Giãn Tĩnh Mạch Tinh - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Có thể bạn quan tâm
Theo các thống kê hiện nay, gần 40% trường hợp hiếm muộn nguyên phát và 80% trường hợp hiếm muộn thứ phát có giãn tĩnh mạch tinh. Điều này cho thấy giãn tĩnh mạch tinh có liên quan đến hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch tinh, có thể một bệnh còn lạ lẫm với bạn, nhưng thật ra từ những năm 1880 y văn đã có những ghi chép về bệnh này. Gần 9 năm sau, các thầy thuốc tiếp tục ghi nhận những người bệnh đã được phẫu thuật cột các tĩnh mạch tinh có kết quả tinh dịch đồ cải thiện so với lúc trước mổ. Theo sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều hiểu biết hơn về căn bệnh chiếm tỉ lệ cao trong các nguyên nhân gây hiếm muộn này.
Hai tinh hoàn nằm trong bìu, mỗi tinh hoàn được nuôi dưỡng chủ yếu bởi một bó mạch máu gồm động mạch và tĩnh mạch. Trong đó, các tĩnh mạch thông nối với nhau tạo thành đám rối hình dây leo chằng chịt với nhau. Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn và xoắn của đám rối tĩnh mạch thừng tinh.
Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch tinh. Tuy nhiên, nhiều thống kê ghi nhận giãn tĩnh mạch tinh hiếm khi gặp ở trước tuổi dậy thì. Tần suất giãn tĩnh mạch tinh ở người lớn vào khoảng 15%. Có thể có nhiều yếu tố phối hợp gây ra giãn tĩnh mạch tinh, nhưng một số tác giả cho rằng bệnh thường gặp sau dậy thì do sự gia tăng dòng máu tinh hoàn làm bộc lộ những bất thường tiềm ẩn trước đó.
Nhận biết giãn tĩnh mạch tinh?
Đa số giãn tĩnh mạch tinh tiềm ẩn một thời gian dài mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch tinh được phát hiện khi các bác sĩ khám sức khỏe định kỳ.
Một số biểu hiện của người bệnh có thể gặp là:
+ Cảm giác khó chịu, nặng tức, hoặc đau ở tinh hoàn. Tình trạng khó chịu này giảm khi nằm, thường tăng về chiều hoặc khi đứng ngồi lâu hoặc sau khi hoạt động gắng sức.
+ Nhìn thấy hoặc sờ thấy bìu một bên lớn hơn bên còn lại, một số người bệnh mô tả như “búi giun” ở bìu.
+ Nhìn thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn bên đau teo nhỏ hơn bên còn lại. Đây là những trường hợp giãn tĩnh mạch tinh đã lâu, gây teo tinh hoàn.
+ Giãn tĩnh mạch tinh thường được phát hiện trên người khám hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch tinh được các nhà chuyên môn phân chia thành 3 mức độ. Khi người bệnh có những biểu hiện trên thường là giãn tĩnh mạch tinh độ 2 hoặc 3.
Khi nào cần điều trị giãn tĩnh mạch tinh?
Giãn tĩnh mạch tinh có ảnh hưởng không tốt trên sự phát triển của tinh hoàn và khả năng sinh tinh trùng. Tuy nhiên, không phải nam giới nào giãn tĩnh mạch tinh cũng không thể có con. Hơn 80% trường hợp giãn tĩnh mạch tinh sẽ vẫn có con tự nhiên về sau. Đó là do tạo hóa đã ban tặng cho người đàn ông tiềm năng sinh tinh trùng rất cao. Do đó, chưa cần thiết phẫu thuật nếu chỉ hiện diện giãn tĩnh mạch tinh đơn thuần.
Giãn tĩnh mạch tinh cần can thiệp bằng phẫu thuật trong những trường hợp sau:
+ Giãn tĩnh mạch tinh kết hợp với kết quả tinh dịch đồ bất thường, trên một cặp vợ chồng hiếm muộn mà người vợ khám sản bình thường.
+ Giãn tĩnh mạch tinh gây đau tức, khó chịu vùng bìu kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
+ Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện qua thăm khám của bác sĩ, kèm theo teo tinh hoàn cùng bên bệnh.
Phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất?
Bên cạnh việc dung thuốc trong điều trị, các phương pháp phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh hiện nay thường là: nội soi ổ bụng hoặc ngả sau phúc mạc, mổ mở ngả bẹn, vi phẫu ngả bẹn hoặc dưới bẹn. Trong đó, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh được xem là tiêu chuẩn vàng ở khắp nơi trên thế giới.
Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh với hình ảnh từ kính phóng đại cho phép dễ dàng nhận biết và bảo tồn những cấu trúc rất nhỏ trong thừng tinh như: động mạch tinh, mạch bạch huyết. Từ đó, phương pháp này giúp tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra như teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc. Ngoài ra, do mổ mở nên trong lúc phẫu thuật có thể cột các tĩnh mạch tinh ngoài và tĩnh mạch dây chằng bìu, giúp giảm nguy cơ tái phát giãn tĩnh mạch tinh so với chỉ cột tĩnh mạch tinh trong.
Cho đến hiện nay, phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giúp cải thiện tinh dịch đồ trong 60-81% các trường hợp. Tỷ lệ người bệnh có vợ thụ thai sau phẫu thuật là 43%. Do đó, nếu người vợ có khả năng sinh sản bình thường, người chồng hiếm muộn có giãn tĩnh mạch tinh thì phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh nên là chọn lựa đầu tiên.
Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn và xoắn của đám rối tĩnh mạch thừng tinh. Giãn tĩnh mạch tinh có liên quan đến hiếm muộn ở nam giới, gây giảm khả năng sinh tinh, đau và teo tinh hoàn. Vi phẫu thuật trong điều trị tĩnh mạch tinh được xem là tiêu chuẩn vàng hiện nay. |
ThS.BS. Nguyễn Hồ Vĩnh Phước
Khoa Nam Học, Bệnh viện Bình Dân
Từ khóa » Tĩnh Mạch Thừng Tinh Là Bệnh Gì
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Bắt Buộc Phải điều Trị? | Vinmec
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị
-
Triệu Chứng Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bí Quyết điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Hiệu Quả | Medlatec
-
Nguyên Nhân Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Là Gì? | TCI Hospital
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Là Gì? | Pacific Cross Việt Nam
-
Giãn Tĩnh Mạch Tinh ở Nam Giới | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
ThS.BS Trần Thanh Phong: Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Làm Cho ...
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Bắt Buộc Phải điều Trị?
-
Siêu âm Trong Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh
-
Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Bình Định