Giáo án Môn Ngữ Văn 12 Tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
SÓNG
Xuân Quỳnh
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Cảm thụ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ , giọng thơ tha thiết . sôi nổi , nòng nàn , nhiều suy tư , trăn trở
2. Kĩ năng :
Giúp HS:
- Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ.
- Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật kết cấu, hình tượng, ngôn từ
3. Tư tưởng :
- Cảm thụ thơ trữ tình
- Yêu mên sthơ ca VN hiện đại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
9 trang hien301 18402 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGIÁO ÁN GIẢNG DẠY Tiêtý 37 – 38 Soạn ngày 20/10/2010 Lớp: 12. Môn: Ngữ văn. SÓNG Xuân Quỳnh I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Cảm thụ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ , giọng thơ tha thiết . sôi nổi , nòng nàn , nhiều suy tư , trăn trở 2. Kĩ năng : Giúp HS: - Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ. - Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật kết cấu, hình tượng, ngôn từ 3. Tư tưởng : - Cảm thụ thơ trữ tình - Yêu mên sthơ ca VN hiện đại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1. - Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, SGK, SGV , STK , tư liệu về bài thơ và Xuân Quỳnh, soạn giáo án lên lớp 2. HS : SGK , SBT STK , đọc và soạn bài trước ở nhà. Tư liệu về sóng biển và nhạc phẩm Thuyền và Biển ...... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ( hình thức vấn đáp) :3p GV nêu câu hỏi và gọi HS trình bày 1 - Đọc 2 khổ thơ đầu bài Đò lèn của Nguyễn Duy. Cho biết cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào ? 2. - Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào ? Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt ? @ HS thực hiện và GV bổ sung – nhận xét đánh gía 2 .GV giảng bài mới ( thuyết giảng và giới thiệu bài):1p Vào bài: Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.GV cho HS xem ảnh về sóng biển và cho nghe nhạc phẩm Thuyền và Biển. 3. Tổ chức dạy học :85p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dân học sinh tìm hiểu chung về tác giả và văn bản. Mục tiêu Hiểu biết nét chính về tác gải XQ Hiểu văn bản: hoàn cảnh sáng tác, thể loại, chủ đề Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả. + GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? + GV: Trình chiếu ảnh XQ – LQV, gia đình XQ. + GV hỏi : Trong những thông tin đó, thông tin nào đáng chú ý nhất giúp ta hiểu về nhà thơ cũng như sáng tác của XQ ? + HS xem và nêu cách hiểu @ Kết quả : - GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh. o Trình chiếu minh họa một số bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển. Hoa cỏ may, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, + HS tự ghi nhận vào vở. - Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm. + GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển. Bài thơ của Xuân Quỳnh có phải chỉ nói về sóng biển ? + HS chia bố cục bài * Kết quả : - GV định hướng chung và nhận xét bố cục bài thơ – nêu ý chính các khổ. - HS ghi nhận GV hỏi : Hình tượng nào bao trùm và xuyên suốt bài thơ ? Theo em hình tượng đó có ý nghĩa gì ? + HS thảo luận và trình bày * Kết quả : -GV chốt ý chính : - Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em” - Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập - Nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh. - HS ghi nhận - GV yêu cầu HS nêu chủ đề bài thơ ? - HS thực hiện * Kết luận : GV định hướng chung về chr đề bài thơ HS ghi bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu Mục tiêu Đọc văn bản Hiểu về giá trị nội dung về hình tượng sóng và em tron bài thơ Phân tích được giá trị nghệ thuật thơ tình Hiểu tam trạng của người phụ nữ khi yêu- liên hệ tình yêu của tuổi trẻ và bối cảnh xã hội Tổ chức thực hiện @ GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: + GV đọc mẫu và nêu cách đọc từng khổ + HS luân phiên đọc bài thơ - GV nhận xét chung về cách đọc và hướng dẫn HS đọc đúng tâm trạng bài thơ. - Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2). + GV: Gọi HS đọc khổ 1 + GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào? + GV: Từ những trạng thái của sóng tác giả liên tưởng đến điều gì ? Sự liên tưởng đó có phù hợp? + GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế nào ? + GV: Gợi ý : o “sông”? à không gian nhỏ o “bể” ? à không gian rộng lớn HS phát biểu * Kết quả : GV chốt ý đúng HS ghi nhận * GV gọi HS đọc khổ 2 .và nêu câu hỏi + GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu ? + HS phát biểu * kết quả : - GV: Liên hệ và gợi giảng + “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào?” ( Xuân Diệu ) O+ Bài hát : Vẫn hát lời tình yêu – Trịnh Công Sơn + GV: Một tình yêu mãnh liệt và nhiều khát vọng đã được Xuân Quỳnh bộc lộ như thế nào ? HS suy nghĩ và trả lời * Kết quả : - GV chốt ý - HS ghi bài - Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa + GV: Khổ 3 & 4 , tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? + HS thảo luận và trả lời * Kết quả : GV định hướng và giảng bình HS ghi nhận @ GV Liên hệ o Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” o Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” à Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận . + GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ? + GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay: o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao) o “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm) o “Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” (Xuân Diệu) + GV hỏi HS : Nỗi nhớ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được thể hiện như thế nào ? + GV: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi nhớ? Khổ thơ này có gì đặc biệt so với các khổ thơ trong bài ? + HS phát biểu * Kết quả : - GV hỏi : Tình yêu của Xuân Quỳnh không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà còn hướng tới điều gì ? : “xuôi về phương bắc – ngược về phương nam” cách nói có gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh điều gì ? Câu thơ “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào ? - HS suy nghĩ và trả lời * Kết quả : - GV giảng và định hướng - HS ghi bài * GV gợi mở : Quan niệm của nhà thơ Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6 v 7? + HS có 8 phút thảo luận và phát biểu ý kiến * Kết quả : - GV giảng và định hướng chung - HS ghi nhận @ GV giảng và bình ý o Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình. o Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu. HS lắng nghe - Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng - Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh + GV gọi HS đọc khổ 8 . Em hiểu như thế nào về khổ thơ này? + HS thực hiện và nêu cách hiểu @ Kết quả : - GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. o tuy (nhưng) à quan hệ đối lập o ..dẫu . (nhưng ) . à quan hệ đối lập Cuộc đời > < năm tháng à sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian GV: Gọi HS đọc khổ 9 . Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? + HS đọc và thực hiện * Kết quả : - GV giảng và chốt ý chính - HS ghi nhận * Kết luận : GV giảng và định hướng ý chính HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức * Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học. Mục tiêu : Khắc sâu tri thưc bài thơ Hiểu rõ giá trị tư tưởng về đề tài tình yêu của người phụ nữ trẻ và tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát tình yêu vĩnh cửu Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết Nghệ thuật . + GV: Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ? + GV: Các yếu tố ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ ? + HS nhận xét nghệ thuật * Kết quả : - GV định hướng - HS ghi nhận - Thao tác 2: Hướng dẫn tổng kết Nội dung. + GV: Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ. * GV giảng chậm và nhấn mạnh ý cho HS tự ghi nhớ kiến thức Thao tác 3 : Rèn luyện kĩ năng sống: GV nêu câu hỏi :Qqua bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu trong cuộc sống ? Bài học rút ra cho bản thân HS suy nghĩ và trả lời ; * Kết luận : - GV giảng và định hướng - HS lắng nghe và tự rút ra ý kiến cho bản thân về tình yêu I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : SGK - Xuân Quỳnh (1942 - 1988). - Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây - Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ. - Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975. - Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn. + vừa hồn nhiên + vừa chân thành, đằm thắm + luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). b. Bố cục: + Đoạn 1: 2 khổ đầu à Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu. + Đoạn 2: 2 khổ 3, 4 à Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa. + Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7 à Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái. + Đoạn 4: 2 khổ cuối à Nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu. c. Hình tượng sóng: - Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ. + Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau. + Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. d. Chủ đề - Khát vọng tình yêu của tuổi trẻ II. Đọc - hiểu văn bản: @ ĐỌC VĂN BẢN 1. Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu: - Khổ 1: + Tiểu đối: Dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ à mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng). + Phép nhân hoá: “Sông - không hiểu mình” “Sóng - tìm ra bể” à Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung. => Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cúng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.. - Khổ 2: + Quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế à sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi. + Quy luật của tình cảm: “Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ” à Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. => Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời. 2. Sóng và cội nguồn cuả tình yêu đôi lứa: - Khổ 3: Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu - Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3: Câu hỏi tu từ: Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? à XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. => Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và đầy nữ tính. - Khổ 5: Nỗi nhớ + Bao trùm cả không gian : « sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước » + Thao thức trong mọi thời gian : « ngày đêm không ngủ được » à Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt : diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. + Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần : « Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức » à Cách nói cường điệu nhưng hợp lí : nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức). => Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. Khổ 6: Lòng chung thuỷ + Cách nói khẳng định : em : dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam, em : vẫn « Hướng về anh một phương » → Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu : dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. + Các điệp ngữ : « dẫu xuôi về, dẫu ngược về » + điệp từ « phương » + các từ « em cũng nghĩ, hướng về anh » à Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu. - Khổ 7 : Bến bờ hạnh phúc . + Mượn hình ảnh của sóng : « Sóng ngoài đại dương » - « Con nào chẳng tới bờ » à quy luật tất yếu. + Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. XQ thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. 3. Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cửu: - Khổ 8 : Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập : « ... tuy ... (nhưng) ... » « ... dẫu ... (nhưng) ... » Cuộc đời - dài >< Năm tháng - đi qua à Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc - Khổ 9 : Dùng từ chỉ số lượng lớn : Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ + Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời. + Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : - Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. - Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị ® hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ Nội dung : Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu 3. Kiến thức kĩ năng sống : Tình yêu - khát vọng tình yêu vĩnh cửu của con người - GHI NHỚ - SGK/ 157 4. Củng cố : 1p - Học thuộc bài thơ. - Hình tượng Sóng ? - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Có nét gì giống – khác vớ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ? - Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? 5. Dặn dò: 1p - Chuẩn bị bài mới : Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận . + Xem lại cách vận dụng các phương thức biểu đạt đã học : tự sự, biểu cảm, thuyết minh . + Trong văn nghị luận có cần thiết phải sử dụng các phương thức đó trong bài văn không ? + Chuẩn bị các bài Luyện tập tại lớp trong SGK trang 158 : Sưu tầm những câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng biển (ca dao, thơ VN, thơ nước ngoài) GV trình chiếu hình ảnh minh họa bài thơ Thuyền và biển Xuân Quỳnh: Bài hát Thuyền và biển được phổ thơ của Xuân Quỳnh.
Tài liệu đính kèm:
- tiêt 37 -38 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY- in rôi.doc
- Giáo án Ngữ văn: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Lượt xem: 5511 Lượt tải: 2
- Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 8
Lượt xem: 1841 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX
Lượt xem: 1350 Lượt tải: 0
- Giáo án Văn 12 tuần 7 tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Lượt xem: 1322 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 10+11: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Lượt xem: 948 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn: Sóng - Xuân Quỳnh
Lượt xem: 16760 Lượt tải: 1
- Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 45 đến tiết 50
Lượt xem: 1314 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 29
Lượt xem: 1238 Lượt tải: 0
- Ca dao cổ truyền người Việt với tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học
Lượt xem: 1825 Lượt tải: 1
- Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 61: Đọc văn: Vợ nhặt
Lượt xem: 1873 Lượt tải: 4
Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm
Từ khóa » Giáo án Bài Sóng Khổ 8 9
-
Giáo án Bài Thơ Sóng Hay Dễ Hiểu Mới Nhất 2021 - Học Văn 12
-
Giáo án PTNL Bài Sóng | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 12
-
Giáo án Ngữ Văn 12 - Tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Sóng
-
Giáo án Bài Sóng (Xuân Quỳnh) | Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 Chuẩn Nhất
-
Giáo án Ngữ Văn 12: Sóng - Xuân Quỳnh - Tài Liệu - Ebook
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tuần 13: Sóng
-
TOP 8 Mẫu Phân Tích Khổ 7, 8, 9 Bài Sóng Hay Nhất
-
Giáo án Bài Thơ Sóng Hay Dễ Hiểu - Học Văn 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới
-
Phân Tích Khổ 8-9 Bài Sóng Liên Hệ Khát Vọng Trong Vội Vàng
-
Giáo án PTNL Bài Sóng | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 12
-
TOP 14 Bài Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sóng - Văn 12