Giáo án Chuẩn "Đoàn Thuyền đánh Cá" (Huy Cận) - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận A - Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ. - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích những hình ảnh, nhịp điệu vừa cổ điển vừa mới mẻ trong bài thơ. B - Tiến trình tổ chức dạy học: Dựa vào SGK, anh ( chị ) hãy giới thiệu đôi nét chính về Huy Cận ? Bài thơ được rút từ tập thơ nào ? Anh ( chị ) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Anh ( chị ) hãy nêu chủ đề bài thơ ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Anh ( chị ) hãy nêu nội dung chính của từng phần. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Huy Cận ( 1919 - 2005 ), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng, đồng thời là nhà văn tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng ( 1940 ). - Đặc điểm thơ Huy Cận: + Thơ Huy Cận hàm súc, vừa có sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố cổ điển ( nhất là cổ điển Đường thi với yếu tố thơ mới ) vừa có chất suy tưởng và đậm chất triết lí. + Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, mà những nỗi buồn đó đều có sắc thái riêng. Đó là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh ( Hoài Thanh ). Có lẽ vì vậy, thơ Huy Cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa, . - Những tác phẩm chính: Lửa thiêng ( 1940 ), Đất nở hoa ( 1960 ), . 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng ( 1958 ). b. Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian này. c. Chủ đề: Bài thơ mở ra một không gian rộng lớn bao la với cảnh mặt trời, biển, trăng sao, mây gió và thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh, thời gian của một chuyến đánh cá, từ lúc mặt trời xuống biển đến lúc đội biển nhô lên trong một ngày mới. Nhịp tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ đã điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá. II. Bố cục văn bản: Bài thơ có thể chia làm 3 phần: - Đoạn 1 ( hai khổ đầu ): cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành. - Đoạn 2 ( bốn khổ tiếp ): cảnh đánh cá và cảnh biển đêm. - Đoạn 3 ( khổ cuối ): cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh. Đọc toàn bài thơ, anh ( chị ) có thể khái quát cảm hứng bao trùm của bài thơ là gì ? Từ đâu mà ta có thể nhận ra cảm hứng ấy ? Hình dung của anh ( chị ) về cảnh hoàng hôn xuống biển dựa theo liên tưởng của nhà thơ ? Hình ảnh so sánh: hòn lửa, hình ảnh ẩn dụ: then sóng, cửa đêm gợi cho anh ( chị ) ấn tượng gì ? Từ lại trong câu Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi có hàm ý gì ? Anh ( chị ) hiểu hình ảnh câu hát căng buồm như thế nào ? Nội dung câu hát gợi ước mơ gì của người đánh cá ? Anh ( chị ) hãy nhận xét và phân tích những hình ảnh đẹp và lãng mạn tả cảnh biển đêm và cảnh III. Đọc hiểu văn bản: 1. Cảm hứng bao trùm: - Hai cảm hứng bao trùm hòa quyện, thống nhất trong bài thơ là cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động, về những người lao động mới đang xây dựng đất nước. - Công việc lao động đánh cá của ngư dân Quảng Ninh trên biển Hạ Long được miêu tả trong sự thống nhất hòa quyện với thiên nhiên trời biển, trăng sao bát ngát, kì vĩ và bay bổng. Cảm hứng thống nhất ấy tạo nên vẻ đẹp riêng của bài thơ và được thể hiện trong cả bài, trong từng khổ và từng dòng thơ. 2. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành: - Mở đầu bài thơ là hai câu thơ tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo, thú vị: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Câu thơ có những liên tưởng so sánh, liên tưởng bất ngờ và kì vĩ: mặt trời như một hòn lửa đỏ rực khổng lồ. Những lượn sóng dài như những then cài, đang cài then, và đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh cửa vĩ đại đang sập lại. Hai vần trắc: lửa - cửa liền nhau, nối nhau làm cho ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùm, hòn lửa mặt trời lặn khuất phía chân trời, chìm xuống lòng biển thật hùng vĩ. Vũ trụ thiên nhiên như một ngôi nhà vĩ đại mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. - Trong đêm tối, đoàn thuyền đánh cá ra khơi với một khí thế hăng hái, vui tươi và mạnh mẽ: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. + Từ lại cho thấy đây là hoạt động, là công việc hàng ngày thường xuyên của những người dân biển nơi đây. Đây chỉ là một trong trăm nghìn chuyến đánh cá đêm trên biển xa, nhưng mỗi chuyến đi là mỗi hào hứng và hi vọng, là niềm vui lao động. + Hình ảnh ẩn dụ câu hát căng buồm thật thơ mộng, khỏe khoắn và đẹp lãng mạn. Đó là những chàng trai biển vừa chèo thuyền, đưa thuyền ra khơi, vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khỏe, vang xa, bay cao cùng với gió, hòa với gió thổi căng buồm. Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước, công việc yêu thích và gắn bó suốt đời. - Nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm, trong hình thức diễn đạt thật lãng mạn: đàn cá bơi ngang dọc trên biển như đan dệt vào tấm lưới của con người: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi ! 3. Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm: - Vẻ đẹp của lao động và người lao động được Huy Cận thể hiện trong khung cảnh kì vĩ tráng lệ của thiên nhiên vùng biển. Cảm hứng lãng mạn của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh rực rỡ và lộng lẫy như những bức tranh đánh bắt cá ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá đi trên biển và chuẩn bị đánh bắt được miêu tả như thế nào ? Cách viết lái gió với buồm trăng gợi cho anh ( chị ) điều gì ? Cảnh lao động đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào ? Anh ( chị ) hãy phân tích cụm từ kéo xoăn tay chùm cá nặng ? Cảnh hoàn thành công việc đánh cá, nhìn thành quả lao động sau một đêm làm việc cật lực được tả bằng hình ảnh nào ? sơn mài rộng lớn và huyền ảo nối tiếp nhau trong bài thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cảnh đoàn thuyền lướt đi trên biển đêm trăng và chuẩn bị đánh cá được tả như bức tranh lãng mạn hào hùng. Lái gió với buồm trăng thì trăng, gió, mây đã hòa nhập với con thuyền. Chuẩn bị bao vây, buông lưới như đang dàn đan thế trận, khẩn trương mà phấn khởi, tự tin. - Sự giàu có, đẹp đẽ của cá biển được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài trong bể cá khổng lồ: Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Những loài cá khác nhau được gọi tên, được tả với những đặc điểm hình dáng và hoạt động cụ thể. Cái đuôi cá được gọi một cách tình tứ là em, ánh trăng vàng chóe lên, lấp lánh cùng làn nước. Biển đêm với ánh trăng tan, in trong lòng biển. Cảnh vật thật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích. Những người dân lao động đang làm việc trong khung cảnh và niềm vui như thế. - Bài hát trên đường vừa dứt thì bài hát gõ thuyền gọi cá đã vang lên trên sóng biển: Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên. Phải chăng, vì thiên nhiên quá đẹp làm cho con người thêm hào hứng nhiệt tình say mê lao động của con người, thiên nhiên như cũng sẵn sàng hòa đồng, thâm nhập theo. Và như vậy, công việc lao động trên biển nguy hiểm, nặng nhọc cũng đã trở thành bài ca nhịp nhàng hòa điệu giữa con người và vũ trụ. - Công việc đánh cá qua cái nhìn và tưởng tượng của nhà thơ có phần đơn giản: dong thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về: Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. + Cảnh buông lưới, chờ đợi, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khái quát sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng. Kéo hết sức, liền tay, liên tục để cá không thể thoát được. Những con cá to, nhỏ mặc lưới, dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu đổ xuống khoang thuyền. Cứ kéo như thế suốt ngày đêm, cho đến lúc sao mờ, trời lặn. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. + Hình ảnh vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông là hình ảnh lãng mạn - ẩn dụ Anh ( chị ) có nhận xét gì về các hình ảnh: câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời và mắt cá huy hoàng muôn dặm ? Anh ( chị ) hãy rút ra nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ? nhưng cũng xuất phát từ thực tế qua tưởng tượng của nhà thơ: trong ánh nắng ban mai rực rỡ tinh khiết, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền trĩu nặng. 4. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh: - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh rực rỡ: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Vẫn tiếng hát vang lên căng buồm - tiếng hát trở niềm vui thắng lợi sau một chuyến đánh bắt may mắn, tôm cá đầy khoang. Đoàn thuyền hào hứng chạy đua tốc độ với thời gian, với mặt trời và một ngày mới đã bắt đầu. - Hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên trên sóng nước xanh lam thật đẹp hùng vĩ và tráng lệ. Còn hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn dặm chủ yếu là bắt nguồn từ tưởng tượng, sáng tạo của nhà thơ. Mắt cá huy hoàng là thành quả lao động, huy hoàng ánh sáng mặt trời, sáng rực tự hào, lộng lẫy muôn dặm khơi của đoàn thuyền đánh cá đang nối đuôi nhau trở về. IV. Ghi nhớ: - Nội dung: Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. - Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. Đồng thời, bài thơ có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng và lạc quan. . của đoàn thuyền đánh cá. II. Bố cục văn bản: Bài thơ có thể chia làm 3 phần: - Đoạn 1 ( hai khổ đầu ): cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi. cho con người. - Trong đêm tối, đoàn thuyền đánh cá ra khơi với một khí thế hăng hái, vui tươi và mạnh mẽ: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồmNgày đăng: 05/06/2013, 01:28
Từ khóa » Giáo án Bài đoàn Thuyền đánh Cá Lớp 9
-
Giáo án Bài Đoàn Thuyền đánh Cá (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 9
-
Giáo án Bài Đoàn Thuyền đánh Cá (Tiết 2) - Lớp 9
-
Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ Văn - Bài 11: Đoàn Thuyền đánh Cá
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Đoàn Thuyền đánh Cá (Huy Cận)
-
Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 51, 52: Đoàn Thuyền đánh Cá (Huy Cận)
-
Giáo án Ngữ Văn 9-Văn Bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
-
Giáo án PTNL Bài Đoàn Thuyền đánh Cá - Tech12h
-
Giáo án PTNL Bài Đoàn Thuyền đánh Cá (tiết 2) - Tech12h
-
Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 48: Văn Bản Đoàn Thuyền đánh Cá (Huy Cận)
-
Giáo án Vnen Bài Đoàn Thuyền đánh Cá
-
Giáo án Bài Đoàn Thuyền đánh Cá (Tiết 1) | Educationuk
-
Soạn Bài đoàn Thuyền đánh Cá - Chuyên Mục Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
-
Giáo án Bài đoàn Thuyền đánh Cá