Giáo án Địa Lí Lớp 4 - Tuần 1 - Làm Quen Với Bản đồ

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 4 - Giáo Án, Bài Giảng Điện Tử Lớp 4

Trang ChủĐịa Lí Lớp 4 Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 - Làm quen với bản đồ Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 - Làm quen với bản đồ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Kiến thức: HS biết định nghĩa đơn giản về bản đồ.

-Một số yếu tố yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ,.

- các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.

2. Kỹ năng: chỉ và đọc đúng các kí hiệu trên bản đồ, xác định đúng phương hướng trên bản đồ.

3. Thái độ: có tinh thần ham tìm hiểu khám phá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ;

- HS trả lời : môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết gì?

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài;

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

* bản đồ.

Hoạt động 1: làm việc cả lớp.

Bước 1: GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lành thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục, Việt Nam,.

- HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.

- GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.

- HS trình bày trước lớp ý kiến của mình.

Bước 2: Gv sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận: bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 7492Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 - Làm quen với bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần 1 Địa lí làm quen với bản đồ I. Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức: HS biết định nghĩa đơn giản về bản đồ. -Một số yếu tố yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ,... - các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. 2. Kỹ năng: chỉ và đọc đúng các kí hiệu trên bản đồ, xác định đúng phương hướng trên bản đồ. 3. Thái độ: có tinh thần ham tìm hiểu khám phá. II. Đồ dùng dạy – học: - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,... III. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ; - HS trả lời : môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết gì? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài; 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài * bản đồ. Hoạt động 1: làm việc cả lớp. Bước 1: GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lành thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục, Việt Nam,.. - HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. Bước 2: Gv sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bước 1: HS quan sát hình 1 và hình 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên bản đồ. - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lai nhỏ hơn bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường? Bước 2: Đại diện HS trả lời trước lớp. - GV nhận xét chốt lai ý đúng. * Một số yếu tố của bản đồ Hoạt động 3:làm việc theo nhóm. Bước 1 : GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm đọc SGK quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Tên bản đồ cho ta biết điều gì? Hoàn thiện bảng sau: Tên bản đồ Phạm vi thể hiện Thông tin chủ yếu Thế giới Châu á Việt Nam + Nhóm 2: Trên bản đồ người ta thương qui định các hướng Bắc(B ),Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào? Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lí Việt Nam ( hình 3) + Nhóm 3: Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng -ti-mét ( cm ) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét( m) trên thực tế? + Nhóm 4: Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV giải thích thêm: tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại. Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ Bước 1: Làm việc cá nhân - HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và vẽ một số đối tượng địa lí như: Đường biên giới quốc gia, mỏ than, sông, thủ đô. Bước 2: làm việc theo từng cặp - Hai em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu thể hiện cái gì 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. - Bản đồ được dùng để làm gì? - GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 dia li.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Môn: Địa lí - Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam bộ (tiếp theo)

    Lượt xem Lượt xem: 750 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Địa lí 4 - Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta

    Lượt xem Lượt xem: 1003 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 14

    Lượt xem Lượt xem: 609 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Địa lí 4 tuần 3: Trung du bắc bộ (tiết 3)

    Lượt xem Lượt xem: 971 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 28 - Thứ 6

    Lượt xem Lượt xem: 1222 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Địa lí 4 - Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh

    Lượt xem Lượt xem: 881 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 5: Trung du Bắc Bộ

    Lượt xem Lượt xem: 286 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxGiáo án Tập đọc 4 - Dù sao trái đất vẫn quay!

    Lượt xem Lượt xem: 1281 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docGiáo án Môn Khoa học lớp 4 - Bài 1 đến bài 68

    Lượt xem Lượt xem: 878 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 9 năm 2008

    Lượt xem Lượt xem: 648 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop4.com - Giáo án điện tử lớp 4, Tài Liệu, Giáo án mầm non hay

Facebook Twitter

Từ khóa » Bản đồ địa Lý Việt Nam Lớp 4