi đó đã làm tiêu tốn một khoản tiền trị giá hàng chục nghìn đôla.Công trình xưởng sửa chữa máy bay A76 của Vietnam Airlines đã hoàn thành 10năm nhưng vẫn chưa được quyết toán xong. Xưởng này được xây dựng với mục đích sửachữa máy bay của xí nghiệp máy bay A76 với diện tích 9500m2. Đây là công trình lầnđầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Xưởng này có khả năng đảm bảo sửa chữa tại mộtthời điểm cho các loại máy bay cỡ lớn như B777, B767, B747 và A320, A321. Dự án nàybắt đầu triển khai từ năm 1993.Tổng dự toán ban đầu của công trình là 20 tỷ đồng, tuy nhiên đến khi công trìnhhoàn thành năm 1997 thì tổng chi phí xây dựng đã lên tới 109.3 tỷ đồng. Theo báo cáocủa tổ thẩm tra quyết toán, công trình này còn hơn 10 tỷ đồng chưa được các cơ quanchức năng đồng ý quyết toán vì thiếu các hoá đơn chứng từ hợp lệ cho các hạng mục:móng và lắp đặt, trạm biến áp, nền, bể chứa nước cứu hoả và bể chứa chất tạo bọt, chi phíkhởi công, nghiệm thu, bàn giao, khánh thành...Không dừng lại ở đó, cơ quan này còn mua máy bay trước rồi trình Chính phủ duyệtsau trong đợt giao dịch với hãng hàng không Pratt Whitney-Mỹ (PW) mua động cơ lắpvào bốn chiếc máy bay Boeing 777 mà hãng đặt mua hồi tháng 12 năm 2001. Giá trị hợpđồng mua lên tới 145 triệu đô la và tới nay Vietnam Airlines đã nhận đủ động cơ của bốnchiếc.Ngày 31/1/2002 Vietnam Airlines đã vô tình bị đối tác của mình tiết lộ thông tintrong khi Pratt Whitney (PW) thông báo trên hãng tin AFP rằng Hãng hàng không Quốcgia Vietnam Airlines đã ký kết mua đông cơ cho bốn chiếc Boeing 777.Trong khi đó, quyết định phê duyệt cuối cùng được Thủ tướng Chính phủ đưa ravào ngày 5/4/2001, tức là 4 tháng sau khi Vietnam Airlines đã hoàn tất việc ký kết hợpđồng với đối tác PW. Để đảm bảo ưu thế tuyệt đối cho PW cũng là chữa cháy cho việchành vi “tiền trảm hậu tấu” của mình, Vietnam Airlines đã đưa ra những số liệu giả mạovề thị phần các loại động cơ máy bay để thuyết phục Thủ tướng.Cụ thể, trong tờ trình gửi Thủ tướng, Vietnam Airlines đã báo cáo thị phần của PWchiếm lớn nhất, lên tới 71.2%, sau đó đến RR 20.7% và cuối cùng là GE là 8.1%. Trongkhi số liệu chính xác được Cục hàng không dân dụng cung cấp là: RR chiếm thị phầnnhiều nhất 45.1%, sau đó đến GE 33.6% và cuối cùng là PW 21.3%.4.1.2. Gian lận trong xây dựng cơ bảnGian lận trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng xảy ra khá nhiều. Biểu hiện gian lậnkhông chỉ thông qua quá trình đấu thầu, bỏ thầu (bỏ giá thấp hơn để thắng được thầu, hốilộ các cơ quan hữu trách). Mà sau đó, để bù thiệt hại trong quá trình đấu thầu, các chủthầu không ngần ngại giảm bớt chi phí xây dựng, lắp đặt và thậm chí là tham ô, biển thủ.Chất lượng công trình, vì thế ngày càng bị giảm sút. Chủ đầu tư, thi công và tư vấn thiếtkế giám sát đốt cháy giai đoạn, không xử lý nền đường theo đúng thiết kế, bỏ qua giaiđoạn gia tải nên vừa thi công xong là đã lún.Vụ PMU 18 cũng để lại những thất thoát không nhỏ trong ngành xây dựng cơ bản,một trong những ngành đang được Nhà nước chú trọng đầu tư trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau đây xin tóm lược sơ bộ những gian lận liên quantới PMU 18.Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT),được thành lập theo quyết định ngày 23-8-1993 của Bộ GTVT. Chức năng của PMU 18là: thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông doBộ giao; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn chocác dự án do ban quản lý. PMU 18 luôn được ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USDtừ nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ... để đầu tư hạ tầng giao thông.Công trình cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) do PMU 18 làm chủ đầu tư gây tổn thấttới 4,5 tỉ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỉ đồng. Dự án xây mới cầu Hàm Rồng Thanh Hóa được Bộ GTVT phê duyệt tháng 10-1995 với tổng mức vốn đầu tư 83,5 tỉđồng, cầu có chiều dài 240m, đường dẫn hai đầu cầu dài 3.158m, dự kiến triển khai vàotháng 10-1996. Tuy nhiên hai tháng trước khi khởi công, Bộ GTVT phê duyệt lại dự án,cầu được kéo dài thêm 140m kéo theo sự thay đổi hàng loạt hạng mục công trình làmtổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 224 tỉ đồng, gấp 2,7 lần dự kiến ban đầu.Thế nhưng chi phí đầu tư tăng lên 2,7 lần vẫn không đem lại chất lượng tốt chocông trình. Hàng loạt sự cố sụt, lún xảy ra trong quá trình thi công. Những sự cố ấy đãlàm công trình liên tục phải thay đổi thiết kế làm tăng chi phí bổ sung lên tới 36 tỉ đồng,riêng số tiền để khắc phục 140m lún trượt của nền đường phía bắc cầu là 5,5 tỉ đồng.Tại công trình này, đoàn thanh tra của Thanh tra Nhà nước đã phát hiện các công tythi công tìm cách rút tiền của dự án như dùng sai chủng loại cáp đồng, thanh toán vượtkhối lượng... gây thất thoát lãng phí vốn dự án lên tới 4,5 tỉ đồng.Thanh tra Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm BộGTVT (giai đoạn 1995-2002), giao bộ này kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm tổnggiám đốc PMU 18, cục trưởng Cục Quản lý giám định chất lượng công trình giao thông,vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư...4.2. Gian lận tại công ty niêm yếtCác doanh nghiệp niêm yết ngoài việc công bố báo cáo tài chính năm còn phải côngbố báo cáo tài chính giữa niên độ. Các báo cáo bán niên và báo cáo năm phải được soátxét và kiểm toán bởi các kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vịcó lợi ích công chúng. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính vớimức độ cẩn trọng cao hơn các doanh nghiệp phi niêm yết để tránh tình trạng số liệu báocáo tài chính sau kiểm toán hay soát xét có sự khác biệt với báo cáo trước kiểm toán/soátxét. Tuy nhiên thực tế trên thị trường cho thấy, còn khá nhiều báo cáo tài chính của cácdoanh nghiệp niêm yết lập chưa thực sự đảm bảo chất lượng, hầu hết các thủ thuật để làmđẹp hay gian lận báo cáo tài chính ở các thị trường phát triển đã được nhiều doanh nghiệpniêm yết Việt Nam học và áp dụng.Tình trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trườngchứng khoán diễn ra không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các cổ đông của doanh nghiệp,mà còn tác động xấu đến tính minh bạch và niềm tin của giới đầu tư trên thị trường chứngkhoán.Để minh họa gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, có thể lấy ví dụtrường hợp công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC).Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật chính thức niêm yết trên Sở Giao DịchChứng Khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm 2011. Công khai tình hình tài chính là một trongsố các yêu cầu bắt buộc đối với các công ty đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch. Trongnăm 2015, JVC đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ như chậm nộp Báo cáo tài chính, công tysử dụng vốn phát hành cho cổ đông sai mục đích và nổi bật là khoản tiền mặt hơn 465 tỷđồng, phải thu thương mại tăng mạnh từ hơn 400 tỷ lên hơn 615 tỷ đồng không có thuyếtminh cụ thể.Báo cáo tài chính công ty mẹ và hợp nhất quý 1/2015 của JVC đã bị Sở giao dịchChứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) nhắc nhở 4 lần. Sau nhiều lần nhắc nhở viphạm về công bố thông tin thì đến ngày 9/10/2015, công ty mới đưa ra báo cáo tài chínhcủa công ty mẹ giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/2015.Công ty sử dụng vốn sai mục đích để đóng thuế và trả nợ ngân hàng, tức là việcphát hành cho cổ đông nhằm mục đích bù đắp những nghĩa vụ trước đó không được côngkhai. Ngày 09/01/2015, Công ty đã hoàn tất việc chào bán ra công chúng hơn 50 triệu cpvới tổng số tiền thu về là gần 750 tỷ đồng với kế hoạch sử dụng vốn đã được phê duyệtđiều chỉnh theo Nghị quyết số 01/2015 của ĐHĐCĐ ngày 19/11/2015. Tuy nhiên, theokiểm toán viên, HĐQT JVC đã có sự thay đổi phương án sử dụng vốn mà không báo cáovới cổ đông và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cụ thể, JVC đã sử dụng gần 104 tỷ đồngđể thực hiện chi trả khoản thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN và các khoản phạt chậm nộpthuế; góp vốn vào công ty liên kết 500 triệu đồng. Ngoài ra, do Công ty chưa hoàn tất hồsơ chi tiết việc sử dụng thực tế của khoản vốn huy động từ phát hành cổ phiếu này nênkiểm toán viên không thể xác định được liệu các khoản vốn còn lại của đợt chào bánngày 22/10/2014 trị giá hơn 645 tỷ đồng có được sử dụng theo đúng mục đích hay không.Thông thường các khoản tiền trong doanh nghiệp đều sẽ được sắp xếp cho các mụcđích kinh tế trong tương lai, nếu tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào thường sẽ ở dướidạng tiền gửi ngắn hạn trong Ngân hàng. Với số dư tiền mặt khổng lồ như vậy việc kiểmđếm, bảo quản và rủi ro có thể sẽ rất lớn, vậy tại sao lại có sự việc này?Các hệ số tỷ suất sinh lời chính của Công ty giai đoạn trước khi sụp đổ.1.Dòng tiền mặt tại JVC.Nếu đơn thuần nhìn vào hệ số sinh lời này, nhà đầu tư sẽ dễ “khao khát” sở hữu cổphiếu JVC với biên lợi nhuận ròng đạt quanh 20%. Tuy nhiên, đi kèm với những khoảnlợi nhuận kế toán này thì ở trong “két sắt” và tài khoản Ngân hàng của Công ty hiếm khicó tiền (loại trừ năm 2014 do đợt phát hành cổ phiếu mới) - xem bảng.Trên thực tế, nếu đơn thuần nhìn hai đồ thị phía trên vẫn chưa thể ra kết luận cổphiếu JVC có vấn đề gì lớn trong giai đoạn 2009 -2014, hai biến số chính yếu thể hiệnviệc hoạt động của Công ty có vấn đề nằm ở chính sách bán hàng và lưu kho:Chắc chắn sẽ có rất ít công ty mạnh dạn bán cho thiếu cho khách hàng gần 1 năm,với doanh thu một năm khoảng 500 -700 tỷ đồng, nhưng hàng tồn kho hầu như khôngluân chuyển trong năm 2013. Với chính sách quản lý có vấn đề như vậy cũng hiếm nhàđầu tư giá trị nào can đảm nắm giữ cổ phiếu này cho tới năm 2015 khi khoản lỗ dồn tíchlại lên tới hơn 1.300 tỷ đồng. Khả năng hàng nghìn nghiệp vụ, giấy tờ không có bản chấtkinh tế thật đã được tạo ra nhằm các mục đích sau:Ghi nhận doanh thu ảo nhờ bán sang các đối tượng liên quan, hoặc không thực sựcó nhu cầu với các giấy tờ khống được lập lên. Bằng chứng là doanh thu, lợi nhuận tốtnhưng dòng tiền không có, đều phải thế chấp hàng hóa để vay nợ ngắn hạn đáp ứng vốnlưu động, sau đó tiếp tục lại vòng lẩn quẩn này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận ảo.Tài trợ cho các công ty liên quan nhằm mục tiêu rút ruột. Các công ty liên quan ởđây được hiểu là liên quan về mặt “con người” chứ chưa hẳn là các mối liên quan theo sởhữu hoặc tính pháp lý. Bằng chứng là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài trợ, bảo lãnhcủa JVC cho các đối tượng này.Bản chất sự việc và cách thức thực hiện bên trong chỉ có Ban lãnh đạo là ngườihiểu nhất. Trong quá trình che lấp, chắp vá Báo cáo tài chính của mình, kiểm toán có xácnhận, trong năm JVC đã thực hiện các giao dịch bảo lãnh cho 2 công ty liên quan đến cácthành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc. Các giao dịch về bảo lãnh này chưa đượcĐHĐCĐ thông qua theo quy định. Ngoài ra, trong năm JVC và các công ty con cũngthực hiện các giao dịch bán hàng, mua hàng, tạm ứng, thanh toán hộ và đầu tư góp vốnvào các dự án liên kết thiết bị y tế với các bên liên quan đến các thành viên tiền nhiệmcủa Ban Giám đốc mới được phát hiện trong năm. Các giao dịch này chưa được HĐQTcủa công ty phê duyệt. Theo Báo cáo kết quả kinh doanh, JVC đã phải trích lập gần 594tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản thu đối với các thành viên tiền nhiệmcủa Ban Giám đốc và 110.75 tỷ dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho khoản đầu tư vàohợp đồng liên kết thiết bị y tế với một bên liên quan.Vào năm 2018, cục thuế Hà Nội đã thanh tra thuế tai JVC giai đoạn 2014-2017 vàcó các hình thức xử phạt và các hình thức khắc phục hậu quả như sau:Hình thức xử phạt:- Phạt khai sai 20% trên số thuế tăng thêm do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếusố tiền thuế phải nộp, số tiền hơn 1,86 tỷ đồng.- Ngoài ra còn bị phạt 1,4 triệu đồng do có hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghisai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế GTGT và quyết toánthuế TNDNBiện pháp khắc phục hậu quả:- Truy thu số thuế GTGT qua thanh tra số tiền hơn 8,03 tỷ đồng, trong đó truy thuthuế GTGT hơn 6,98 tỷ đồng, thuế TNDN gần 666 triệu đồng và thuế nhà thầu số tiềnhơn 380 triệu đồng. Đồng thời cũng ghi nhận giảm lỗ hơn 15,36 tỷ đồng.- Tiền chậm nộp hơn 3,74 tỷ đồng do có hành vi chậm nộp thuế, trong đó tiền chậmnộp thuế GTGT hơn 3,36 tỷ đồng, tiền chậm nộp thuế TNDN hơn 285 triệu đồng và hơn94 triệu đồng tiền chậm nộp thuế nhà thầu. Tất cả số tiền chậm nộp này được tính đến hếtngày 24/8/2018. JVC sẽ phải tự tính tiền chậm nộp thuế từ ngày 25/8/2018 đến ngày nộpđủ số tiền truy thu vào NSNN.Như vậy tổng số tiền truy thu, phạt, chậm nộp đối với JVC qua thanh tra thuế cácnăm 2014, 2015, 2016 và 2017 lên đến gần 10,64 tỷ đồng.4.3. Gian lận tại doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạnTừ khi luật thuế giá trị gia tăng ra đời, đã có rất nhiều trường hợp lập hồ sơ khốngxuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng(GTGT) từ ngân sách nhà nước. Số tiền từ các vụ hoàn thuế thường rất lớn với các thủđoạn tinh vi.Gần đây nhất, ngày 2/8/2019 cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh đã ra quyếtđịnh ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Thị Hậu (SN 1971, khối 9, thị trấn PhốChâu huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Để hợp thức hàng hóa xuất khẩu, Hoàng Thị Hậuđã đứng tên Công ty Hào Hùng mượn hàng của nhiều chủ hàng tại các tỉnh Nghệ An, HàTĩnh để mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu, sau đó lập khống hồ sơ hoàn thuế để chiếm đoạt59,5 tỷ đồng tiền hoàn thuế của Nhà nước. Từ kết quả điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạttài sản” xảy ra vào năm 2015 tại Công ty CP xuất nhập khẩu SCI với thủ đoạn mượnhàng hóa để làm thủ tục xuất khẩu sang Lào, mua hóa đơn GTGT, lập khống hồ sơ chiếmđoạt 8,3 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công anHà Tĩnh đã rà soát các doanh nghiệp hoàn thuế trên địa bàn huyện Hương Sơn. Qua ràsoát, cơ quan công an phát hiện Công ty Hào Hùng (do Lê Khánh Hào, trú tại Khối 10,thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn làm giám đốc) từ năm 2011 đến năm 2015 đã thựchiện 23 kỳ hoàn thuế với số tiền 59,5 tỷ đồng nên đã thu thập hồ sơ, tài liệu và các thôngtin có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty này.5. Hậu quả của gian lận báo cáo tài chínhThực tế, hậu quả của các hành vi gian lận BCTC khó lường và nghiêm trọng hơnnhững gì các nhà quản lý có thể nhận thấy.• Gian lận BCTC làm suy yếu chất lượng và tính toàn vẹn của quá trình BCTC.• Gian lận BCTC làm xói mòn tính toàn vẹn và khách quan của nghề kế toán.• Gian lận BCTC làm giảm niềm tin vào thị trường vốn và niềm tin vào độ tin cậy••••••••của các thông tin tài chính.Gian lận BCTC làm cho thị trường vốn kém hiệu quả.Ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng của 1 quốc gia.Có thể dẫn đến thiệt hại do kiện tụng.Phá hủy sự nghiệp của các cá nhân liên quan đến hành vi gian lận.Gây ra phá sản hoặc thiệt hại kinh tế cho công ty tham gia vào việc gian lận.Đòi hỏi mức độ can thiệp cao hơn của những quy định của nhà nước và pháp luật.Phá vỡ hoạt động bình thường của thị trường và hoạt động của các công ty bị cáobuộc gian lận.Gian lận BCTC làm ảnh hưởng đến kết quả sử dụng BCTC của bên thứ 3.6. Kiến nghịQua phân tích các gian lận trong BCTC với xu hướng “làm đẹp báo cáo tài chính”phổ biến của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ta có thể thấy, nền kinh tế của Việt Nam lànền kinh tế đang phát triển, để nền kinh tế thực sự phát triển lành mạnh và tạo niềm tincho công chúng, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt cá nhân các doanh nghiệp phảicó những biện pháp cung cấp các thông tin trung thực đối với nhà đầu tư nói riêng, nhữngngười sử dụng thông tin trong BCTC nói chung. Nhằm nâng cao tính trung thực và kháchquan của thông tin giải trình trong BCTC, Nhóm 4 xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện khung pháp lý về các biệnpháp xử lý đối với các công ty niêm yết thực hiện gian lận trong BCTC như bổ sung vànâng cao các hình phạt về mặt hành chính và hình sự đối với công ty đó. Đối với doanh nghiệp:•Xây dựng hệ thống kiểm soát gian lận trong công ty như thiết kế hệ thống kiểmsoát nội bộ hữu hiệu để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời đối với hành vi gian lậnnói chung, đặc biệt là rủi ro gian lận.•Thiết kế môi trường kiểm soát hiệu quả đối với rủi ro gian lận như cơ cấu quản trịkiểm soát của doanh nghiệp, định kỳ thông báo về rủi ro gian lận có thể xảy ra,xây dựng kỹ năng phòng chống và phát hiện các rủi ro gian lận.•Thiết kế quy trình báo cáo gian lận tiềm tàng và cần có sự kết hợp giữa các bênđể điều tra và đưa ra các giải pháp để đảm bảo gian lận tiềm tàng được phát hiệnkịp thời.•Nguyên tắc quản trị đối với tính chính trực của ban lãnh đạo phải luôn được đềcao vì phần lớn hành vi lập BCTC gian lận xuất phát từ sự thông đồng giữa banlãnh đạo cấp cao với các nhân viên trong đơn vị. Đối với nhân viên, công ty luônnâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong ứng phó với rủi ro gian lận. Đối với người sử dụng thông tin trong BCTC của doanh nghiệp:•Thông qua việc phân tích các kỹ thuật lập BCTC gian lận phổ biến của các doanhnghiệp, các nhà đầu tư có được kiến thức về khoản mục trên BCTC dễ bị sai phạmtrọng yếu (do gian lận) và xu hướng lập BCTC gian lận.•Các nhà đầu tư nên đọc kỹ các kết quả của các báo cáo kiểm toán do các công tykiểm toán độc lập cung cấp, đặc biệt chú ý các ý kiến kiểm toán ngoại trừ liênquan đến các khoản mục quan trọng như doanh thu, giá vốn, chi phí, khoản phảithu, TSCĐ, hàng tồn kho… Từ đó, nhà đầu tư nhận thức khả năng sai phạm trọngyếu do gian lận có thể xảy ra đối với các khoản mục quan trọng trong BCTC.

Tài liệu liên quan

  • GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN, THỰC TRẠNG GIAN LẬN SAI SÓT TẠI VIỆT NAM GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN, THỰC TRẠNG GIAN LẬN SAI SÓT TẠI VIỆT NAM
    • 19
    • 2
    • 17
  • Tài liệu Báo cáo Tài liệu Báo cáo "Kích cầu ở Việt Nam: một số đề xuất về các lĩnh vực cần ưu tiên trong chính sách hỗ trợ " docx
    • 5
    • 457
    • 0
  • Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng
    • 49
    • 1
    • 8
  • Báo cáo y học: Báo cáo y học: "Một số nhận xét về kỹ thuật mổ nhân trường hợp ghép tim trên người lần đầu tiên tại Việt Nam" potx
    • 8
    • 408
    • 0
  • Nghiên cứu gian lận báo các tài chính Nghiên cứu gian lận báo các tài chính
    • 45
    • 615
    • 0
  • Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng
    • 26
    • 2
    • 6
  • Tiểu luận môn Hệ hỗ trợ quyết định ỨNG DỤNG DATA MINING TRONG DỰ ĐOÁN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tiểu luận môn Hệ hỗ trợ quyết định ỨNG DỤNG DATA MINING TRONG DỰ ĐOÁN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    • 20
    • 654
    • 3
  • Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
    • 74
    • 615
    • 4
  • Tiểu luận về các phương pháp gian lận báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa gian lận báo cáo tài chính với sự phá sản của lehman brothers Tiểu luận về các phương pháp gian lận báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa gian lận báo cáo tài chính với sự phá sản của lehman brothers
    • 12
    • 1
    • 3
  • Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam
    • 193
    • 368
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(208.83 KB - 18 trang) - gian lận báo cáo tài chính tại việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Những Vụ Gian Lận Kế Toán