Giáo án Bài Thơ Sóng Hay Dễ Hiểu - Học Văn 12 - Tài Liệu Text - 123doc

giáo án bài thơ Sóng hay dễ hiểu - Học văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.91 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

------ <b>I. </b> <b>TÌM HIỂU CHUNG </b>

<b>1. Về tác giả </b><b>a. Vị trí, vai trị: </b>

+ Là một trong những nhà tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

+ Là nhà thơ nữ viết về tình yêu hay nhất sau Cách mạng tháng Tám nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung

<b>b. Cuộc đời, con người </b>

- Mất mẹ sớm, ở với bà từ nhỏ (La Khê- Hà Đông) - Hai lần kết hôn với hai người chồng đều là nghệ sĩ:

+ Nghệ sĩ Lưu Tuấn (nghệ sĩ violon) + Thi sĩ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ

- Mắc bệnh tim, chết trong một tai nạn thương tâm cùng chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Khánh Thơ.

 Cuộc đời nhiều vất vả, trắc trở - Con người Xuân Quỳnh:

+ Là người phụ nữ có cá tính, dám u, dám đi tìm hạnh phúc thực sự.

+ Là người phụ nữ biết chăm lo,vun vén, nhẫn nại và chu đáo, giàu đức hi sinh, lòng vị tha.

+ Là người mẫn cảm, tinh tế, trái tim đa cảm, giàu trực cảm

 Những trắc trở, vất vả trong cuộc đời và những đặc điểm về con người đã để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác văn chương của Xuân Quỳnh.

<b>c. Phong cách: </b>

- Hồn nhiên tươi tắn, chân thành đằm thắm

- Luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường

- Khát vọng sống, khát vọng yêu mãnh liệt luôn đi liền với cảm thức lo âu, sự băn khoăn, trăn trở về những biến suy, phai nhạt, bất trắc, đổ vỡ.

 Dù viết về tình u lứa đơi; thế giới trẻ thơ hay những quan hệ nhân sinh muôn vẻ, thơ Xuân Quỳnh vẫn ln nổi bật vẻ nữ tính.

<b>2. Về tác phẩm </b>

- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)

- Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả của chuyến đi thực tế đến biển Diêm Điền-Thái Bình năm 1967.

- Bố cục: 3 phần

<b>SÓNG_XUÂN QUỲNH </b>

<b>Giáo viên: Hoàng Nhung- 5star.edu.vn </b>

<b>★ ★ ★ ★ ★ </b>

</div><span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Phần 1: Hai khổ đầu- Cảm nhận về sóng biển và tình u

+ Phần 2: Bốn khổ giữa- Suy tư về nguồn gốc của tình u, lịng thủy chung, nỗi nhớ

+ Phần 3: Ba khổ cuối- Mượn quy luật của tự nhiên để nói lên quy luật của tình yêu

<b>II. </b> <b>ĐỌC- HIỂU BÀI THƠ </b>

<b>1. Cảm nhận về sóng biển và tình u </b><b>a. Khổ 1 </b>

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sơng khơng hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

- Hai câu thơ đầu vừa là những hình ảnh tả thực vừa là những hình ảnh biểu trưng:

+ Các tính từ đối lập, tương phản: Dữ dội>< dịu êm Ồn ào>< lặng lẽ

 Tả thực trạng thái của sóng biển: lúc dịu êm khoan thai, lúc dồn dập, dữ dội  Biểu trưng cho: Trạng thái tâm lý của người con gái trẻ lúc đang yêu: lúc

dạt dào, sôi nổi; lúc da diết, lắng sâu; lúc hờn giận vơ cớ…nhiều cung bậc cảm xúc.

 “Sóng” biển giống như “em”, đồng điệu bởi đều luôn xao động, đều không đứng yên một trạng thái

+ Điệp cấu trúc câu và kết từ “và”: thể hiện tính độc lập của các trạng thái cùng mối quan hệ giữa các trạng thái.

 Sóng biển: Trạng thái của sóng ln xao động.

 Sóng lịng: Người con gái lúc đang u ln có những cảm xúc phong phú.  Các đặc điểm trái ngược mà thống nhất của sóng theo khơng gian: bề mặt

dữ dội, bề sâu dịu êm và ngược lại giống như sự mâu thuẫn, đỏng đảnh, khó chiều, cảm xúc thất thường của người con gái lúc đang yêu.

 Xuân Quỳnh tả thực quy luật của sóng nước, sóng biển cũng là quy luật tâm lí của người con gái lúc đang yêu.

 Cách mở đầu bài thơ bằng nhận xét mô tả trực tiếp những đặc tính của thiên nhiên- những phẩm chất và quy luật của con người khiến người đọc ngỡ ngàng, ngạc nhiên và thú vị.

- Hai câu thơ sau là quan niệm về tình yêu rất mới mẻ, táo bạo + Không gian đối lập:

 “sông”: bé nhỏ, chật hẹp, tù túng

 “bể” (biển): rộng lớn, bao la, khoáng đạt + Mình: Thế đại từ, “mình” ở đây là sóng.

</div><span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Động từ “tìm ra”: trạng thái chủ động, mãnh liệt, không nhẫn nhục, cam chịu mà chủ động tìm kiếm hạnh phúc

 Vượt lên những quy nghĩ và quan niệm về tình yêu nhỏ bé, tầm thường, quanh quẩn, “sóng” đã tự mình tìm ra biển rộng, hịa nhập cùng sóng biển, sóng đại dương để hiểu hết chính bản thân mình

 Quan niệm tình yêu mới mẻ, táo bạo: Người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc thực sự cho mình, chủ động tìm kiếm người đàn ông, bến đỗ thực sự hiểu mình.

<b>b. Khổ 2 </b>

“Ơi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” - Trạng từ chỉ thời gian:

+“ngày xưa”: thời gian quá khứ +“ngày sau”: thời gian tương lai

 Tả thực: Con sóng mn thủa vẫn vỗ vào bờ, vẫn xao động với nhiều trạng thái

 Biểu trưng: Tình u mn đời vẫn vậy, dù thời gian quá khứ hay tương lai, khát vọng tình yêu cũng vẫn trường tồn và bất diệt

- Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ” gợi liên tưởng: + sóng: nhịp vỗ

+ ngực trẻ: nhịp tim

- Tính từ “bồi hồi”: trạng thái ln thường trực, ln đong đầy

 Khẳng định khát vọng tình u là khát vọng muôn đời của con người, của nhân loại.

 Nhận xét khái quát nhưng mang đầy trực cảm, tình cảm chân thành và hồn nhiên mà đúng đắn, khái quát. Đây chính là quy luật vận động mn đời, vĩnh hằng của tình u

<b>2. Suy tư về nguồn gốc của tình u; nỗi nhớ; lịng chung thủy </b><b>a. Suy tư về nguồn gốc của tình u </b>

“Trước mn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gio bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”

</div><span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Không gian “muôn trùng sóng bể”: rộng lớn, mênh mơng gợi liên tưởng đến trùng điệp, chất chồng khó khăn, xa cách (Có thể liên hệ bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan)

- Điệp cấu trúc “Em nghĩ về”, “Em nghĩ về”: Sự suy tư, trăn trở của “em” muốn rốt ráo kiếm tìm đáp án cho những băn khoăn của mình. Sự băn khoăn ln thường trực.

- Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?” : Sự băn khoăn của “em” về nguồn gốc của sóng, có được ngay câu trả lời “Sóng bắt đầu từ gió”

- Câu hỏi tu từ “Gió bắt đầu từ đâu?”: Sự băn khoăn của “em” về nguồn gốc của gió, khơng có được câu trả lời.

- Câu hỏi tu từ “Khi nào ta yêu nhau”: Sự băn khoăn của “em” về nguồn gốc của tình yêu, về thời điểm bắt đầu tình u, khơng có được câu trả lời.

- Đảo ngữ “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” “Khi nào ta yêu nhau/ Em cũng không biết nữa”: Đáp trước hỏi sau, sự băn khoăn lên đến cao độ, dù đã biết trước câu trả lời nhưng vẫn muốn “cố tìm để hiểu”.

 Hai câu hỏi tu từ về các hiện tượng tự nhiên, “em” có được cho mình câu trả lời của một câu hỏi. Còn câu hỏi về nguồn gốc của tình u thì khơng có đáp án.

 Khát vọng muốn truy tìm đến cùng tận về nguồn gốc của tình u là khát vọng mn đời của con người.

Xuân Diệu đã viết:

“Làm sao cắt nghĩa được tình u Có khó gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

 Xuân Quỳnh cũng muốn “cắt nghĩa”, muốn lý giải về tình yêu nhưng cũng khơng tìm được câu trả lời

- “Em cũng không biết nữa”: là lời thú nhận thành thực, hồn nhiên đầy nữ tính, giống như cái lắc đầu khơng biết thật có dun của người phụ nữ hồn nhiên, chân thành.

- Cách cắt nghĩa tình yêu rất hồn nhiên, chân thành , nữ tính và trực cảm .

<b>b. Suy tư về nỗi nhớ trong tình u </b>

“Con sóng dưới lịng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm khơng ngủ được Lịng em nhớ đến anh Cả trong mơ cịn thức”

- Nỗi nhớ trong tình u là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao) “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”

(Chinh phụ ngâm)

</div><span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-Đối lập “dưới lòng sâu”>< “trên mặt nước” : xác lập không gian tồn tại nỗi nhớ bao trùm tất cả mọi nơi.

- Thán từ “Ôi”: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp

- Điệp câu trúc “sóng nhớ bờ” , “em nhớ anh”: So sánh tinh tế, hai hình tượng đan kết vào nhau, tách rời mà lại thống nhất.

- Trạng từ chỉ thời gian “ngày đêm”: xác lập thời gian tồn tại nỗi nhớ kéo dài cả ngày lẫn đêm.

=> Nỗi nhớ :

+ Bao trùm cả khơng gian : “… dưới lịng sâu…. …trên mặt nước ….” + Thao thức trong mọi thời gian : “ngày đêm không ngủ được.”

- Cách diễn tả phi logic “Cả trong mơ còn thức”:

+ Nỗi nhớ thao thức cả trong mơ, dạt dào, da diết, cuồn cuộn như những đợt sóng vô hồi vô hạn, thường trực, cồn cào.

+ Nỗi nhớ từ tâm hồn đến tiềm thức, vô thức

+ Trong bài thơ “Tự hát”, Xuân Quỳnh cũng từng sử dụng cách diễn đạt phi logic này:

“ Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập khi cuộc đời khơng cịn nữa Nhưng biết u anh cả khi chết đi rồi”

+ Những điều vô lý lại trở nên có lý bởi trái tim yêu nồng nhiệt, đắm say bởi nỗi nhớ cồn cào, mãnh liệt.

+ Cách nói cường điệu nhưng hợp lý nhằm tơ đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng nhà thơ. - Khổ thơ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ: phá vỡ cấu trúc thể loại, thể hiện

cảm xúc mãnh liệt, khổ thơ 4 câu không bao chứa hết cảm xúc về nỗi nhớ mãnh liệt, da diết.

<b>c. </b> <b>Suy tư về sự thủy chung trong tình yêu </b>

“Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

- Đối lập “xi”>< “ngược”: sự trắc trở, sự khó khăn, chia cắt, những ngang trái của cuộc đời vạn biến, thăng trầm

“phương Bắc”><”phương Nam”: sự chia cắt, chia lìa, ngăn cách

- Cách nói ngược “xi Bắc” , “ngược Nam”: cách nói phi lý càng làm tăng thêm sự chia căt, ngăn trở

- Số từ “một”: sự duy nhất, tuyệt đối

+ Hướng về duy nhất một phương: phương anh + Thể hiện tình cảm thủy chung như nhất

 Cuộc đời xuôi bắc, ngược nam vạn biến và nhiều thăng trầm, duy chỉ có sự chung thủy như nhất trong tình yêu.

 Cái bất biến trong cái vạn biến chỉ có thể có được bởi sự chung thủy của tình u đích thực.

</div><span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3. </b> <b>Mượn quy luật của thiên nhiên để nói lên quy luật của tình u. </b>

“Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”

 Giữa đại dương mênh mông, con sóng nào cũng vỗ vào bờ giống như tình yêu muôn vời cách trở cuối cùng cũng sẽ cập bến bờ hạnh phúc

 Niềm tin mãnh liệt vào tình u và cái đích của tình u đích thực

 Lòng thủy chung là sức mạnh vượt qua mọi trở ngại để tình yêu đến bến bờ hạnh phúc.

 Lời khẳng định cho một cái tôi của một con người ln vững tin ở tình u . “ Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa”

- “Cuộc đời”: chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi của mỗi kiếp người - “năm tháng” : hoán dụ cho dịng thời gian vơ thủy vơ chung - “biển” : không gian mênh mông những vẫn chỉ là hữu hạn

“mây trời”: hình ảnh biểu trưng cho sự trôi chảy, bất định

 Từ những suy nghĩ về tình yêu, nhà thơ mở rộng hơn, nghĩ về mối quan hệ giữa cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thiên nhiên vũ trụ. Cảm giác về sự hữu hạn thường khiến con người buồn bã, bất lực.

 Dự cảm lo âu về những phai nhạt, đổ vỡ, chia lìa.

 Nhà thơ nhạy cảm với thời gian, ý thức về thời gian gắn liền với những lo âu.( tác giả đã thấy cái ngắn ngủi của cuộc đời và tình yêu của mỗi con người nếu so với thiên nhiên và thời gian trôi chảy không ngừng, vô tận). + Sự nhạy cảm và lo âu của XQ về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian .

+ Nhịp thơ chùng lại, thấm đẫm suy tư .  Liên hệ: Xuân Diệu

+Đã từng giục giã:

“ Mau với chứ, vội vàng lên mấy chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi”

+ Và khi khơng thể “tắt nắng” hay “buộc gió” đê níu kéo những năm tháng, để gìn giữ hương sắc cuộc đời, để nới dài hơn quỹ thời gian cho tình yêu và hạnh phúc, Xuân Diệu đã tìm đến một giải pháp mãnh liệt, đó là vội vàng tận hưởng cuộc đời một cách say xưa, ham hố khi cịn có thể, từ “ơm cả sự sống” đến “riết”, “thâu”, “say”, “cắn” và “hơn”.

+ Cịn Xn Quỳnh, những trải nghiệm cay đắng khiến Xuân Quỳnh sớm nhận ra sự hữu hạn của cuộc dời, của lòng người, nhưng khác với Xuân Diệu- luôn khát khao chiếm lĩnh và tận hưởng thì Xn Quỳnh lại có một mong ước đầy nữ tính:

“ Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ

</div><span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Câu thơ “Làm sao được tan ra”: mang cấu trúc nghi vấn- cầu khiến chi thấy cả nỗi trăn trở và niềm mong ước của người phụ nữ thật da diết và thành thực. - Động từ “tan”: Sự hi sinh, sự dâng hiến, mong ước hóa thân

- Số từ “trăm”: ước muốn tan hòa thành rất nhiều con sóng nhỏ

- Khơng gian “biển lớn”: không gian rộng, mênh mông cùng sự vĩnh hằng của thời gian “ngàn năm”: tình u tan hịa vào cái vô biên của trời đất, vũ trụ.  Khát vọng hóa thân , dâng hiến và bất tử tình u chính là khao khát cháy

bỏng nhất , táo bạo nhất nhưng cũng chân thành nhất, vị tha nhất.

 Lo âu không dẫn đến thất vọng. Trái lại, càng sống hết mình, mãnh liệt hơn. Vượt lên tất cả là sự hiến dâng. Đó là khao khát dâng hiến, đồng thời cũng là ước muốn vĩnh viễn hố tình u để sống mãi với thời gian.

 Khi sống hết mình, khi yêu hết mình, để tình u lớn lao tới mức tan hịa được vào cái vơ biên của trời đất thì lúc ấy tình u cũng sẽ được nhập vào dịng thời gian của vũ trụ, cũng trường tồn cùng đất trời, vũ trụ. Con người làm được điều kì diệu, chiến thắng được cái hữu hạn của cả thời gian và không gian, sẽ bất tử hóa tình u ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tình u. Đó cũng là tâm nguyện cao đẹp thường xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh.

<b>MỞ RỘNG: </b>

- Xuân Quỳnh viết bài thơ này năm 1967, khi tình yêu của chị với nghệ sĩ Lưu Tuấn chưa đổ vỡ nhưng có lẽ cũng nhiều trắc ẩn. Vì thế mà ta thấy sau này (1973), trong tình yêu với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, ta như thấy chị đã tìm được cho mình một tình yêu như chị hằng khao khát và mơ ước, nên chị đã sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng, chị viết:

“Anh thân yêu, người vĩ đại của em Anh là mặt trời em chỉ là hạt muối Một chút mặn giữa đại dương vời vợi.”

- Nếu so sánh với Biển của Xuân Diệu.( t/y của Xuân Quỳnh trong bài thơ này khác so với t/y của Xuân Diệu trong bài thơ Biển)

Anh xin làm biển biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thât khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi...

Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mài muôn đời

Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt ...

<b>III. </b> <b>TỔNG KẾT </b><b>1. Nghệ thuật </b>

- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường khơng ngắn nhịp, có khổ thơ phá cách, “lách luật”: tạo nên âm hưởng nhịp nhàng, vừa mơ phỏng được nhịp điệu dào dạt của sóng, vừa diễn tả được những trạng thái tinh tế của tình yêu.

</div><span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Hình tượng “sóng” có sự gợi cảm phong phú bất ngờ trong sự đối sánh với nhân vật trữ tình “em” -> Khát vọng tình yêu của nhà thơ.

<b>2. Nội dung </b>

Thơng qua hình tượng sóng, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại vì sự bộc lộ thành thực, táo bạo, mạnh mẽ những khao khát đam mê; vừa giữ được những nét truyền thống tốt đẹp trong sự dịu dàng, đằm thắm, đức hi sinh và sự gắn bó thủy chung.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>1. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A (Chủ biên), SGK Ngữ văn 12, tập 1, </i>NXB Giao Dục, 2008.

<i>2. TS. Trịnh Thu Tuyết, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2015, NXB Đại học </i>Quốc gia Hà Nội, 2015.

3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, NXB Hà Nội, 2012. 4. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, tập 1,

NXB GD Việt Nam, 2015.

5. Nguyễn Duy Kha (Chủ biên), Bộ đề môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, NXB GD Việt Nam, 2016

6. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A (Đồng chủ biên), SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2008.

</div><!--links-->

Từ khóa » Giáo án Bài Sóng Khổ 8 9