Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
- Những ai thường mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch?
- Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch là gì?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch
- Điều trị giãn tĩnh mạch
- Những phương pháp nào dùng để điều trị giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật,… Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân.
Nếu các trường hợp giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Những ai thường mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch?
Giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến, có đến 30% người lớn mắc bệnh. Người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng một trong thời gian dài có tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Bệnh thường xuất hiện ở phần chi dưới, gọi là suy giãn tĩnh mạch chân.
Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là gì?
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu;
- Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối;
- Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đối với nhiều người, bệnh giãn tĩnh mạch chỉ là một vấn đề thẩm mỹ. Nhưng với một số khác, bệnh có thể gây ra các triệu chứng và các vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng về tình trạng bệnh của mình hoặc tự chữa trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch là gì?
Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch chân hay các bộ phận khác là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, làm máu bị ứ đọng. Bệnh không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
- Tuổi tác: nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa;
- Giới tính: phụ nữ trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone và dùng thuốc tránh thai. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh;
- Tiền sử gia đình: trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch;
- Béo phì: huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị suy giãn tĩnh mạch mà còn tăng nguy cơ nhiều bệnh tim mạch khác;
- Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Điều trị giãn tĩnh mạch có ba phương pháp chủ yếu là:
- Mang vớ y khoa dành cho bệnh giãn tĩnh mạch;
- Liệu pháp xơ hóa: bác sĩ tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, thuốc khiến cho tĩnh mạch bị mất chức năng và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn;
- Phẫu thuật: phẫu thuật thường là tiểu phẫu. Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động. Có nhiều cách thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật laser, cắt đốt trị liệu, phẫu thuật nội soi và các thủ thuật khác.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám chân và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để có hình ảnh của tĩnh mạch và loại trừ các bệnh khác.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
- Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân;
- Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài;
- Mang vớ y tế mỗi ngày;
- Gọi cho bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn;
- Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm, đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).
Giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những tình huống phải đứng yên một chỗ hoặc ngồi thõng chân lâu. Bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên đi lại thường xuyên nếu có thể.
Ngoài ra, tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cũng có thể góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch. Khi bệnh suy giãn tĩnh mạch mới xảy ra, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng, tĩnh mạch phồng to lan đến bắp chân hoặc gối, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức cần thiết về chủ đề giãn tĩnh mạch là bệnh gì và cách điều trị hợp lý.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
- Đau khớp có chữa được không? Phương pháp điều trị, giảm đau khớp
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo
- Porter, Robert. Kaplan Justin. Homeier Barbara. The Merck manual home health handbook. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2009. Bản in. Trang 437.
- Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Từ khóa » Tĩnh Mạch Yếu
-
Nguyên Nhân, Yếu Tố Nguy Cơ Của Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Mãn ...
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Suy Tĩnh Mạch - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới Và Những điều Cần Biết
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới - Thông Tin Hoạt động - Bộ Y Tế
-
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
-
Bệnh Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Có Thực Sự Nguy Hiểm?
-
Phát Hiện Và điều Trị Sớm Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch - Báo Đồng Nai
-
Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Chi Dưới - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương