Giáo án Khoa Học Tự Nhiên 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 31: ĐỘNG VẬT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Phân biệt được hai nhám động vật không xương sống và động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoa.
  • Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên: Ruột khoang, Thân mềm, Chân khớp. Gọi được tên một số đại diện điển hình.
  • Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: (Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú). Gọi được tên một số đại diện điển hình của các nhóm.
  • Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thần khi tìm hiểu về đa dạng động vật và vai trò của các nhóm động vật
  • Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm động vật và vai trò của chúng; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm động vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm động vật trong tự nhiên; Giải thích được vai trò của động vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống; Lấy được ví dụ minh hoạ cho 2 nhóm này; Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống và các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên; Gọi được tên một số đại diện điển hình của mỗi nhóm
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nhận dạng được các đại điện thuộc các nhóm động vật không xương sống và các đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống
  • Nêu được tác hại của một số động vật trong đời sống
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Gọi được tên một số sinh vật điển hình của các nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Có niềm tin yêu khoa học;
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung tháo luận trong bài học
  • Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện: Gv đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Dẫn dắt: Thế giới động vật rất đa dạng. Có những loài động vật rất gần gũi hằng ngày tiếp xúc với chúng ta như chó, mèo, chim,…. Nhìn vào bức tranh chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều loài động vật khác nhau.

- Gv yêu cầu HS hãy quan sát tranh và kể tên các loài động vật trong hình. Em đã bao giờ nhìn thấy loài này chưa? Kể thêm một số loài động vật mà em biết.

- Dẫn dắt: Chúng ta phân chia động vật thành những nhóm nào? Muốn goi tên các loài động vật cần dựa trên những tiêu chí nào?

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

Hoạt động 1: Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hình 31.1 và các tranh ảnh video khác để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để tìm ra điểm khác biệt của động vật không xe sống và động vật có xương sống. Sau đó, GV gơi và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung trong bài:

1. Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Câu hỏi bổ sung:

* Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK và bồ sung thêm kiến thức về đặc điểm chung của động vật: Động vật có cơ thể đa bào phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan để đảm bảo các chức năng sống khác nhau, có lỗi sống dị dưỡng, di chuyển tích cực, thần kinh và giác quan phát triền

1. Đa dạng động vật

a. Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

- Tiêu chí phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống là bộ xương cột sống. Động vật không xương sống chưa có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể, đù một số nhóm đã có bộ xương ngoài tạo nên lớp áo giáp bảo vệ. Động vật có xương sống đã có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể.

+ Đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống: giun, châu chấu, sâu,....

+ Đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống: cá, lươn, ếch, chim bổ câu, ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hình 31.2 a đến 31.2d và các tranh ảnh, video khác để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp trực quan, GV yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống. GV chuẩn bị bộ ảnh về các đại diện động vật không xương sống, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm ra tiêu chí phân biệt các nhóm động vật không xương sống: kiểu đối xứng của cơ thể (toả tròn, hai bên), hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển (chân, cánh), ...

GV hướng dẫn HS xác định các đại điện động vật không xương sống thường xuất hiện ở đâu nhờ kinh nghiệm thực tế hoặc biết được qua chương trình thế giới động vật trên TV.

- NV1: GV sử dụng kĩ thuật nhóm chia lớp thành các nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi phụ như sau:

1) Quan sát hình 31.2a em hãy kể tên các đại diện thuộc nhóm Ruột khoang.

2) Em biết những loại giun nào trong tự nhiên?

Gọi tên các đại diện nhóm Giun trong hình 31.2b. Theo em, có thể phân biệt các đại diện này bởi đặc điểm đặc trưng nào?

3) Em hãy kể tên những đại diện thuộc nhóm Thân mềm thường được sử dụng làm thực phẩm? Những đại diện nào có trong hình 31.2c?

4) Mô tả một đại điện Thân mềm mà em ấn tượng nhất.

5) Kế tên các đại diện thuộc nhóm Chân khớp dựa vào các gợi ý ở hình 31.2d. Điểm khác biệt lớn nhất của nhóm Chân khớp so với các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là gì?

NV2: Yêu cầu HS thảo luận theo các nội dung trong bài:

+ Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm mỗi nhóm.

+ Để phân biệt các nhóm đông vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?

+ Xác định môi trường sống của các nhóm động vật không xương sống

Sau khi thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

+ Nhận xét về sự đa dạng cảu các nhóm động vật không xương sống

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, và ghi lại kết quả thảo luận hoàn thành phiếu học tập

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Sau khi Hs thảo luận câu trả lời, GV cho HS trả lời câu hỏi

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

- Các nhóm động vật không xương sống rất đa dạng: gồm nhiều loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau.

- Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào đặc điểm về kiểu xối xứng của cơ thể ( tỏa tròn, hai bên,…) hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể ( vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển ( chân cánh)

VD: Phân biệt lớn nhất của nhóm chân khớp so với các nhóm Thân mền, giun, ruột khoang là có bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể

Nhóm động vật không xương sống rất đa dạng:

+ Số lượng loài lớn ( chiếm 80-90% số loài động vật)

+ Số lượng các thể trong loài lớn

+ Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí trên và trong cơ thể sinh vật khác,….

Phiếu học tập 1

Các nhóm động vật không xương sống

Đặc điểm

Môi trường sống

Đại diện loài

Ruột khoang

Động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, dối xửng tỏa tròn

Môi trường nước

thuỷ tức, sứa, san hô

Giun

Hình dạng cơ thể đa dạng ( dẹp, hình ống, phân đốt) cơ thể đối xứng hai bên đã phân biệt phần đầu, phân đuôi, mặt lựng, mặt bụng

Môi trường trong đất hoặc trong cơ thể sinh vật

sán lá gan, giun đất, giun đũa.

Thân mền

Cơ thể mềm không phân đốtm có vỏ đá vôi ( hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), có điểm mắt

Môi trường nước, đất ẩm

mực, ốc, trai

Chân khớp

Cấu tạo cơ thể chia 3 phần ( đầu, ngự, bụng), có cơ quan di chuyển ( chân, cánh), cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có bộ xương ngoài bằng chitin để năng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân có khớp động

Môi trường nước, đất, cạn, không khí, trên cơ thể sinh vật

nhện, rết, cua, tôm, châu chấu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hỉnh 31.3, các tranh ảnh video và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Từ khóa » File Sách Khtn 6 Chân Trời Sáng Tạo