Giáo án Địa Lý 7 Bài 41: Thiên Nhiên Trung Và Nam Mĩ

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Địa lý 7 bài 41: Thiên nhiên trung và nam mĩ

Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ.

a. Eo đất Trung Mĩ.

 Là nơi tận cùng của dãy Coocđie, các dãy núi chạy dọc theo eo đất, nhiều núi lửa.

b. Quần đảo Ăng-ti.

 Gồm nhiều đảo nhỏ, tạo nên một vòng cung đảo, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7875 | Lượt tải: 3download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 41: Thiên nhiên trung và nam mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần 24 Ngày soạn: 26/01/2015 Tiết 46 Ngày dạy: 29/01/2015 BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ. - Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti, địa hình lục địa Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ (bản đồ Thế giới) vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. 3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ (thế giới). 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút. 7A1................................., 7A2..........................., 7A3.......................... 7A4................................., 7A5..........................., 7A6.......................... 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Tiến trình bài học: 42 phút. Khởi động: Trung và Nam Mĩ còn được gọi là châu Mĩ La Tinh. Đây là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, phong phú, có gần đủ các môi trường trên Trái Đất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần lãnh thổ tiếp theo này của châu Mĩ. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ. Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - ti (cá nhân) 17 phút. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác * Bước 1: Gv xác định vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ. * Bước 2: Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với biển và đại dương nào ? - Trung và Nam Mĩ gồm những phần đất nào của châu Mĩ? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - HS xác định trên bản đồ, gv chuẩn xác kiến thức. * Bước 3: Đặc điểm của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti như thế nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức - Vì sao phía đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc vùng biển Caribê lại có mưa nhiều hơn phía tây? - Khí hậu và thực vật phân hóa theo hướng nào? Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của lục địa Nam Mĩ (nhóm) 25 phút. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác * Bước 1: Nam Mĩ có mấy khu vực địa hình? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Đặc điểm của mỗi khu vực? - GV chia lớp thành 4 nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức. * Bước 2: - So sánh địa hình Nam Mĩ và địa hình Bắc Mĩ? - HS so sánh được điểm giống nhau, khác nhau. - GV chuẩn xác kiến thức (phụ lục) 1. Khái quát tự nhiên. Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ. a. Eo đất Trung Mĩ. Là nơi tận cùng của dãy Coocđie, các dãy núi chạy dọc theo eo đất, nhiều núi lửa. b. Quần đảo Ăng-ti. Gồm nhiều đảo nhỏ, tạo nên một vòng cung đảo, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển. c. Lục địa Nam Mĩ. - Phía tây là miền núi trẻ An-đét: + Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, Trung bình 3000 - 5000 m. + Xen giữa các núi là cao nguyên và thung lũng. + Thiên nhiên phân hóa phức tạp. - Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. - Phía đông là cao nguyên. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Câu hỏi: Nối các ý ở cột trái và cột phải sao cho đúng: Khu vực địa hình Đặc điểm 1. Phía tây Nam Mĩ a. Các đồng bằng kế tiếp nhau, diện tích lớn nhất là Amadôn. 2. Quần đảo Ăng - ti b. Nơi tận cùng dãy Coocđie, nhiều núi lửa. 3. Trung tâm Nam Mĩ c. Dãy núi trẻ Anđét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, dài từ Bắc ->Nam 4. Eo đất Trung Mĩ d. Các cao nguyên Braxin, Guy - a - na. 5. Phía đông Nam Mĩ e. Vòng cung gồm nhiều đảo lớn nhỏ bao quanh biển Caribê. 2. Hướng dẫn học tập: - Yêu cầu hs về nhà học bài. - Tìm hiểu Trung và Nam Mĩ thuộc môi trường đới nào, có những kiểu khí hậu nào? V. PHỤ LỤC: - Giống nhau: về cấu trúc địa hình. - Khác nhau: Bắc Mĩ Nam Mĩ Địa hình phía đông Núi già Apalat. Các sơn nguyên. Địa hình phía tây Hệ thống Coocđie chiếm gần ½ địa hình Bắc Mĩ. Hệ thống Anđét cao hơn, đồ sộ hơn chiếm diện tích nhỏ hơn Coocđie. Đồng bằng ở giữa Cao phía bắc thấp dần phía nam. Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, là các đồng bằng thấp, trừ ĐB Pampa phía nam cao. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_46_tuan_24_dia_li_7_20150726_044940.doc
Giáo án liên quan
  • Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú

    29 trang | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0

  • Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 43, Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Ly

    5 trang | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

    43 trang | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Địa lý 7 - Nhâm Văn Sơn

    55 trang | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Địa 7 kì 1

    89 trang | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1

  • Đề cương ôn tập HKII Địa lý 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thống Nhất

    1 trang | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Địa lí 7 - Tuần 36

    2 trang | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1

  • Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 17, Bài 14: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương

    5 trang | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0

  • Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 4, Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số - Lê Hoàng Phương

    4 trang | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Địa lí 7 - Tiết 1

    5 trang | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 3

Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.

GiaoAn.co on Facebook Follow @GiaoAn.co

Từ khóa » Thiên Nhiên Trung Và Nam Mĩ Tiếp Theo Giáo án