Giáo án - MN Trung Mỹ

A/ Hoạt động học:

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động; VĂN HỌC

THƠ: CHIẾC XE LU

- Trần Nguyên Đào -

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ “Chiếc xe lu”, tên tác giả “Trần Nguyên Đào”.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về hình dáng và công việc của chiếc xe lu. 2. Kỹ năng:

- Phát triển cho trẻ kỹ năng ghi nhớ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đầy đủ.

- Rèn đọc thơ diễn cảm cho trẻ

- Trẻ nói các từ: Chiếc xe lu; lù lù; vội vã; phẳng như lụa; nóng như lửa.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ giữ gìn đ­ường phố: không vứt rác, biết bảo vệ và giữ gìn đường phố II. Chuẩn bị:

- Hình ảnh bài thơ: “Chiếc xe lu”

- NDTH: Văn học, vận động.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú .

- Cho cả lớp hát bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân

-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.

- Giáo dục trẻ khi đi ra đường đi bên phải.

- Để có được những con đường bằng phẳng các chú công nhân cần đến 1 phương tiện, đó là chiếc xe lu. Hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Chiếc xe lu” của tác giả Trần Nguyên Đào.

2. Nội dung.

Hoạt động 1/Cô đọc diễn cảm

- Lần 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe (không tranh) thể hiện cử chỉ ,nét mặt.

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?

+ Nói nội dung bài thơ: Bài thơ nói về chiếc xe lu cần cù, chăm chỉ không ngại trời nắng nóng hay lạnh giá vẫn làm cho các con đường bằng phẳng cho mọi người và xe cộ đi lại dễ dàng.

- Lần 2: Đọc thơ kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính

Hoạt động 2/Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải.

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (chiếc xe lu)

- Do ai sang tác? (Trần Nguyên Đào)

- Bài thơ nói về gì? (chiếc xe lu)

- Chiếc xe lu có dáng hình như thế nào?(to lù lù)

“Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù”

+“To lù lù”, có nghĩa là chiếc xe rất to không được đẹp như những loại xe khác.

-Xe lu làm những công việc gì? (san bằng những con đường)

“Con đường nào mới đắp

..........................................

Tớ là phẳng như lụa”

- Giải thích từ “phẳng như lụa” tức là phẳng đến mức không có gì nổi lên trên đường.

- Dù thời tiết nắng nóng hay lạnh giá xe lu vẫn làm việc như thế nào?

“Trời nóng như lửa thiêu

.........................................

Tớ càng lăn vội vã”

-Xe lu mong chóng làm xong đường này để làm gì?

“Mong chóng xong đường này

...................................................

Rộn rịp người qua lại”

- Sau khi làm xong đường này xe lu tiếp tục công việc của mình như thế nào?

“Rồi tớ lại ra đi

.............................

Quãng đường xa đang đợi”

- Chiếc xe lu mong muốn ở các bạn điều gì?

“Tớ là chiếc xe lu

Đừng chê tớ lù lù”

* GD: Trẻ biết yêu các nghề trong xã hội, qua bài thơ thấy chiếc xe lu san bằng những con đường giúp con người và xe cộ đi lại dễ dàng hơn.

Hoạt động 3/Dạy trẻ đọc thơ .

- Cho cả lớp đọc thơ ( 2-3 lần )

- 3 tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc (Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ)

-Cả lớp đọc lại một lần bài thơ.

3. Kết thúc :

-Cô nhận xét chung tiết học, giáo dục trẻ nhẹ nhàng

- Đọc thơ “Chiếc xe lu” 1 lần

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Bài thơ “Chiếc xe lu”

- Trần Nguyên Đào

- Chiếc xe lu

- To lù lù

-Trẻ lắng nghe

- San bằng những con đường

-Trẻ chú ý

- Vẫn lăn đều đều, lăn vội vã

- Cho các bạn trồng cây,..

- Tiếp tục đi làm những con đường khác

- Đừng chê tớ lù lù

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.

- Cả lớp đọc.

-Trẻ chú ý

- Trẻ đọc

B/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC

- Cô giới thiệu các góc chơi, cho trẻ vào góc theo ý thích

- Cuối giờ cô nhận xét các góc và nhắc trẻ cất gọn đồ chơi.

C/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

a. Mục đích:

- Trẻ được hít thở không khí trong lành và được dạo quanh sân trường.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ.

- Trẻ chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động.

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú tham gia chơi.

- Rèn kỹ năng chơi tập thể cho trẻ.

b. Chuẩn bị :

- Địa điểm

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

c. Tiến hành:

1/Giao lưu TCVĐ với lớp 5TA5: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi “Chuyền bóng; Bịt mắt bắt dê; Bật chụm tách”

a. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi vận động: “Chuyền bóng; Bịt mắt bắt dê; Bật chụm tách”

-Trẻ phát huy các tố chất vận động như: nhanh, mạnh, bền, khéo để tham gia các trò chơi vận động.

- Trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động và có kỹ năng phối hợp với bạn khi tham gia trò chơi. Cởi mở, thân thiện với bạn khác lớp, có ý thức kỷ luật, phối hợp với các bạn trong hoạt động tập thể.

- Trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động.

b. Chuẩn bị:

- Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ.

- Âm thanh – loa, máy tính. Nhạc hiệu chương trình giao lưu.

- Nhạc các bài hát: Niềm vui gia đình.

- Bóng nhựa tròn. Vạch xuất phát, vạch đích, rổ nhựa to. Vòng, đề can. Vật cản, chậu cây, ngôi nhà.

c. Tiến hành:

- Cô mời các gia đình về chuẩn bị đồ dùng tại điểm chơi đã thỏa thuận, mời nhóm lớp bạn cùng chơi thỏa thuận thứ tự bạn chơi, lượt chơi. Sau đó các gia đình sẽ đổi nhóm chơi luân phiên, 3 cô chia nhau về 3 nhóm chơi cùng trẻ.

  • Trò chơi “Chuyền bóng:

    - Cô nói cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi.

    - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nhận xét trẻ chơi.

    - GD trẻ chơi đoàn kết.

    • Trò chơi “Bịt mắt bắt dê:

    - Cô nói cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi.

    - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nhận xét trẻ chơi.

    - GD trẻ chơi đoàn kết.

    • Trò chơi “Bật chụm tách:

- Cô nói cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nhận xét trẻ chơi. GD trẻ chơi đoàn kết.

- Cô cho trẻ nói lên cảm nhận của mình về buổi giao lưu.

- Cô cho các con bắttay và cùng nhau thu dọn sân chơi.

2/ TCVĐ: (Kể tên các TCVĐ đã chuẩn bị trong phần giao lưu các TCVĐ)

- Cô hỏi trẻ tên các trò chơi vận động đã chơitrong phần giao lưu các trò chơi vận động.

- Cô chính xác, giáo dục trẻ nhẹ nhàng.

3/ Cho trẻ chơi tự chọn theo ý thích dưới sự quản lý của cô.

D/ CHƠI - HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

1/ Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều.

2/Làm bài tập trong vở LQCC

a. Mục đích:

- Trẻ biết làm bài tập theo yêu cầu của cô

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng thực hành

- Trẻ chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động.

b. Chuẩn bị :

- Vở: LQCC, màu, bút chì đủ số lượng trẻ

c. Tiến hành:

- Cô hướng dẫn trẻ làm bài tập theo yêu cầu trong vở

- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần.

3/ Nêu g­­ương, cắm cờ cuối ngày

- Cô cho trẻ tự nhật xét theo tổ -> Lớp nhận xét-> Cô nhận xét.

- Mời những trẻ ngoan lên nhận hoa, cả lớp vỗ tay khen. Tương tự các tổ còn lại.

4/ Chơi theo ý thích ở các góc

5/ Vệ sinh, trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY.

- Tình trạng sức khoẻ trẻ:…………………………………………………................

- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:………………………………….................

…………………………………………………………………………………….....

- Kiến thức và kỹ năng của trẻ: ……………………...................................................

…………………………………………………………………………………….....

…………………………………………………………………………………

Từ khóa » Tớ Là Chiếc Xe Lu Lớp 3