Giáo án Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rông Ra Cả Nước, Cuộc ...

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rông ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyên đầu hàng

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

+ 25/4 Hoàng Diệu chỉ huy quân chiến đấu và hi sinh anh dũng.

+ Các cuộc kháng chiến vẫn diễn ra: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản . . .

+ Chiến thắng trận Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 thể hiện rõ quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 58372 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rông ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyên đầu hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênộc lập của dân tộc. II ) THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC - Giáo án, SGK lớp 11 Tranh ảnh lịch sử về quá trình thực dân Pháp xâm lượ Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Lược đồ Pháp xâm lược Việt Nam ( 1873 – 1884 ) và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc kì và Trung kì. Lược đồ trận càu Giấy lần 1 ( 1873) và trận Cầu Giấy lần 2 ( 1883) . III ) TỔ CHỨC DẬY HỌC: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Giới thiệu bài mới Sau 10 năm tiến hành xâm lược (1858 – 1867) thực dân Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì. Buộc triều đình Nhà Nguyễn phải kí hiệp ước Nhâm tuất 1862, với việc làm đó triều đình đã thể hiện sự bạc nhược và bước đầu đầu hàng. Ngược lại, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh chóng Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra với khẩu hiệu “ Phen này nguyện đánh cả triều lân Tây” . Còn về phía Pháp thì chúng muốn thôn tính cả nước Việt Nam để tiến hành khai thác thuộc địa. Với ý đồ đó nên thực dân Pháp đã tiếp tục ráo riết chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì và Trung Kì, vậy âm mưu và quá trình thực dân Pháp tấn công ra Bắc Kì ra sao ? nhân dân Bắc Kì và Trung Kì chống Pháp như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu. 3. Tổ chức dạy và học Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản *HĐ1. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. - GV: Yêu cầu HS đọc SGK, nêu tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất? - HS: Đọc SGK trả lời - GV: Nhận xét, kết luận - Sau khi thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam kì từ 1867 đến 1873 là 7 năm. Nhưng trong 7 năm đó tình hình nước ta vẫn trong tình trạng trì trệ, giậm chân tại chỗ: +Chính trị: Triều đình Nguyễn vẫn duy trì chính sách “ bế quan tỏa cảng” + Kinh tế: Ngày càng trở nên sa sút, kiệt quệ do chiến tranh, loạn lạc, sự bóc lột của quan lại, triều đình . . . + Xã hội: Nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình. Bên ngoài thì bọn thổ phỉ miền núi, hải phỉ ngoài biển hoành hành, thiên tai, hạn hán xảy ra liên miên làm cho xã hội ngày càng rối loạn. => Trong tình hình đất nước gặp khó khăn, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ có điều kiện đi ra nước ngoài nhìn thấy sự lạc hậu của nước ta so với các nước tiến bộ khác nên đã có đề nghị canh tân, cải cách đất nước, nhưng triều đình nhà Nguyễn lại từ chối những đề nghị cải cách đó, nếu có thực hiện thì cũng qua loa đại khái đẩy nước ta vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, thế nước ngày một suy yếu => Mở rộng cơ hội cho TDP xâm lược nước ta. HĐ2:Tìm hiểu thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). - GV: Tại sao năm 1867, sau khi chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Pháp không đánh luôn ra Bắc Kì mà đến tận năm 1873 mới tiến hành? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Gợi ý cho HS trả lời, nhận xét, chốt ý. + Năm (1870-1871): Pháp đại bại trong chiến tranh Pháp – Phổ + Năm 1871: Công xã Pari ra đời -> làm cho tình hình kinh tế, chính trị xã hội Pháp không ổn định => Không cho phép Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1873 khi có cơ hội, Pháp tìm cớ đem quân ra Bắc kì. - GV: Tại sao Pháp lại chọn Bắc kì là điểm tấn công tiếp theo? - HS: Suy nghĩ, trả lời - GV: Nhận xét, chốt ý. + Mục đích cuối cùng của CNĐQ là thị trường và nguyên liệu sản xuất, nhân công. + Từ sông Hồng có thể tiến sâu hơn vào phía nam TQ. + Bắc kì có: vị trí, tài nguyên, dân cư... là các điều kiện thuận lợi cho nước Pháp. - GV: => Pháp tham vọng muốn chiếm Bắc Kì. Vậy để thực hiện tham vọng đó Pháp đã có âm mưu, thủ đoạn gì? - HS: Suy nghĩ, trả lời - GV: Nhận xét, chốt ý. + Pháp dùng mọi âm mưu, thủ đoạn (phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta) + Liên kết với lái buôn Giăng Đuy – Puy + Gây nhũng nhiễu Bắc kì (lôi kéo một số tín đồ Công giáo, kích động họ nổi lên chống triều đình . . .) - GV: Chúng lợi dụng triều đình Huế mời ra giải quyết vụ Giăng Đuy-Puy rồi đưa quân ra Bắc. Vậy để thực hiện âm mưu đó Pháp có hành động gì? - HS: Suy nghĩ, trả lời - GV: Nhận xét, chốt ý. - Diễn biến (hành động): + 5/11/1873: quân Pháp do Giác-ni-ê chỉ huy đã kéo ra tới Hà Nội và gây nhũng nhiễu. + 19/11/1873: chúng gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương giải tán quân đội, nộp khí giới . . . + 20/11/1873: chúng nố súng chiếm thành Hà Nội. =>Chỉ trong buổi sáng 20/11/1873 Pháp chiếm được thành Hà Nội, trước sự chống cự vô vọng của triều đình, đến đầu 12/1873 chúng đã chiếm được hầu hết các tỉnh thành đồng bằng Bắc Kì. Vậy trước hành động của Pháp quân dân ta chống trả như thế nào? HĐ3: Tìm hiểu về phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874 - GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 1873-1874. * Tại Hà Nội - Ngay khi Pháp đặt chân đến Hà Nội, nhân dân ta đã sẵn sàng đứng lên chống Pháp + Bất hợp tác với chúng + Bỏ thuốc độc vào giếng nước + Đốt cháy kho thuốc súng của chúng - Địch nổ súng đánh thành, 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng) (GV cho HS quan sát hình 54 và giới thiệu về Ô Quan Chưởng) - Trong thành: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lâm (GV cho HS quan sát hình 55 và giới thiệu về Nguyễn Tri Phương) - Nhân dân: Trận phục kích của quân dân ta tại Cầu Giấy 21/12/1873 (GV tường thuật trận Cầu Giấy) * Tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì như: Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định . . .cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi, tiêu biểu ở Nam Định, Thái Bình với căn cứ ở Trực Ninh, An Hòa, đặc biệt là tấm gương của Đốc học Phạm Văn Nghị => Tinh thần phối hợp chiến đấu của quân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kì góp phần làm nên chiến thắng Cầu Giấy, khiến Pháp hoang mang, lo sợ phải thương thuyết với triều đình Huế và kí Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất) (GV giới thiệu, phân tích nội dung Hiệp ước để HS thấy được tính chất cướp nước và bán nước qua Hiệp ước) * HĐ4. TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH TDP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN HAI.CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai(1882-1883) - GV: Yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời tại sao Pháp nổ súng đánh Bắc kì lần 2? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý + Sau 1874 Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, yêu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công . . . ngày càng cao + Nguyên nhân trực tiếp: Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874 - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý - Diễn biến: + 3/4/1882: Pháp đổ bộ lên Hà Nội + 25/4/1882: chúng gửi tối hậu thư và nổ súng chiếm thành.(GV cho HS quan sát hình 56-SGK và mô tả cấu trúc, cách bố phòng của thành Hà Nội) + 3/1883: Ri-vi-e cho quân chiếm mỏ Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định * HĐ5. Tìm hiểu cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì - GV hỏi: Trước hành động tấn công của TDP nhân ta kháng chiến chống Pháp như thế nào? - HS: Suy nghĩ, trả lời - GV: Nhận xét, kết luận - Ngay khi tới Hà Nội chúng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta + Nhân dân đốt các dãy phố ->tạo rào cản + 25/4 Hoàng Diệu chỉ huy quân chiến đấu và hi sinh anh dũng.(GV cho HS quan sát hình 57 và giới thiệu về Hoàng Diệu) + Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, các cuộc kháng chiến vẫn diễn ra: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản . . . + Chiến thắng trận Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 thể hiện rõ quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. (GV cho HS quan sát hình 58 và tường thuật về trận Cầu Giấy lần hai) * HĐ6. TÌM HIỂU THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỦA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An - GV hỏi: Sau trậnCầu Giấy lần 1 và Cầu Giấy lần 2. Thái độ của Pháp có sự khác nhau như thế nào? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý +Trận Cầu Giấy lần 1: Pháp hoang mang lo sợ + Trận Cầu Giấy lần 2: Pháp càng thể hiện dã tâm muốn biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp - GV hỏi: Tại sao sau khi đánh Bắc Kì lần hai, Pháp quyết định mở cuộc tấn công vào Thuận An? - HS: suy nghĩ,trả lời - GV: nhận xét, chốt ý + Tình hình nước Pháp thuận lợi: Kinh tế, chính trị ổn định, nhân cái chết của Ri-vi-e, nhận được sự ủng hộ của nhiều thế lực cho việc đem quân sang Việt Nam. + Tình hình Việt Nam rối ren như: mâu thuẫn giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa. Ngày 17/7/1883 vua Tự Đức mất, triều chính rối ren -> có lợi cho Pháp + Vị trí của cửa biển Thuận An: đây là “cửa họng” của kinh thành Huế, có vị trí chiến lược lợi hại. Mất Thuận An coi như mất Huế. - GV hỏi: Vì sao Tự Đức mất là cơ hội cho Pháp nổ súng xâm lược? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý và kể chuyện về vua Tự Đức: + Triều đình đang bận chính sự, không đề phòng + Việc tìm người nối ngôi vua: Tự Đức lấy vợ từ năm 14 -15 tuổi, có 103 người vợ mà vẫn chưa có con do mắc bệnh đậu mùa hồi nhỏ.Mặc dù đã chạy chữ bằng mọi cách, cầu tự khắp các đền chùa trong nước, thậm chí còn lấy một người phụ nữ đã qua một đời chồng, có con mà vẫn vô hậu.Nhà vua phải nuôi lấy 3 người con của các anh mình làm con nuôi. -Hành động + 18/8/1883 Pháp tiến vào Thuận An + 20/8/1883 chúng đổ bộ lên bờ, chiều tối toàn bộ cửa Thuận An rơi vào tay giặc. *HĐ6. Tìm hiểu bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng - GV: Yêu cầu HS theo dõi SGK nêu hoàn cảnh kí kết hiệp ước Hác măng? - HS: suy nghĩ trả lời - GV: nhận xét, chốt ý + Sau khi Thuận An lọt vào tay Pháp, triều đình Huế càng thêm hoảng hốt, vội cử Nguyễn Văn Tường xuống Thuận An gặp Cuốc-bê xin đình chiến. Cao ủy Pháp là Hácmăng đã mang sẵn văn bản điều ước mới với điều kiện hoặc là triều đình Huế hoặc là chấp nhận hoạc là không, nếu không chấp nhận chúng sẽ đánh. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và nhận xét Hiệp ước? - HS: suy nghĩ,trả lời - GV: nhận xét, chốt ý - Nội dung Hiệp ước (SGK) - Nhận xét: + Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Pháp mặc dù có tên trên danh nghĩa. + Triều đình đã phản bội lại nguyện vọng của nhân dân. + Bản hiệp ước này đã chính thức công nhận nền cai trị của Pháp ở Việt Nam.Thực chất bản hiệp ước Hácmăng này, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa nửa phong kiến của Pháp. Hácmăng là bản hiệp ước thảo sẵn triều đình chỉ đến nghe và kí. - GV hỏi: Phản ứng của nhân dân ? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý. + Nhân dân vẫn quyết tâm đánh Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhiều quan lại theo đường lối chủ chiến vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp. + Liên kết với quân Thanh -> gây khó khăn cho Pháp. - GV hỏi: Trước tình hình như vậy, Pháp đã hành động ra sao? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý + Pháp kí với nhà Thanh hiệp ước Thiên Tân + Kí với triều đình Huế hiệp ước Patơnốt năm 1884 -> xoa dịu dư luận - GV: hướng dẫn HS nhận xét sự khác biệt giữa Hiệp ước 1883 và 1884 - HS: đọc SGK, suy nghĩ, trả lời - GV: nhận xét, chốt ý + Nội dung 2 bản hiệp ước không khác nhau là mấy, về thực chất Hiệp ước Pa-tơ-nốt chỉ làm giảm một số điều khoản làm xoa dịu dư luận. + Nội dung hiệp ước Pa Tơ Nốt: Tương tự như hiệp ước Hácmăng nhưng mở rộng hơn ở chỗ: về mặt hình thức có giao lại cho triều đình Huế 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc, tỉnh Bình Thuận ở phía Nam, cho nhà Nguyễn quyền có đội quân riêng tuy nhiên trên thực tế 3 miền Trung-Nam-Bắc đã nằm trong tay Pháp với các tên gọi khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa của Pháp. + Hiệp ước Patơnốt đã chính thức đánh dấu sự đầu hàng của nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách đứng đầu của một quốc gia độc lập. I. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. + Chính trị: Chính sách “ bế quan tỏa cảng” + Kinh tế: Ngày càng trở nên sa sút, kiệt quệ + Xã hội: Nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình. => Mở rộng cơ hội cho TDP xâm lược nước ta. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) - Âm mưu, thủ đoạn: + Phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta + Liên kết với lái buôn Giăng Đuy-Puy + Gây nhũng nhiễu Bắc Kì => Lợi dụng triều đình Huế mời ra giải quyết vụ Giăng Đuy-Puy rồi đưa quân ra Bắc. - Diễn biến (hành động): + 5/11/1873: Quân Pháp kéo tới Hà Nội, gây nhũng nhiễu. + 19/11/1873: Gửi tối hậu thư ->Nguyễn Tri Phương + 20/11/1873: Nố súng chiếm thành Hà Nội. + Sau đó chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì => Hành động ngang ngược, thủ đoạn 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874 * Tại Hà Nội - Ngay khi Pháp đặt chân đến Hà Nội, nhân dân ta đã sẵn sàng đứng lên chống Pháp - Triều đình: 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Quan Chưởng - Trong thành: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lâm - Nhân dân: Trận phục kích tại Cầu Giấy 21/12/1873-> Gác-ni-ê tử trận * Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì cuộc kháng chiến diễn ra sôi nổi: Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương . . . - Sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất Pháp và triều đình kí Hiệp ước 1874 => Hiệp ước gây bất bình lớn trong nhân dân, sĩ phu-> phong trào đấu tranh dâng cao trong cả nước. II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN HAI.CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai(1882-1883) - Nguyên nhân: + Sau 1874 Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa + Nguyên nhân trực tiếp: Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874 - Diễn biến: + 3/4/1882: Pháp đổ bộ lên HN + 25/4/1882 gửi tối hậu thư và nổ súng chiếm thành. + 3/1883: Ri-vi-e -> Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến + 25/4 Hoàng Diệu chỉ huy quân chiến đấu và hi sinh anh dũng. + Các cuộc kháng chiến vẫn diễn ra: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản . . . + Chiến thắng trận Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 thể hiện rõ quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỦA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An - Sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần 2, Pháp muốn thôn tính nhanh chóng nước ta. + Tình hình nước Pháp thuận lợi + Tình hình Việt Nam rối ren + 17/7/1883 vua Tự Đức qua đời + Vị trí cửa biển Thuận An thuận lợi - 18/8/1883 Pháp -> Thuận An. - 20/8/1883 chúng đổ bộ lên bờ, chiều tối toàn bộ cửa Thuận An rơi vào tay giặc. 2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng - Hoàn cảnh + Sau khi Thuận An lọt vào tay Pháp -> 25/8/1883 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng - Nội dung Hiệp ước (SGK) * Sau khi kí Hiệp ước 1883 - Nhân dân: + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra + Liên kết với quân Thanh -> gây khó khăn cho Pháp. - Pháp: + Pháp kí với nhà Thanh hiệp ước Thiên Tân + Kí với triều đình Huế hiệp ước Patơnốt năm 1884-> xoa dịu dư luận - Từ đây Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 4. Hướng dẫn học ở nhà + Học thuộc bài cũ, làm bài tập trong SGK + Đọc trước bài mới Chữ kí của GVHD Chữ kí của SVTT PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: Lớp: Câu 1: Em hãy hoàn thành sơ đồ sau và giải thích? Đà Nẵng 3 tỉnh MĐ Bắc kì 1 1862 .. Giáp Tuất .. .. Vua Tự Đức mất Pt nhân dân Pa-tơ-nốt Sơ đồ: Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam * Nhận xét: Câu 2: Hoàn thành bảng sau Hiệp ước Nhâm Tuất Giáp Tuất Hác măng Pa-tơ-nốt Thời gian Nội dung Kết quả - Hình 54: Hình Cửa Ô Quan Chưởng, thế kỉ XIX trong sách SGK là điểm diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt, anh dũng của nhân dân Hà Nội với thực dân Pháp. Đây là 1 trong 21 cửa ô còn sót lại tại thành Thăng Long cũ.Thành đực xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 ( 1749) nằm ở phái đông thành Thăng Long cũ. Khi quân Pháp đánh qua cửa Ô Thanh Hà thì viên quan Chưởng cùng một đội quân 100 người đã chiến đấu quyết liệt với giặc, làm cho quân Pháp thiệt hại khá nặng, nhưng do lực lượng, vũ khí quân ta yếu hơn địch, nên ta đã bị thua. Viên Chưởng cơ cùng 100 binh sĩ triều đình đã hi sinh anh dũng, để tỏ lòng ngưỡng mộ vị Chưởng cơ anh dũng, nhân dân đã đổi tên thành Cửa Ô Quan Chưởng. Đến nay Cửa Ô Quan Chưởng năm trên Phố Ô Quan- đầu phố hàng chiếu( thuộc quận Hoàn Kiếm) vẫn tồn tại như một minh chứng lịch sử của người dân Hà Nội. Hình 55. Nguyễn Tri Phương ( 1800- 1873) - Bức chân dung của Nguyễn Tri Phương ở tư thế ngồi với trang phục quan lại của triều Nguyễn. Ông có khuôn mặt vuông hình chữ điền, toát lên vẻ cương nghị và chính trực. Tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự là Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên sinh ngày 21/7/1800 trong một gia đình nhà nông, tại một làng quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là người trung trực, tận tụy với công việc nên được Vua Minh Mạng giao cho nhiều trọng trách. Khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta, ông đã được triều đình cử làm tổng chỉ huy ở thành Quảng Nam, trực tiếp lãnh đạo quân dân chiến đấu dũng cảm, làm thất bại âm mưu” đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Năm 1872 ông được điều về giữ chức Tuyên sát đổng Sứ đại thần, thay mắt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kì. Đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/11/1873 quân Gác-ni-ê đánh úp thành Hà Nội , Nguyễn Tri Phương thân chinh,chỉ huy quân sĩ chiến đấu. trận chiến diễn ra quyết liệt, con trai ông là phò mã Nguyễn Lâm hi sinh, ông bị thương và bị bắt, ông đã từ chối chữa chạy, và tuyệt thực cho đến lúc chết. thọ 73 tuổi. tấm gương vì nước quên mình của ông được nhân dân khâm phục kính trọng và được thờ trong đền Trung Liệt cùng với Hoàng Diệu. - GV: khái quát về trận Cầu Giấy, giải thích tại sao nói triều đình Huế đã bỏ qua cơ hội đánh địch. Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân đánh Nam Định, việc canh phòng ở Hà Nội sơ hở, Hoàng Tá Viên chỉ huy quân phối hợp với đội quân Cờ đen của Của Lưu Vĩnh Phúc bao vây địch, nghe tin đó Gác-ni-ê phải đem quân trở về. 21/12/1873 quân Lưu Vĩnh Phúc tiến sát thành Hà Nội khiêu chiến, dụ quân của Gác-ni-ê đuổi theo vào vùng phục kích ở khu vực Cầu Giấy, quân ta bất ngờ phản công, toán quân Pháp trong đó có Gác-ni-ê đã tử trận. chiến thắng Cầu Giấy đã làm cho quân ta vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên giành thắng lợi lớn hơn. Ngược lại quân Pháp hoang mạng, hoảng loạn muốn tháo chạy khỏi Bắc Kì, đây chính là thời cơ tốt cho quân triều đình phối hợp với nhân dân phản công, giành lại đất đai đã mất.nhưng triều đình nhà Nguyễn lại không nhận thấy điều đó, vẫn nuôi ảo tưởng về con đường đàm phán mong Phấp trả lại đất. *Kháng chiến tại các tỉnh ở đồng bằng Bắc Kì: - Ở Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương . . . cuộc kháng chiến của nhân dân cũng diễn ra rất sôi nổi tiêu biểu phong trào kháng Pháp ở Nam Định, Thái Bình, tấm gương của Đốc học Phạm Văn Nghị. - Tinh thần phối hợp chiến đấu của nhan dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã làm nên chiến thắng cầu giấy, khiến chúng phải thương lượng với triều đình đã đồng ý và chấp nhận kí hiệp ước Giáp Tuất. với bản Hiệp Ước 1874 Việt Nam đã mất một phần quan trọng về chủ quyền và về nội trị: mất toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì, chấp nhận mở một số cảng biển ở Bắc, Trung kì, cho Pháp tự do đi lại, buôn bán, ngoại giao bị ràng buộc.. việc làm của triều đình đã dẫy lên Phong trào chống phong kiến với khí thế mạnh mẽ “ phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” tiêu biểu như khởi nghĩa của Đặng Như Mai, trần Tấn Hình 56.“ quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên Điện Kính Thiên.” Hình 56 trong SGK mô phỏng cảnh thực dân Pháp đang đứng trên lô cốt vừa được xây dựng trên Điện Kính Thiên, nơi tôn kính trong hoàng cung Hà Nội. Điện được xây dựng từ năm 1203 ở chính giữa hoàng thành Thăng Long. Việc xây dựng ngay lô cốt trên Điện Kính Thiên thể hiện hành động xâm phạm thô bạo đến nền độc lập chủ quyền dân tộc ta của thực dân Pháp. Thể hiện sự tàn bạo của kẻ xâm lược. Hình 57. Hoàng Diệu (1829-1882). Chân dung Hoàng Diệu trong sgk là hình ảnh được chụp lại từ Bảo Tàng cách mạng Việt Nam, ông có vóc dáng to khỏe, khuôn mặt đầy đặn, mắt to, sáng,toát lên vẻ cương nghị. Mũ áo ông mặc chính là trang phục quan lại triều Nguyễn. trong suốt cuộc đời làm quan, ông nổi tiếng là người thanh liêm chính trực, hết lòng vì dân vì nước. Năm

File đính kèm:

  • docBai_20_Chien_su_lan_rong_ra_ca_nuoc_Cuoc_khang_chien_cua_nhan_dan_ta_tu_nam_1873_den_nam_1884_Nha_Nguyen_dau_hang_20150726_020233.doc
Giáo án liên quan
  • Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873) (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Hoàng Quỳnh Ngân

    9 trang | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0

  • Đề cương ôn tập Lịch Sử 11 - Học kì 1

    9 trang | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0

  • Kiến thức Lịch sử 11

    59 trang | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1

  • Nội dung ôn tập Lịch sử 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

    3 trang | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 27 – Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Mai Văn Huy

    7 trang | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018

    111 trang | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Lịch sử 8 - Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941 )

    11 trang | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 2

  • Đề kiểm tra Học kì 1 môn Toán 10 - Năm học 2014-2015 - Giáp Minh Đức

    8 trang | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

    6 trang | Lượt xem: 18001 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Lịch sử địa phương - Bình Thuận từ 1954 đến 1975

    3 trang | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.

GiaoAn.co on Facebook Follow @GiaoAn.co

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 20