Giảng Viên – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đối với các định nghĩa khác, xem Cán bộ giảng dạy. Bài này viết về Cán bộ giảng dạy. Đối với một quyển sách thuộc Kinh Thánh, xem Sách Giảng Viên.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Giảng viên

Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng.

Ứng viên dự thi vào ngành Giảng viên chính phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định như: Có học vị thạc sĩ,là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch giảng viên (mã số 15.111),hệ số lương 3.66, trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH từ đủ chín năm trở lên - tính từ thời điểm được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi;Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn được hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục ĐH trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.Hình thức thi nâng ngạch gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính,môn Ngoại ngữ thi trình độ C hoặc một trong các thứ tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ứng viên là giảng viên ngoại ngữ phải thi ngoại ngữ 2 là một trong bốn thứ tiếng trên không thuộc chuyên môn chính đang giảng dạy.

  • Ngạch Giảng viên cao cấp:Là công chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học.

Ứng viên dự thi vào ngạch này phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định như:Có học vị tiến sĩ,là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư - giảng viên chính (mã số 15.110), đang trực tiếp giảng dạy ở trường ĐH, CĐ từ đủ sáu năm - tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm ngạch giảng viên chính hoặc ở chức danh phó giáo sư từ đủ ba năm trở lên - tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm phó giáo sư hoặc giảng viên chính - đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ điều kiện về chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giảng viên cao cấp;Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học Trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả được hội đồng sơ tuyển của cơ sở giáo dục ĐH trực tiếp quản lý xét duyệt.Hình thức thi nâng ngạch gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính,môn Ngoại ngữ thi trình độ C thi tiếng Anh trình độ C của hai ngoại ngữ là tiếng Anh và một trong các thứ tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ứng viên là giảng viên ngoại ngữ phải thi ngoại ngữ 2 là một trong bốn thứ tiếng trên không thuộc chuyên môn chính đang giảng dạy.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giảng_viên&oldid=71324069” Thể loại:
  • Giáo viên
  • Thuật ngữ giáo dục
  • Nghề nghiệp
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Người Dạy Học ở Bậc Phổ Thông Gọi Là Gì