Giảng Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1 | Lucid Gen

Mục lục

  • Bản chất kế toán
    • Khái niệm kế toán
    • Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
    • Đối tượng của kế toán
    • Phân loại đối tượng của kế toán
    • Công việc của kế toán
    • Thước đo sử dụng của kế toán
    • Chức năng của kế toán
    • Các nguyên tắc kế toán
  • Công thức của nguyên lý kế toán chương 1
  • Giải tập nguyên lý kế toán chương 1 – Một số vấn đề chung của kế toán
    • Bài tập 1
    • Bài tập 2
    • Bài tập 3
    • Bài tập 4
    • Bài tập 5

Nguyên lý kế toán chương 1 (kế toán đại cương) là môn học nền tảng cho các chuyên ngành kế toán khác như kế toán quản trị và kế toán tài chính. Nội dung của các chương có tính liên kết với nhau, yêu cầu các bạn không bỏ lỡ bất cứ chương nào.

Nguyên lý kế toán chương 1 sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu kế toán là như thế nào nên lý thuyết hơi nhiều, và mình đã tóm gọn hết sức có thể. Qua các chương sau lý thuyết sẽ giảm đi nhiều và bài tập sẽ khó hơn.

Mình lấy tài liệu ở đâu? Sách Nguyên lý kế toán lưu hành nội bộ trường STU.

Phương pháp học

  • Lý thuyếtChương 1 thì giống như cưởi ngựa xem hoa thôi các bạn ạ 😀 đọc qua cho hiểu thôi không cần thuộc. Đặc biệt chổ các nguyên tắc kế toán thì chịu khó học nó đi nhé ^_^
  • Bài tậpHọc thuộc công thức thần thánh của chương, nó dùng cả đời người kế toán đấy. Xem cách giải bài tập của mình nhé, giọng mình ấm áp lắm =]]~

Tài liệu liên quan: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN

Bản chất kế toán

Khái niệm kế toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

  • Bên trong doanh nghiệp: các nhà quản trị, các cổ đông, chủ sở hữu và cán bộ công nhân viên.
  • Bên ngoài doanh nghiệp: các bên liên doanh, nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế, cục thống kê, các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản.

Đối tượng của kế toán

Là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Phân loại đối tượng của kế toán

Tài sản của doanh nghiệp bao giờ cũng biểu hiện trên 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn gốc hình thành.

  • Phân loại theo kết cấu tài sản:

Gồm tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và các thứ tồn kho) và tài sản dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định vô hình hay hữu hình hoặc xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác).

  • Phân loại theo nguồn hình thành tài sản:

Gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các loại quỹ khác).

Lưu ý, có 2 quỹ đặc biệt không phải vốn chủ sở hữu: quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phải trả ngắn hạn và quỹ phát triễn khoa học – công nghệ là nợ phải trả dài hạn.

Công việc của kế toán

  • Quan sát đối tượng của kế toán (ví dụ: nguyên vật liệu, dụng cụ trong kho).
  • Đo lường bằng thước đo hiện vật (ví dụ: 10kg vật liệu…).
  • Tính toán.
  • Ghi chép những công việc trên.
  • Về nội dung: kế toán là công việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép bằng con số.
  • Đối tượng ghi chép: các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Đó là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản của đơn vị kế toán.

Thước đo sử dụng của kế toán

Thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị.

Chức năng của kế toán

  • Chức năng phản ánh: toàn bộ hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
  • Chức năng giám đốc: theo nghĩa giám sát, kiểm tra và ra quyết định.

Các nguyên tắc kế toán

  • Nguyên tắc giá gốc: giá trị của tài sản được ghi nhận là giá gốc dù giá thị trường có thay đổi.
  • Nguyên tắc thực thể kinh doanh: doanh nghiệm là một thực thể, các hoạt động của nó tách rời với chủ sở hữu và danh nghiệp khác (ví dụ: chủ mua xe để đi cá nhân thì không được kế toán vào tài sản doanh nghiệp).
  • Nguyên tắc bảo thủ: chi phí được ghi nhận khi có bằng chứng (đã xảy ra). Doanh thu được ghi nhận khi có phát sinh (có thể chưa xảy ra như trường hợp bán thiếu).
  • Nguyên tắc dồn tích: mọi nghiệp vụ kế toán phải được ghi vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh.
  • Nguyên tắc nhất quán: nhất quán phương pháp kế toán trong suốt kỳ kế toán.
  • Nguyên tắc trọng yếu: thông tin được coi là quan trọng trong trường hợp thiếu thông tin đó có thể gây sai lệch đáng kể trong báo cáo tài chính. Làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc phù hợp (tương ứng): khi có khoảng tăng lên phải có khoảng bị giảm tương ứng.

Công thức của nguyên lý kế toán chương 1

Tài sản = Vốn chữ sở hữu + Nợ phải trả

Giải tập nguyên lý kế toán chương 1 – Một số vấn đề chung của kế toán

Các bạn xem video hướng dẫn giải bài tập trên YouTube nhé.

Bài tập 1

Với 3 người hợp tác, bạn định thành lập 1 công ty. Bạn dư kiến là công ty mua một nhà xưởng trị giá 400 triệu đồng thanh toán ngay. Một lượng hàng tồn kho 210 triệu đồng, trong đó, 140 triệu sẽ trả ngay, số còn lại sẽ thiếu người bán trong vòng 1 tháng. Công ty cũng sẽ trang bị một xe chở hàng trị giá 500 triệu đồng thanh toán ngay. Sau khi xem xét khả năng, bạn biết có thể nhận 1 khoản vay thế chấp bất động sản là 200 triệu đồng và muốn có một khoản tiền mặt 120 triệu để chi tiêu.

Hãy xác định số vốn 1 người bỏ ra để thành lập công ty (biết tỷ lệ góp vốn mỗi người như nhau)?

Bài tập 2

Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiện sau:

  1. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán người bán.
  2. Xuất hàng hóa trong kho chưa thu tiền.
  3. Trong tháng qua, có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
  4. Đơn vị bị truy thu thuế.
  5. Các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị.
  6. Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
  7. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
  8. Các mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên.
  9. Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán với đơn vị.
  10. Cách thức phân phối lãi tại đơn vị.

Bài tập 3

C.ty Minh Hiếu có tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm 31/12/201X như sau (ĐVT: 1000 đồng).

Yêu cầu: tính giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu.

STTĐối tượngSố tiền
1Tiền VND tại quỹ660.000
2Tạm ứng330.000
3Phải trả người bán11.000
4Nhiên liệu66.000
5Nợ dài hạn616.000
6Vay ngắn hạn198.000
7Ngoại tệ tại quỹ123.200
8Tài sản cố định hữu hình264.000
9Xây dựng có bản dỡ dang220.000
10 Vay dài hạn770.000
11 Vốn đầu tư chủ sở hữuX
12 Thành phẩm154.000
13 Sản phẩm dỡ dang110.000
14 Hàng hóa132.000
15 Quỹ dự phòng tài chính33.000
16 Nợ dài hạn đến hạn phải trả66.000
17 Ngoại tệ gửi ngân hàng1.320.000
18 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản770.000
19 Tài sản cố định vô hình44.000
20 Quỹ khen thưởng44.000
21 Đầu tư chứng khoáng dài hạn550.000
22 Công cụ, dụng cụ88.000
23 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn110.000
24 Quỹ phúc lợi66.000
25 Hàng mua đang đi đường22.000
26 Lãi chưa phân phối704.000
27 Phải trả phải nộp nhà nước33.000
28 Phế liệu thu hồi209.000
29 Nguyên liệu chính550.000
30 Phải trả phải nộp khác99.000

Bài tập 4

Anh Hiếu hiện đang có số tiền là 1.200.000 dự định thành lập một doanh nghiệp thương mại với các số liệu sau (ĐVT: 1000 đồng).

  1. Giá trị hàng hóa cần dự trữ ban đầu: 500.000 từ nhà cung cấp X, anh Hiếu phải tiến hành thanh toán 100% ngay khi mua.
  2. Mua nhà để xây dựng trụ sở văn phòng công ty kinh doanh bất động sản Bến Xuân, trị giá căn nhà là 1.000.000, anh Hiếu thanh toán trước 50% phần còn lại ngân hàng hổ trợ vay, thanh toán trong 5 năm, kỳ hạn thanh toán đầu tiên sau thời điểm mua nhà 3 năm.
  3. Mua máy móc, thiết bị văn phòng, dụng cụ làm việc 150.000, thanh toán ngay.
  4. Tài liệu bổ sung: theo dự toán, công ty anh Hiếu sẽ bắt đầu có doanh thu sau 3 tháng hoạt động, các chi phí phát sinh tại công ty mỗi tháng là– Tiền lương nhân viên: 20.000– Tiền điện, nước, điện thoại: 5.000– Chi phí bằng tiền khác: 10.000

Yêu cầu:

  1. Theo anh chị, anh Hiếu có thể tiến hành lập doanh nghiệp với số tiền hiện có hay không?
  2. Anh Hiếu dự tính yêu cầu nhà cung cấp X cho mình nợ lại một phần tiền mua hàng, theo anh chị số tiền mua hàng anh cần phải nợ lại là bao nhiêu?

Bài tập 5

Tại công ty Bến Mơ, trong năm 201X có một số thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng).

  1. Tiền có tại công ty đầu năm: 500.000
  2. Tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong năm lần lược là 10.000.000 và 9.600.000
  3. Tiền có cuối kỳ tại công ty: 600.000

Sau khi đọc các thông tin trên, giám đốc công ty Bến Mơ không đồng ý số tiền cuối kỳ tại công ty. Ông lập luận rằng với dữ liệu 1 và 2 thì tiền còn cuối kỳ của công ty phải là 900.000. Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?

Từ khóa » Nguyên Lý Kế Toán Chương 1 Tổng Quan Về Kế Toán