Giáo án Bài Giảng Vật Lý 10: Quy Tắc Hợp Lực Song Song Cùng Chiều

Mời bạn cùng tham khảo mẫu bài soạn giáo án bài giảng môn Vật lí 10, bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Hocbai.edu.vn hy vọng rằng, sự chia sẽ mẫu bài thiết kế giáo án của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu phương pháp thiết kế giáo án môn Vật lý lớp 10 theo chương trình mới hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

a). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

b). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.

2-Về kĩ năng

a). Vận dụng được các quy tắc và điều kiện cân bằng trong bài để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

b). Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Các thí nghiệm theo Hình 19.1 và 19.2.

Học sinh

Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoat động 1. (8 phút)Làm thí nghiệm về trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song songNhận thức vấn đề cần nghiên cứu HS thảo luận trong nhóm và giữa các nhóm để đưa ra phương án khả thi, có thể là :-Dùng lực kế tác dụng lực vào vật.-Dùng các quả nặng treo vào vật. Một HS làm thí nghiệm biểu diễn, các học sinh khác quan sát, ghi lại các giá trị P1, P2 , F và các khoảng cách OO1, OO2.Cá nhân hoàn thành yêu cầu C1.Đặt vấn đề: Để tìm hợp lực của hai lực đồng quy ta áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. Vậy có quy tắc nào giúp ta tìm hợp lực của hai lực song song không. Qua bài học này ta sẽ nghiên cứu trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song để tìm quy tắc tổng hợp hai lực song song và điều kiện cân bằng của vật.GV yêu cầu HS thiết kế phương án thí nghiệm để đạt mục đích đề ra.GV nhận xét phương án của HS, sau đó giới thiệu thí nghiệm hình 19.1 SGK.Chú ý : thước rất nhẹ nên ta có thể bỏ qua tác dụng của trọng lực của thước.Yêu cầu HS:– Dùng lực kế đo trọng lượng P1 và P2– Làm thí nghiệm, tìm vị trí móc lực kế để thước nằm ngang. Đọc số chỉ của lực kế. Đánh dấu các vị trí O1, O2 và O.o. Hoàn thành yêu cầu C1.
Hoạt động 2. (20 phút)Tìm hiểu quy tắc hợp lực song song cùng chiềuHS thảo luận nhóm :– có tác dụng như hai lực nghĩa là phải vẫn giữ cho thước cân bằng và lực kế vẫn chỉ giá trị F như trước.-Sau khi thay thế cho hai lực thì thước sẽ chỉ còn chịu tác dụng của hai lực và Để thước cân bằng thì hai lực này phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.-Vậy đặt tại O và có độ lớn P = F hay P =P1+ P2 .Nhận xét: cùng chiều với hai lực , Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực, có điểm đặt nằm ở khoảng giữa điểm đặt của hai lực và giá song song với giá của hai lực.C2 : Cần chú ý biểu diễn các vectơ lực theo đúng điểm đặt và tỉ lệ xích.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.C3 : Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng.C4 : Trọng tâm của chiếc nhẫn lại nằm ngoài phần vật chất của chiếc nhẫn do tính chất đối xứng, hợp lực của hai phần nhỏ xuyên tâm bất kì đặt tại tâm của vòng nhẫn.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.o. Tìm một lực thay thế cho hai lực sao cho lực thay thế có tác dụng như hai lực đó. Lực thay thế này phải đặt ở đâu và có độ lớn bằng bao nhiêu ?Gợi ý : nhớ lại điều kiện cân bằng của một vật khi chịu tác dụng của hai lực. GV làm thí nghiêm kiểm chứng. o. Hoàn thành yêu cầu C2.GV phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.o. Hoàn thành yêu cầu C3.Yêu cầu học sinh tự đọc mục 3 phần I SGK để hiểu thêm về trọng tâm của vật rắn.o. Hoàn thành yêu cầu C4.GV nêu yêu cầu thực tế nhiều khi phải phân tích một lực thành hai lực song song, cùng chiều (Ví dụ: bài tập 4, 5 SGK). Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực nên cũng phải tuân theo quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.GV có thể mở rộng cho HS: quy tắc tổng hợp hai lực song song ngược chiều.o. Từ hình 19.6 SGK, tìm hợp lực của hai lực ?GV chính xác hóa nội dung của quy tắc này.
Hoạt động 3. (8 phút)Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Cá nhân suy nghĩ, trả lời:-Ba lực đồng phẳng.-Lực ở trong ngược chiều với ; hai lực ở ngoài.-Hợp lực của hai lực ở ngoài cân bằng với lực ở trong.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.Trả lời: điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực song song hoặc không song song là :-Ba lực phải đồng phẳng.-Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.o. Trong thí nghiệm hình 19.1 SGK, thước chịu tác dụng của ba lực song song và thước ở trạng thái cân bằng. Ba lực này có đặc điểm gì ? Quan hệ của lực ở trong với hai lực ở ngoài như thế nào ? GV phát biểu điều kiện càn bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.o. Hãy so sánh với điều kiện cân bằng của một vât chiu tác dung của ba lưc không song song để suy ra điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực?
Hoạt động 4. (7phút)Củng cố, vận dụng.Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ SGK.Làm bài tập 3 SGK.GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm: quy tắc tổng hợp lực song song cùng chiều và điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK.Gợi ý:-Coi đòn gánh là một vật chịu tác dụngcủa hai lực song song cùng chiều, đó là trọng lực của thúng gạo và thúng ngo (bỏ qua trọng lực của đòn gánh).Để gánh được (đòn gánh cân bằng), thì vai người phải đặt ở đúng vị trí hợp lực của hai lực trên. Từ đó đưa về bài toán tìm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều.
Hoạt động 5. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà : làm bài tập 4, 5, 6 SGK.-Ôn lại kiến thức về momen lực.

Từ khóa » Giáo án Bài Quy Tắc Hợp Lực Song Song Cùng Chiều