Giáo án Địa Lý Lớp 7 Bài 42: Thiên Nhiên Trung Và Nam Mĩ (tiếp)

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp)Giáo án điện tử môn Địa lý lớp 7Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "vành đai mặt trời"

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức:

  • Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và kích thước Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
  • Nắm vững các kiểu môi trường của Trung và Nam Mĩ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, bản đồ tự nhiên.

3. Thái độ:

  • Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
  • Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ
  • Một số hình ảnh về các môi trường ở Trung và Nam Mĩ.

III. Tiến triình bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày nét khái quát về tự nhiên của khu vực Nam Mĩ?

* Dãy An Đét ở phía tây.

  • Cao trung bình từ 3000 - 5000m, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.
  • Thiên nhiên thay đổ từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.

* Đồng bằng ở giữa: Rất rộng lớn gồm các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta, là vựa lúa và vàng chăn nuôi lớn.

* Các sơng nguuyên ở phía đông.

  • Sơn nguyên Guy-an là miền đồi thấp xen kẽ các thung lũng rộng.
  • Sơn nguyên Bra xin bề mặt bị chia cắt có các dãy núi xen kẽ với các cao nguyên, khí hậu nóng ẩm thực vật rậm rạp.

3. Bài mới:

Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất phong phú và đa dạng, chủ yếu thuộc môi trương đới nóng, nhưng bị phân hoá theo địa hình và khí hậu. Vậy sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mĩ như thế nào ....

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H42.1 SGK, kết hợp với quan sát trên bản đồ tự nhiên.

? Dựa vào bản đồ xác định vị trí giới hạn của Trung và Nam Mĩ, rút ra nhận xét?

- HS: Chỉ trên bản đồ, Kéo dài trên nhiều vĩ độ, Kéo dài từ phía bắc xích đạo đến gần vong cực nam.

? Quan sát trên bản đồ và H42.1 SGK cho biết Trung và Nam Mĩ có những kiểu khí hậu nào?

- HS: Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

? Nguyên nhân vì sao Trung và Nam Mĩ có nhiều kiểu khí hậu như vậy?

- HS: Do trải dầi trên nhiều vĩ độ .....

- GV: Do ảnh hưởng của địa hình, các dòng biển ở Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu hoang mạc, khí hậu núi cao.

? Dựa vào lược đồ H42.1 SGK so sánh khí hậu của Nam Mĩ với khí hậu của Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti?

- HS: Khí hậu Nam Mĩ đa dạng hơn ......

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ..... bán hoang mạc ôn đới phát triển”

THẢO LUẬN NHÓM

? Trình bày sự phân bố các môi trường địa lí ở Trung và Nam Mĩ, Giải thích tại sao các môi trường lại phân bố như vậy?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

- GV: chuẩn hoá kiến thức

+ Rừng xích đạo xanh quanh năm và rừng rậm nhiệt đới phân bố ở đồng bằng A-ma-zôn, phía đông của Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti, do có khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa lớn và phân bố đồng đều trong các tháng.

+ Rừng thưa và xa van phát triển ở phía tây của eo đất Trug Mĩ, quần đảo Ăng Ti, đồng băng Ô-ri-nô-cô do có nhiệt độ cao mưa theo mùa, mùa khô kéo dài.

+ Thảo nguyên phân bố ở đồng bằng Pam-pa

+ Hoang mạc và bán hoang mạc phân bố ở duyên hải phía tây và vùng trung An Đét trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có lượng mưa ít do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

- GV: Riêng vùng núi An Đét thiên nhiên có sự thay đổi phức tạp hơn. HS đọc từ “Ở dưới thấp .... hết”

? Thiên nhiên vùng núi An Đét thay đổi như thế nào?

- HS: Ở dưới thấp và ở phía bắc phát triển rừng rậm ở phía nam phát triển rừng cận nhiệt và rừng ôn đới, lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo

? Hãy rút ra nhận xét chung về sự phân hoá môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ?

2. Sự phân hoá tự nhiên.

a. Khí hậu:

- Do trải dài trên nhiều vĩ độ nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất gồm Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.

- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất đa dạng có sự thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.

IV. Củng cố:

? Kể tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ?

? Trình bày sự phân bố các kiểu môi trường trên bản đồ?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Làm bài tập 3 SGK.
  • Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài mới bài 43 “Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ”

Từ khóa » Thiên Nhiên Trung Và Nam Mĩ Tiếp Theo Giáo án