Giảng Viên ĐH Học Nước Ngoài “mất Tích“: Buộc Thôi Việc Càng Thích!

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin tòa soạn
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước
    • Giới thiệu Lãnh đạo Bộ Nội vụ
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục
    • Cải cách hành chính
    • Bộ Nội vụ - 80 năm xây dựng và phát triển
    • Cải cách tiền lương
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Xây dựng chính quyền địa phương
    • Bạn đọc viết
    • Phòng, chống tác hại của thuốc lá
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Thực tiễn - Kinh nghiệm
    • Thi đua - Khen thưởng
    • Nhìn ra thế giới
    • Từ điển Hành chính mở
    • Thông tin - Quảng cáo
Hà Nội, Ngày 31/12/2024
  • Trang chủ
  • Thời sự - Chính trị
Giảng viên ĐH học nước ngoài “mất tích“: Buộc thôi việc càng thích! Ngày đăng: 06/09/2015 15:13 Mặc định Cỡ chữ

Việc giảng viên ĐH học nước ngoài "mất tích", GS Phạm Minh Hạc cho rằng, buộc thôi việc, bồi hoàn ngân sách là đương nhiên nhưng như vậy người ta càng thích.

  Cho thôi việc thì người ta thích! - Ông nhìn nhận thế nào về thông tin ở Đà Nẵng có hàng chục giảng viên đại học được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài nhưng quá hạn cam kết không trở về? Tôi không phải người Đà Nẵng, không biết rõ tỉ mỉ. Nhưng từ tình hình Đà Nẵng, chúng ta phải xem lại việc đào tạo Đại học và sau Đại học ở nước ngoài và tuyển dụng những người học ở nước ngoài về công tác trong nước. Nó còn liên quan đến cả việc kêu gọi trí thức, Việt kiều, người Việt ở nước ngoài về hợp tác và công tác ở trong nước.  - Nếu người đi học bằng  ngân sách nhà nước, có quy định nào buộc họ phải bồi thường không? Quy định đó đã có rồi. Trong quy định, học viên học xong đều phải về nước phục vụ. Nếu không về nước, phải hoàn trả kinh phí. Rất tiếc, tôi không có số liệu cụ thể: học xong, bao nhiêu người về nước, bao nhiêu người ở lại.  - Việc cơ quan chủ quản buộc thôi việc những người không về, ông có cho rằng đó chỉ là thủ tục. Bởi thực tế những người không về, bản thân họ đã phá vỡ cam kết, phá vỡ hợp đồng ngay khi họ không về nước làm việc? Đúng là buộc thôi việc cũng chỉ là cái giấy, chứ người ta đã thôi việc rồi. Việc buộc thôi việc thì đương nhiên người ta càng thích vì người ta đang cần cái đó. Vấn đề quan trọng nhất là gửi đi đào tạo để người ta về nước phục vụ thì chúng ta không đạt được mục đích đó. Việc trao đổi sinh viên giữa các nước là rất hay, nhưng sử dụng như thế nào để khuyến khích những người được đi nước ngoài học tập về nước phục vụ, như thế mới đạt mục tiêu.   
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục. 
  Ta chưa có tự do trong nghiên cứu - Có ý kiến cho rằng, giảng viên đại học thường là những người có trình độ cao. Nếu không có môi trường làm việc giúp họ phát huy hết khả năng thì việc phá vỡ hợp đồng, đi học không về là điều tất yếu. Ông có ý kiến gì về điều này? Theo tôi nhận xét như vậy rất đúng. Ở các nước tiên tiến, môi trường khoa học, môi trường giáo dục trong các trường đại học rất thuận lợi để con người có thể phát huy được khả năng. Ở phương Tây từ thế kỷ XI, người ta có đường lối gọi là tự do hàn lâm, tức là vào đại học thì trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu được phát huy quyền tự do của người trí thức. Anh giảng dạy có thể phát biểu, truyền đạt nhận xét riêng của mình về những vấn đề mình thích thú, và có thể đề xuất hay tìm tòi những ý kiến khác với người khác.  Ngoài ra, các phòng thí nghiệm cũng như các điều kiện trong khoa học xã hội thì các trường học ở phương Tây, Mỹ, Úc hay Niu Di lân, họ đảm bảo cho tất cả các cán bộ giảng dạy ở đại học làm cả 2 nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Ở ta nói thì 2 nhiệm vụ này nhưng điều kiện thì phần lớn là không không thỏa mãn. Còn vấn đề ngân sách cho việc nghiên cứu ở các trường đại học: anh làm nghiên cứu gì thì đều có ngân sách, có tiền cho thiết bị và phần lớn là có người giúp việc nữa. Có những người tốt nghiệp đại học, tốt nghiệp phổ thông giúp cho những người nghiên cứu, hay ta còn gọi là những thí nghiệm viên để giúp cho người nghiên cứu... - Ở nước ta, người giảng dạy có lương ổn định và vẫn có thể nghiên cứu đấy chứ? Nhưng ở ta không có 4 điều kiện cho việc nghiên cứu trong đại học như họ, và cái tự do hàn lâm là điều đầu tiên và rất quan trọng thì vẫn chưa có. Mình chưa bao giờ nói tự do trong nghiên cứu ở đại học ở Việt Nam.  Lương hằng tháng để sinh sống mới là quan trọng - Đà Nẵng từng được coi là điểm đến của nhiều hiền tài khi họ triển khai nhiều chính sách thu hút nhân tài như lương bổng, nhà ở, vị trí làm việc... nhưng đến nay tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra. Ông có cho rằng việc tuyển dụng và trọng dụng nhân tài ở Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước đang có vấn đề? Cái cụ thể của Đà Nẵng (lương hay nhà ở) thì tôi không nắm kỹ. Nhưng nhìn tình hình chung của cả nước thì đây là vấn đề rất lớn. Hiện nay, lương hàng tháng của cán bộ nghiên cứu được xếp như lương hành chính. Cán bộ nghiên cứu lương rất thấp. Gần đây, lương giáo sư, phó giáo sư mới có trong bậc lương chứ trước đây không có, nhưng cũng rất thấp. Để thu hút người có trình độ, địa phương có thể cho người ta mấy chục triệu đồng. Cái đó cũng được, nhưng món tiền khởi đầu chỉ là món quà. Lương hàng tháng để sinh sống mới là quan trọng, mới thể hiện tính chất trọng dụng, tôn vinh...    - Như vậy có thể nhìn ngay vấn đề lương bổng? Đúng là phải có vấn đề vật chất. Tôi có người quen là một ông ở Viện Chính sách và Hải quân Mỹ, ông ấy có viết một cuốn sách, sau đó NXB chính trị quốc gia  dịch và in. Khi tôi được mời sang Mỹ, đến thăm nhà tác giả cuốn sách, ông ấy chỉ sang ngôi nhà bên cạnh và nói: “Tôi vừa viết quyển sách, người ta trả nhuận bút, tôi mua cái nhà đó”. Khi đó là năm 1997 hoặc 1998. Tôi có hỏi bao nhiêu tiền, họ nói khoảng 500 nghìn USD. Thế nhưng bây giờ ở Việt Nam, viết một quyển sách có khi chỉ được 5 - 10 triệu đồng, thậm chí NXB khó khăn thì trả bằng sách chứ không có tiền nhuận bút. Đấy là câu chuyện rất cụ thể.  Nghiên cứu khoa học phải ra đời sống. Một quyển sách có khi 5 - 10 năm mới ra được, thậm chí có quyển sách là cả cuộc đời nghiên cứu, lao động cần cù ngày đêm... Lao động vất vả có được bồi dưỡng thích đáng để người ta yên tâm với cuộc sống không thì có thể nói các nhà khoa học Việt Nam không có ai có điều kiện để thực hiện, lúc nào cũng phải lo về gia đình, thậm chí khi nhiều tuổi vẫn phải lo có đủ ăn và tiền thuốc men. Đời sống không bảo đảm thì người ta phải tìm chỗ bảo đảm hơn. Ở lại nước ngoài giảng dạy thì có lẽ họ không phải quá lo lắng về cơm áo gạo tiền.   Trong điều kiện hiện nay, nếu đòi hỏi nhà nước trả lương cao cho những giảng viên đại học thì cũng khó trong điều kiện mặt bằng chung của đất nước... Nói thế cũng đúng, nhưng tư tưởng của mình nặng về cào bằng. So sánh người tốt nghiệp đại học hay tiến sĩ, giáo sư có mức sống hơn nông dân chẳng hạn thì đứng về phương diện nhà nước, so sánh đó không đúng, không hợp lý. Những người tài năng và trí thức nên được ưu đãi. Các nước tiên tiến họ đều vậy.  - Xin cảm ơn ông!  
Hàng chục giảng viên của Đại học Đà Nẵng được đưa đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài quá hạn cam kết nhưng vẫn biệt tăm, không trở về. Đại học Đà Nẵng đã xử lý kỷ luật buộc cho thôi việc 6 người. Trong đó có những giảng viên được đi theo diện đề án với mức đầu tư gần nửa tỉ đồng/năm cho việc ăn học.  Theo TS Đoàn Gia Dũng, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ, Đại học Đà Nẵng, tổng số giảng viên học tại nước ngoài đã tốt nghiệp xong nhưng chưa về nước là 18 người, trong đó trường Đại học Bách khoa 7 người, Đại học Kinh tế 3 người, Đại học Sư phạm 5 người, Cao đẳng Công nghệ 2 người... Về quy trình đưa giảng viên đi nước ngoài học tập, ông Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, các giảng viên trước khi đi học thường phải viết giấy cam kết có cha mẹ bảo lãnh, sau khi hoàn thành việc học phải trở về báo cáo và công tác tại đơn vị cũ là Đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, sự ràng buộc này thực tế vẫn không hữu hiệu. 
  Hoài Hương thực hiện 

Theo: kienthuc.net.vn

Bình luận

Gửi Về trang trước Gửi email In trang

Tin tức cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

Ngày đăng 30/12/2024 Sáng 30/12/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học và gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.

Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương

Ngày đăng 30/12/2024 Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.

Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm"

Ngày đăng 30/12/2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày đăng 29/12/2024 Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện thể chế cho hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW

Ngày đăng 28/12/2024 Tại Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu đề ra; khẩn trương hoàn thiện thể chế cho hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Trung ương.

Tiêu điểm

Nghiên cứu phát động Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, góp phần đưa đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng”

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 576/TB-VPCP ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ 10 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Tin mới nhất

Cụm Đồng bằng sông Tiền đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024  

Đẩy mạnh phát triển thanh niên: Hải Phòng hướng đến tương lai bền vững

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược và Chương trình phát triển thanh niên

Phú Thọ và hành trình phát triển thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

  • Giới thiệu
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục

Trụ sở tòa soạn: Số 8 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 080 48575

Email: tapchitcnn@moha.gov.vn.

Giấy phép hoạt động: số 427/GP-BTTTT ngày 08/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

®Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổng Biên tập: TS Trần Nghị

Trưởng ban Ban Tạp chí điện tử: ThS Trần Ngọc Kiên

Bản quyền thuộc Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ

Từ khóa » đoàn Gia Dũng