Giáo án Đạo đức 2 Chủ đề: Quý Trọng Thời Gian Bài 5

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

Mục tiêu của chủ đề:

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Biết vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

BÀI 5: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

+ Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

+ Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian

+ Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí

  1. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

  1. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Thẻ mặt cười – mặt mếu, giấy ghi nội dung các tình huống cho trò chơi “Nếu – thì”; bài thơ “Đồng hồ quả lắc”…

- Bộ tranh đức tính chăm chỉ theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

  1. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thơ, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS đọc thơ, đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả: Đinh Xuân Tửu) cho cả lớp đọc.

- GV đặt câu hỏi: Trong bài thơ, đồng hồ quả lắc nhắc chúng ta điều gì?

- HS suy nghĩ, trả lời: Đồng hồ quả lắc nhắc chúng ta học, chơi, ăn, ngủ phải có giờ có giấc. Đồng hồ còn nhắc chúng ta phải quý từng phút từng giây vì nó quý hơn vàng bạc.

- GV kết luận, dẫn dắt HS vào bài 5: Qúy trọng thời gian.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian

  1. Mục tiêu: HS hiểu biết được ý nghĩa của việc quý trọng thời gian
  2. Nội dung: GV cho HS đọc truyện, nêu câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV treo tránh trong sgk lên bảng

- GV kể câu chuyện “Bức tranh dang dở”

- Gv mời một vài bạn HS vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

- GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ lỡ cơ hội tham gia cuộc thi?

+ Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận: Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập trung vào công việc không nên mải chơi, không chú tâm như bạn Hà trong câu chuyện. Qúy trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

Câu chuyện “Bức tranh dang dở”

- Lan kịp hoàn thành bức tranh vì Lan dành nhiều thời gian chăm chút cho bức vẽ của mình.

- Hà bỏ lỡ cơ hội tham gia cuộc thi vì Hà mải chơi, không dành thời gian cho bức tranh.

- Cần quý trọng thời gian vì thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian

  1. Mục tiêu: HS hiểu biết được những biểu hiện của việc quý trọng thời gian
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm, HS thảo luận, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Từ khóa » đạo đức Lớp 2 Bài Quý Trọng Thời Gian