Giáo án Bài Thơ Cô Dạy Con Chi Tiết Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 1
Tên bài:
THƠ: “CÔ DẠY CON”
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Cô dạy con”, tên tác giả của bài thơ (Bùi Thị Tình)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông.
- Trẻ thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng
- Trẻ nói đúng tên bài thơ, tác giả, đọc thơ diễn cảm bài thơ.
- Trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, đúng câu hỏi của cô.
- Biết hợp tác với bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ chung
3. Thái độ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn phát biểu và trả lời câu hỏi của cô.
- Có ý thức chấp hành luật giao thông
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Video bài thơ
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát: “Bạn ơi có biết”
- Lô tô các loại PTGT, mô hình môi trường hoạt động các loại PTGT
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
| Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1. Ổn định- gây hứng thú - Cho trẻ chơi trò chơi: “Tạo dáng” Nhận xét, khen trẻ - Hình ảnh của các loại phương tiện giao thông đã đươc cô Bùi Thị Tình viết thành một bài thơ thật hay có tên gọi “ Cô dạy con”, chúng mình cùng lắng nghe nhé. 2. Hoạt động 2. Vào bài a. Cô đọc thơ diễn cảm - Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả - Cô đọc thơ lần 2: Qua video Bài thơ nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông đấy. b. Giảng giải -trích dẫn- đàm thoại *Giảng giải-trích dẫn Sau giờ học ở trường, bạn nhỏ trong bài thơ đã kể với mẹ của mình những lời cô giáo dạy về bài phương tiện giao thông: “Mẹ! mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay - bay đường không Ô tô - chạy đường bộ Tàu thuyền, ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi” Bạn nhỏ đã kể rằng: Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không, bay trên trời; ô tô chạy trên đường bộ; tàu thuyền, ca nô là phương tiện giao thông đường thuỷ chạy trên mặt nước. Bạn nhỏ đã rất ghi nhờ lời cô giáo dạy: “Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu của sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi” Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn giao thông; còn khi ngồi trên xe ô tô thì không được thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ. Khi đến ngã tư đường phố phải quan sát đèn tín hiệu, đèn đỏ bật lên thì dừng lại, đèn vàng bật lên thì chuẩn bị và chỉ sang đường khi đèn tín hiệu màu xanh bật lên Những lời cô dạy thì bạn nhỏ luôn luôn ghi nhớ không bao giờ quên được: “Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được” * Đàm thoại + Các con vừa đọc bài thơ gì nhỉ? Do ai sáng tác? + Trong bài thơ có nhắc đến các phương tiện gì nhỉ? + Các PTGT đó chạy ở đâu? + Cô giáo đã dạy bạn nhỏ những gì? + Đến ngã tư đường phố con phải chú ý điều gì? + Khi tham gia giao thông chúng mình phải chú ý điều gì? * Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải c. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc theo cô 2 lần - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ - Cho cả lớp đọc theo hình thức to - nhỏ, đọc nối - Cô chú ý sửa sai cho trẻ d. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Cô có 2 mô hình là môi trường hoạt động của các loại PTGT. Nhiệm vụ của các con là sẽ chọn và gắn các PTGT đúng nơi hoạt động của chúng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc một bản nhạc, đội nào gắn được đúng và nhiều PTGT nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét trẻ chơi 3. Hoạt động 3. Kết thúc - Nhận xét chung - Các con ạ. Các PTGT và những lời cô giáo dạy không chỉ có ở trong bài thơ mà còn được chú Hoàng Văn Yến sang tác thành 1 bài hát có tên gọi “bạn ơi có biết”. Chúng mình cùng đứng lên và thể hiện bài hát này thật hay nhé |
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ hát |
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 2
1. Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ và nhớ tên bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một số phương tiện giao thông, nơi hoạt động và một số quy định khi tham gia giao thông
* Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được sắc thái, tình cảm khi đọc bài thơ
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ có ý thức tham gia giao thông theo đúng quy định
2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trong lớp
- Hình ảnh minh hoạ bài thơ “Cô dạy con”
- Nhạc, ti vi, nhạc bài hát
3. Tổ chức hoạt động
* Gây hứng thú giới thiệu các cô giáo đến dự
- Hát “Đi đường em nhớ”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Chúng mình đã nhớ được những gì khi hát bài hát này?
- Có một bài thơ rất hay của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô dạy bé về các loại phương tiện giao thông và nơi hoạt động của từng loại phương tiện giao thông đấy, đó là bài thơ nào? bạn nào biết?
* Hoạt động 1: Thể hiện bài thơ “Cô dạy con” tác giả Bùi Thị Tình
- Chúng mình cùng cô đọc bài thơ đó nào.
- Cô và chúng mình vừa đọc bài thơ gì, bài thơ do ai sáng tác?
(Nhận xét trẻ đọc)
- Để bài thơ được hay hơn và diễn cảm hơn chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình và nghe cô đọc lại bài thơ nhé.
- Cô đọc thơ lần 2: kết hợp hình ảnh minh hoạ.
* Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ
- Cả lớp đọc thơ
- Bài thơ nói về điều gì?
- Trong bài thơ được nhắc đến những loại phương tiện giao thông nào?
- Những loại phương tiện giao thông đó được hoạt động ở đâu?
- Cô giáo còn dạy các bạn nhỏ điều gì khi tham gia giao thông? đoạn thơ nào thể hiện điều đó?
- Bé đã ghi lời cô ra sao?
* Hoạt động 3: Trẻ thể hiện bài thơ
(Cô hướng dẫn trẻ đọc thơ và khuyến khích trẻ đọc thơ)
- Trẻ đọc thơ trên nền nhac, đọc theo các hình thức.
- Qua bài thơ con học được điều gì khi tham gia giao thông
+ Giáo dục trẻ: Khi tham gia giao thông phải chấp hành quy định giao thông, khi đi thì đi bên phải, khi ngồi trên tàu xe không chen lấn xô đẩy, thò đầu ra ngoài, đi đến ngã tư đường phố phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
+ Kết thúc hát: Em đi qua ngã 4 đường phố
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 3
1. Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ và nhớ tên bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một số phương tiện giao thông, nơi hoạt động và một số quy định khi tham gia giao thông
* Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được sắc thái, tình cảm khi đọc bài thơ
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ có ý thức tham gia giao thông theo đúng quy định
2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trong lớp
- Hình ảnh minh hoạ bài thơ “Cô dạy con”
- Nhạc, ti vi, nhạc bài hát
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Dư kiến hoạt động của trẻ |
* Gây hứng thú giới thiệu các cô giáo đến dự - Hát “Đi đường em nhớ” - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Chúng mình đã nhớ được những gì khi hát bài hát này? - Có một bài thơ rất hay của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô dạy bé về các loại phương tiện giao thông và nơi hoạt động của từng loại phương tiện giao thông đấy, đó là bài thơ nào? bạn nào biết? * Hoạt động 1: Thể hiện bài thơ “Cô dạy con” tác giả Bùi Thị Tình - Chúng mình cùng cô đọc bài thơ đó nào. - Cô và chúng mình vừa đọc bài thơ gì, bài thơ do ai sáng tác? (Nhận xét trẻ đọc) - Để bài thơ được hay hơn và diễn cảm hơn chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình và nghe cô đọc lại bài thơ nhé. - Cô đọc thơ lần 2: kết hợp hình ảnh minh hoạ. * Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ - Cả lớp đọc thơ - Bài thơ nói về điều gì?
- Trong bài thơ được nhắc đến những loại phương tiện giao thông nào?
- Những loại phương tiện giao thông đó được hoạt động ở đâu?
- Cô giáo còn dạy các bạn nhỏ điều gì khi tham gia giao thông? đoạn thơ nào thể hiện điều đó?
- Bé đã ghi lời cô ra sao? * Hoạt động 3: Trẻ thể hiện bài thơ (Cô hướng dẫn trẻ đọc thơ và khuyến khích trẻ đọc thơ) - Trẻ đọc thơ trên nền nhac, đọc theo các hình thức. - Qua bài thơ con học được điều gì khi tham gia giao thông
+ Giáo dục trẻ: Khi tham gia giao thông phải chấp hành quy định giao thông, khi đi thì đi bên phải, khi ngồi trên tàu xe không chen lấn xô đẩy, thò đầu ra ngoài, đi đến ngã tư đường phố phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông. + Kết thúc hát: Em đi qua ngã 4 đường phố |
- Trẻ chào đón các cô - Trẻ hát Đi đường em nhớ - Bài hát Đi đường em nhớ - Không đi bên trái mà đi bên phải đường....
- Bài thơ Cô dạy con
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Bài thơ Cô dạy con, do tác giả Bùi Thị Tình sáng tác
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ - Bài thơ nói về phương tiện giao thông, nơi hoạt động của phương tiện giao thông và một số quy định khi tham gia giao thông) - Bài thơ nhắc đến máy bay, ô tô, tàu thuyền -Máy bay- bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi - Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi -Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được - Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, bạn nam, nữ, cá nhân (đọc to nhỏ, nối tiếp) - Khi tham gia giao thông phải chấp hành quy định giao thông. - Em đi qua ngã 4 đường phố |
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 4
* KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết được một số luật lệ giao thông khi đi trên đường, ngồi trên tàu xe...
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Rèn cho trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, trả lời đúng câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt dộng, mạnh dạn phát biểu và trả lời câu hỏi của cô.
* CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát “ Em tập lái ô tô” nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
- Mô hình vườn rau.
2. Đồ dùng của trẻ:
3. Phương tiện phục vụ dạy học:
- Chiếu cho trẻ ngồi
* TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
* Ổn định gây hứng thú: Cho trẻ hát bài: “ Em tập lái ô tô” + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nhắc đến phương tiện giao thông nào? + Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? + Ngoài ô tô ra các con biết còn có những loại phương tiện giao thông nào nữa? - Các con ạ, từ những phương tiện giao thông đó mà nhà thơ Bùi Thị Tình đã có nhiều nỗi niềm say mê cảm hứng và đã viết lên bài thơ rất hay về phương tiện giao thông. Đó là bài thơ “ Cô dạy con”. Các con hãy ngồi thật đẹp lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé! * Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh minh họa * Trích dẫn – Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? + Trong bài thơ nhắc đến những phương tiện giao thông nào? + Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô chạy ở đâu? * Trích: “ Mẹ, mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay, bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi!” + Ngoài ra cô dạy khi đi bộ thì đi ở đâu? + Khi ngồi tên tàu xe phải như thế nào? * Trích: “Khi đi trên đường bộ Nhớ đi tên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ” Các con ạ, “Vỉa hè” là phần đường dành cho người đi bộ, đi trên lề đường bên tay phải theo hướng đi của mình. + Đến ngã tư đường phố con phải làm gì? *Trích: “Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi” - Các con sẽ làm gì khi tham gia giao thông? Vì sao? * Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật lệ giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cua sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, đi về phía tay phải... * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần - Cô mời tổ đọc thơ - Cô mời nhóm đọc thơ - Cô mời cá nhân đọc thơ Cô cho cả lớp đọc thơ theo hình thức to - nhỏ theo sự nâng tầm tay của cô. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho cả lớp đọc thơ 1 lần nữa. - Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? - Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ. * Hoạt động 3: Kết thúc: Cho trẻ làm “ Máy bay” và đi ra ngoài. |
- Cả lớp hát cùng cô - Em tập lái ô tô - Đường bộ - Xe máy, Xe đạp,... - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Bài thơ“ Cô dạy con” - Cô Bùi Thị Tình sáng tác - Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô - “ Máy bay bay đường không, ô tô chạy đường bộ, tàu thuyền.....đường thủy mẹ ơi”
- Đi trên vỉa hè - Không thò đầu cửa sổ
- Trẻ lắng nghe
- Đèn đỏ ......đèn xanh mới đi
- Chấp hành luật lệ giao thông, vì nếu không sẽ xảy ra tai nạn. - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp đọc thơ - Tổ đọc thơ ( 3 tổ) - Nhóm đọc thơ ( 2 nhóm) - Cá nhân đọc thơ (1 – 2 trẻ) - Cả lớp đọc - Cả lớp đọc
- Bài thơ “ Cô dạy con” do cô Bùi Thị Tình
- Trẻ làm máy bay và đi ra ngoài. |
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 5
Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc thuộc thơ.
- Biết đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện nhịp điệu của bài thơ.
b. Kỹ năng:- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ.
- Phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng cho trẻ.
c. Thái độ:- Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông và ý nghĩa của đèn giao thông.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô:- Hình ảnh minh họa cho bài thơ trên Power Point, nhạc đêm cho bài thơ.
- Âm nhạc bài hát: “ Bạn ơi có biết”.
b. Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng, trẻ thuộc thơ
c. Địa điểm: Trong lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Trò chuyện – gây hứng thú vào bài - Cho trẻ hát bài hát “ Bạn ơi có biết” . + Chúng mình vừa hát bài gì? + Trong bài hát có nhắc đến những phương tiện giao thông nào? + Khi đến trường các con được cô giáo dạy cho những gì nào? Có một bài thơ nói về các bạn nhỏ khi đến trường đi học đã được cô giáo dạy cho biết những loại phương tiện giao thông, rồi những quy định khi tham gia giao thông. + Chúng mình cho cô biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? * Hoạt động 1 : Cô đọc thơ diễn cảm - Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả. - Mời cả lớp đọc bài thơ 1 lần. + Bài thơ nói về điều gì? - Bài thơ nói về bạn nhỏ đã kể lại những điều cô giáo dạy ở lớp về những PTGT và luật ATGT. - Tác giả Bùi Thị Tình đã nói về các PTGT và 1 số quy định khi tham gia giao thông 1 cách sinh động và sâu sắc. Bài thơ sẽ hay hơn khi các con đọc thơ thật diễn cảm - Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe trên nền nhạc Khi đọc chúng ta đọc chậm rãi, nhấn giọng vào các từ như: “mẹ ”, đọc nhấn mạnh vào các từ nói về PTGT như: “máy bay, ôtô,…đèn đỏ, đèn xanh…”…ở 2 câu thơ cuối nói lên các bạn nhỏ đã ghi nhớ những lời cô dạy thì chúng mình đọc nhỏ nhẹ, giống như lời thủ thỉ của bạn nhỏ đối với cô giáo. - Chúng mình cùng đọc với cô nào! * Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải + Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? của ai? + Trong bài thơ có những loại phương tiện giao thông gì? “ Máy bay , bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu, thuyền ca nô đó Chạy đường thuỷ mẹ ơi + Cô giáo còn dạy các bạn nhỏ những điều gì khi tham gia giao thông? “ …Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ” + Từ “ Không thò đầu cửa sổ” nghĩa là thế nào? (Cô giảng giải: Đó là khi ngồi trên tàu xe các con không được ngó ra ngoài cửa sổ như vậy sẽ rất nguy hiểm) + Khi đến ngã tư đường phố gặp tín hiệu đèn giao thông các con phải làm gì? “ Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi” - Câu thơ nào nói bạn nhỏ đã nhớ lời cô dạy rôi? “ Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được” - Để xem các con có thực hiện đúng luật giao thông không cô và chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi: Đèn tín hiệu nhé. - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Đèn tín hiệu”. * Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ diễn cảm. - Bây giờ chúng mình cùng đọc diễn cảm bài thơ cho các cô nghe xem các con đã nhớ lời cô dạy chưa nhé? - Cả lớp đọc theo cô 1 lần. - Thi đua các tổ đọc, Nhóm, cá nhân trẻ đọc. + Qua bài thơ các con học được điều gì? Các con sẽ làm gì khi tham gia giao thông? * Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi đi ra đường nhớ đi bên lề đường phía tay phải của chúng mình, các con dưới 6 tuổi ra đường phải có người lớn dắt, khi ngồi trên xe thì không được đùa nghịch kẻo rất nguy hiểm. * Kết thúc:- Cho tập thể đọc thơ diễn cảm 1 lần. |
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe - Bài thơ “ Cô dạy con” của nhà thơ Bùi Thị Tình - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp cùng đọc thơ cùng cô - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý
- Trẻ đọc thơ thi đua nhau. - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc bài thơ |
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 6
1. Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ “Cô dạy con”, nhớ tên tác giả: Bùi Thị Tình.
- Hiểu nội dung bài thơ: nói về con đường đi của từng loại phương tiện giao thông.
+ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+ Thái độ:
- Trẻ lắng nghe và nhớ lời cô dặn.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh trên vi tính thể hiện nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát “Đi đường em nhớ”.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô và trẻ hát + vận động bài “Đi đường em nhớ” - Các con ơi! cm vừa cùng cô hát bài hát gì? - Cô giáo đã dạy bé điều gì? - Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa? Cô có một bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình cũng viết về những điều cô dạy bé về các loại phương tiện giao thông, và con đường đi của từng loại phương tiện giao thông, để biết bài thơ như thế nào, chúng mình cùng lắng nghe cô đọc nhé Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ “Cô dạy con” - St: Bùi Thị Tình. a. Cô đọc mẫu - Lần 1: đọc diễn cảm. + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Do ai sáng tác - Lần 2 : Đọc thơ kết hợp tranh minh họa. + Đàm thoại - trích dẫn - Cô giáo dạy bé điều gì? “ Mẹ! Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông” - Có những loại phương tiện giao thông gì? - Đó là phương tiện giao thông đường gì? Máy bay- bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi” - Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa? Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè - Khi ngồi trên tàu xe thì sao? Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ - Khi đến ngã tư đường phố bé phải chấp hành như thế nào? Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con nhớ đi - Bé ghi lời cô ra sao? Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được. Giáo dục trẻ: Bé nghe lời cô giáo, khi đi đi bên phải, khi ngồi trên xe không thò đầu ra ngoài, đi đến ngã tư đường phố phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, các con nhớ chưa? * Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 3 – 4 lù¬t. - Tổ đọc thơ . - Tổ đọc thơ nối tiếp - Nhóm đọc thơ thi đua nhau - Cá nhân đọc thơ * Cả lớp đọc 1 lần nữa Hoạt động 3: TC: Làm theo tín hiệu - Cách chơi: + Cô nói “Ôtô xuất phát” trẻ làm động tác lái xe ô tô, miệng kêu “Bim bim” và chạy chậm.Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy. + Cô nói tiếp “Máy bay cất cánh” trẻ dang hai tay sang hai bên, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu ù ù và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay, cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ và chậm lại. Cô nói “ Máy bay hạ cánh” đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại + Cô nói tiếp “Thuyền ra khơi” , trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói “Thuyền về bến” đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ. Trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền. + Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng. - Tổ chức cho trẻ chơi Kết thúc: Nhận xét buổi học, trẻ hát bài “Đường em đi” |
- Trẻ hát cùng cô
- Đi đường em nhớ ạ - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe - Bài thơ “Cô dạy con” -Cô Bùi Thị Tình ạ -Trẻ lắng nghe và quan sát
- Dạy bài phương tiện giao thông
- Máy bay, ô tô, tàu thuyền
- Khi đi bộ thì đi trên vỉa hè ạ - Không thò đầu ra cửa sổ - Chấp hành tín hiệu đèn giao thông - Con nhớ ghi và không bao giờ quên ạ
- Trẻ lắng nghe
-Cả lớp dọc thơ - Tổ đọc thơ -Tổ đọc nối tiếp nhau - Nhóm đọc thơ -Cá nhân đọc thơ - Cả lớp đọc lại 1 lần - Trẻ tham gia chơi - Trẻ hát |
Giáo án bài thơ Cô dạy con chi tiết hay nhất - Mẫu số 7
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Cô dạy con”, tên tác giả của bài thơ (Bùi Thị Tình)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông.
- Trẻ thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng
- Trẻ nói đúng tên bài thơ, tác giả, đọc thơ diễn cảm bài thơ.
- Trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, đúng câu hỏi của cô.
- Biết hợp tác với bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ chung
3. Thái độ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn phát biểu và trả lời câu hỏi của cô.
- Có ý thức chấp hành luật giao thông
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Video bài thơ
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát: “Bạn ơi có biết”
- Lô tô các loại PTGT, mô hình môi trường hoạt động các loại PTGT
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1. Ổn định- gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Tạo dáng”
Nhận xét, khen trẻ
- Hình ảnh của các loại phương tiện giao thông đã đươc cô Bùi Thị Tình viết thành một bài thơ thật hay có tên gọi “ Cô dạy con”, chúng mình cùng lắng nghe nhé.
2. Hoạt động 2. Vào bài
a. Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc thơ lần 2: Qua video
Bài thơ nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông đấy.
b. Giảng giải -trích dẫn- đàm thoại
*Giảng giải-trích dẫn
Sau giờ học ở trường, bạn nhỏ trong bài thơ đã kể với mẹ của mình những lời cô giáo dạy về bài phương tiện giao thông:
“Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay - bay đường không
Ô tô - chạy đường bộ
Tàu thuyền, ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ ơi”
Bạn nhỏ đã kể rằng: Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không, bay trên trời; ô tô chạy trên đường bộ; tàu thuyền, ca nô là phương tiện giao thông đường thuỷ chạy trên mặt nước.
Bạn nhỏ đã rất ghi nhờ lời cô giáo dạy:
“Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu của sổ
Đến ngã tư đường phố
Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con mới đi”
Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn giao thông; còn khi ngồi trên xe ô tô thì không được thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ. Khi đến ngã tư đường phố phải quan sát đèn tín hiệu, đèn đỏ bật lên thì dừng lại, đèn vàng bật lên thì chuẩn bị và chỉ sang đường khi đèn tín hiệu màu xanh bật lên
Những lời cô dạy thì bạn nhỏ luôn luôn ghi nhớ không bao giờ quên được:
“Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được”
* Đàm thoại
+ Các con vừa đọc bài thơ gì nhỉ? Do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ có nhắc đến các phương tiện gì nhỉ?
+ Các PTGT đó chạy ở đâu?
+ Cô giáo đã dạy bạn nhỏ những gì?
+ Đến ngã tư đường phố con phải chú ý điều gì?
+ Khi tham gia giao thông chúng mình phải chú ý điều gì?
* Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải
c. Dạy trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc theo cô 2 lần
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ
- Cho cả lớp đọc theo hình thức to - nhỏ, đọc nối
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
d. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Cô có 2 mô hình là môi trường hoạt động của các loại PTGT. Nhiệm vụ của các con là sẽ chọn và gắn các PTGT đúng nơi hoạt động của chúng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc một bản nhạc, đội nào gắn được đúng và nhiều PTGT nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét trẻ chơi
3. Hoạt động 3. Kết thúc
- Nhận xét chung
- Các con ạ. Các PTGT và những lời cô giáo dạy không chỉ có ở trong bài thơ mà còn được chú Hoàng Văn Yến sang tác thành 1 bài hát có tên gọi “bạn ơi có biết”. Chúng mình cùng đứng lên và thể hiện bài hát này thật hay nhé
Từ khóa » Bài Thơ Cô Dạy Giáo án
-
Giáo án HĐC LÀM QUEN BÀI THƠ “CÔ DẠY”
-
Lĩnh Vực Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ Cô Dạy | Giáo án Mầm Non
-
Giao An Day Doc Tho. Cô Dạy.PTNN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Thơ " Cô Dạy" - NT - Trường Mầm Non Đại Tự
-
Giáo án Dạy Thơ: "Cô Dạy Con - Trường MN Thượng Ân
-
Giáo án Thơ “Cô Dạy Con” - Trường Mầm Non Bản Ngoại
-
GIÁO ÁN THƠ CÔ DẠY CON LỚP 5TA5 - Trường MN Bích Động
-
Giáo án điện Tử Bài Thơ Cô Dạy - .vn
-
Thơ : Cô Dạy ( Chủ đề : Bản Thân )
-
Thơ: Cô Dạy - GIÁO ÁN - Hồ Thị Minh Phụ - - Thư Viện Trực Tuyến Violet
-
Giáo án Thơ: Cô Dạy- 4-5 Tuổi - Trường Mầm Non Tân Lợi
-
Top 5 Giáo án Bài Thơ Cô Dạy Con Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất