"Giành" Hay "Dành" đúng Chính Tả? Dành Cho Hay ...
Có thể bạn quan tâm
Dành hay Giành
- 1. "Giành" hay "Dành" đúng chính tả?
- Từ “Dành” nghĩa là gì?
- Từ “Giành” nghĩa là gì?
- 2. ''Dành cho'' hay ''giành cho'', "dành dụm'' hay ''giành dụm''?
- 3. "Dành giật" hay "giành giật" đúng chính tả
- 4. Để dành hay để giành
- 5. Tranh giành hay tranh dành
- 6. Một số ví dụ về cách dùng dành và giành
- 7. Bí quyết viết đúng chính tả
"Giành" hay "Dành" đúng chính tả? Dành cho hay giành cho, dành dụm hay giành dụm. Mời các bạn cùng tìm hiểu các ví dụ sau đây hiểu rõ cách dùng chính xác các từ này, nắm được quy luật Chính tả.
1. "Giành" hay "Dành" đúng chính tả?
Giải quyết vấn đề:
Về mặt ngữ nghĩa hai từ đồng âm này đều đúng chính tả. Cái quan trọng nhất quyết định tính chính xác về mặt ngữ pháp của hai từ này lại nằm ở ngữ cảnh và trường hợp khi ta sử dụng chúng. Và chúng mang một ý nghĩa riêng biệt xin giải thích với các bạn như sau
Từ “Dành” nghĩa là gì?
"Dành" Động từ: ở đây tức là cất giữ một thứ gì đó, để dùng sau hoặc để "dành"cho ai đó. Nói cách khác dành chính là một động từ, mang tính sở hữu những đồ vật có thể sở hữu được mà bản thân muốn có. Ở đây các bạn lưu ý về trường hợp sử dụng từ "Dành".
Ví dụ: "Dành" cho em, "Dành cho bạn", tài sản để "dành", . . .
Để dành, dành tình cảm, dành dụm, dành cho, để dành tiền, để dành phần, dành riêng cho bạn,…
Từ “Giành” nghĩa là gì?
Tiếp theo là từ "Giành". Từ này vừa là động từ vừa là danh từ
Giành - Động từ. Nghĩa của từ này được hiểu chính xác là một động từ để chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn không thuộc sỡ hữu của bản thân, hoặc chấm dứt sự sở hữu của người khác và giành được nó, và thông thường là những thứ chẳng dễ dàng có được, muốn có được phải bỏ ra công sức, nỗ lực để giành lấy, giành giật, . . .
Ví dụ: "Giành" được giải nhất, tranh "giành" lẫn nhau
Giành (danh từ): Đồ vật được đan bằng tre hoặc nứa có đáy phẳng, thành cao dùng đựng đồ, xách đồ.
Ví dụ: Giành hoa, giành lúa...
Cái giành thường gắn với việc nhà nông hoặc để vận chuyển hàng hóa, ngày nay người ta có nhiều vật dụng thay thế nên ít sử dụng cái giành hơn.
Giành nhất giải, giành giật đồ chơi, tranh giành của cải, giành nhau miếng ăn, giành quyền sở hữu, giành ăn với nhau, giành lấy tự do, giành thắng lợi…
Tóm lại: Sự khác nhau giữa “Dành” và “Giành” nằm ở chỗ:
Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó -> Mang nghĩa cho đi
Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó -> Mang nghĩa chiếm đoạt, lấy về
2. ''Dành cho'' hay ''giành cho'', "dành dụm'' hay ''giành dụm''?
Để hiểu rõ hơn về từng trường hợp sử dụng vần "gi" hay "d" để đúng chính tả. Chúng ta hãy cùng xét đến những từ ghép để hiểu rõ hơn về cách sử dụng chuẩn xác
Giải quyết vấn đề
"Dành cho" dùng để chỉ một tâm nguyện mà người sở hữu muốn tặng một thứ gì đó dành tặng cho một ai đó. Và nghĩa của từ này hoàn toàn chuẩn xác và đúng chính tả nhất. Quan trọng là nó hợp nghĩa với từ ghép "cho". Với hàm ý sở hữu và cất trữ với ý nguyện mong ai đó thừa hưởng
"Dành dụm" đây là một từ ghép hoàn toàn đúng chính tả bởi nó mang nghĩa cất dành, giữ lại tích lũy từng ngày với thời gian lâu dài qua đó có thể kết luận các bạn sẽ dùng từ "Dành dụm" khi muốn nói đến một mục tiêu tiết kiệm, tích lũy một thứ gì đó
Còn từ "Giành cho" "Giành dụm" sẽ là sai chính tả, bởi từ "Giành" nó mang nghĩa giành giật, giành lấy thể hiện mục tiêu, và khát vọng sở hữu của bản thân vì vậy khi viết về mặt ngữ pháp sẽ không có ý nghĩa, dẫn đến là một lỗi sai chính tả.
Nguyên nhân mọi người hay viết sai chính tả từ dành dụm đến từ việc đọc sai, có nhiều bạn vẫn còn đang chưa thể nắm rõ được sự khác nhau giữa “d” và “gi”, thế nên họ đã viết sai chính tả từ dành dụm.
3. "Dành giật" hay "giành giật" đúng chính tả
Từ “dành” sử dụng theo nghĩa tích cực như để dành, dành dụm. Từ “giành” dùng với nghĩa chiến đấu như giành giật, tranh giành. Do đó “giành giật” là từ đúng chính tả.
Như vậy có thể thấy thêm một điều quan trọng trong ngữ pháp. Đó chính là ngữ cảnh, hoàn cảnh. Khi sử dụng câu nói chúng ta cần chú ý đến trường hợp của câu để sử dụng một cách chính xác. Vì khả năng mắc lỗi chính tả là rất đa dạng. Chỉ khi chúng ta thực hành nhiều, nói nhiều và viết nhiều mới có thể hình thành nên kỹ năng lưu loát và thành thạo.
4. Để dành hay để giành
Để dành là từ đúng chính tả. Để giành không có trong từ điển tiếng việt, không có ý nghĩa. Để dành là một hành động để lại một thứ gì đấy để có thể dùng tiếp sau này.
5. Tranh giành hay tranh dành
Tranh giành là đúng chính tả. Tranh dành không có trong từ điển, không có ý nghĩa. Tranh giành là hành động, dùng để chỉ sự tranh giành, tranh nhau để lấy một cái gì đấy thuộc về mình.
6. Một số ví dụ về cách dùng dành và giành
- Viettel dành 10 năm để phát triển 5G
- Để dành một chỗ ngồi
- Dành cả tuổi thanh xuân
- Dành riêng cho tuổi thanh xuân
- Dành cho trẻ con tình cảm thân thương
- Món quà ý nghĩa dành cho cô giáo
- Lời chúc dành tặng mẹ
- Dành một phút mặc niệm
- Giành tấm huy chương vàng
- Giành giải nhất cuộc thi
- Giành chiến thắng
- Giành 3 điểm trước đối thủ
- Giành lại chính quyền
- Giành quyền nuôi con
- Giành giật để làm gì
7. Bí quyết viết đúng chính tả
Tập trung
Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu sai chính tả và cần phải chỉnh sửa, bạn cần phải tập trung nhiều hơn. Nếu bạn tự biết mình sai ở đâu nhưng do không cẩn thận, hãy tập trung bằng các phương pháp sau đây dọn dẹp sạch sẽ nơi ngồi làm việc, đủ ánh sáng, uống nhiều nước, không gian im lặng, tránh xa các trò chơi giải trí ồn ào,…
Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu sai chính tả và cần phải chỉnh sửa, bạn cần phải tập trung nhiều hơn
Chú ý từng từ
Bạn hãy chủ động ghi nhớ lại những từ ngữ bị sai lỗi chính tả và cách sửa hợp lý bằng cách dán giấy ghi nhớ lên tường. Nhìn thấy nhiều lần, não bộ sẽ tự động ghi nhớ những từ ngữ đúng từ đó giúp bạn có thể sửa lỗi chính tả một cách dễ dàng.
Sử dụng từ điển
Một cuốn từ điển tiếng Việt sẽ là lựa chọn hợp lý hơn so với từ điển trên mạng. Bạn sẽ có thể tra cứu những từ ngữ mà mình còn băn khoăn, có thể trau dồi thêm những từ mới để có thể sử dụng đúng ngữ cảnh.
Nhờ người khác soi bài
Thông thường bạn rất khó để phát hiện ra lỗi trong bài viết của chính mình. Cách đơn giản nhất đó chính là bạn hãy nhờ một người khác xem bài và chỉ ra lỗi. Khi bạn nhận được sự chỉ dẫn của người khác, não bộ sẽ tự khắc ghi nhớ lâu hơn và không còn gặp lại lần sau nếu vấp phải câu chữ tương tự.
Có một số lỗi không phải do bạn sai chính tả mà là do lỗi đánh máy. Sau khi viết, hãy kiểm tra lại cẩn thận bài viết của bạn để tìm và sửa những lỗi này.
>> Xem thêm: Khi nào thì viết I ngắn, khi nào thì viết Y dài?
Nói về chủ đề sai chính tả và những lỗi chính tả phổ biến mà các bạn rất hay gặp trong cách sử dụng Tiếng Việt, các bạn tham khảo thêm "Xúc tích" hay "Súc tích"? hay Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì đúng chính tả? hay Rẻ rách hay giẻ rách, ra nhập hay gia nhập. Mong rằng các cách phân biệt trên sẽ thật bổ ích cho các bạn.
Từ khóa » Giỗ Dành Hay Dỗ Dành
-
Dỗ Dành Là Gì? Dỗ Dành Hay Giỗ Dành Từ Nào Mới đúng Chính Tả?
-
Dỗ Dành Hay Giỗ Dành Từ Nào Mới đúng Chính Tả? Dỗ Dành Là Gì?
-
Viết "giỗ" Hay "dỗ" Mới Là đúng Chính Tả? - Wiki Hỏi Đáp
-
Giỗ Hay Dỗ - Khác Nhau Thế Nào? - Blog Chị Tâm
-
Nghĩa Của Từ Dỗ Dành - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "dỗ Dành" - Là Gì?
-
Dỗ Dành Nghĩa Là Gì?
-
Con điền Rỗ, Dỗ Hay Giỗ Vào Những Chỗ Trống Sau :
-
Phân Biệt Chính Tả: Rỗ/ Dỗ/ Giỗ - Olm
-
Phân Biệt "Giỗ" Hay "dỗ" Mới đúng Chính Tả? - Kwmv
-
Giỗ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giành Hay Dành Là đúng! Cả 2 đều đúng Tùy Các Trường Hợp Sau