Giáo án Môn Ngữ Văn 9 - Tiết 122: Nói Với Con

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 9, Giáo Án Lớp 9, Bài Giảng Điện Tử Lớp 9

Trang ChủNgữ Văn Lớp 9 Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái , tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Pương .

- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo , giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm của thơ ca miền núi .

- Bồi dưỡng tâm hồn yêu gia đình , tự hào quê hương , dân tộc .

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

GV: Tìm các câu thơ diễn tả lối nói dân tộc .

HS: Sưu tầm những câu thơ, ca dao các dân tộc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2694Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn. Ngày dạy Tiết 122 . Nói với con . Y Phương . I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái , tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Pương . - Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo , giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm của thơ ca miền núi . - Bồi dưỡng tâm hồn yêu gia đình , tự hào quê hương , dân tộc . II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học GV : Tìm các câu thơ diễn tả lối nói dân tộc . HS : Sưu tầm những câu thơ, ca dao các dân tộc III. hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ " Sang thu " . Nêu cảm nhận của em về hai câu cuối . 3. Bài mới: Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài: Tình yêu thương con cái , mơ ước thế hệ sau nối tiếp xứng đáng , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay . " Nói với con " của Y Phương - nhà thơ dân tộc Tày - là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy với cách nói riêng , xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con tâm tình , dặn dò trìu mến , ấm áp và tin cậy . Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả , tác phẩm . GV : Nêu câu hỏitìm hiểu tác giả tác phẩm, HS lần lượt trả lời độc lập ? Nêu những nét khái quát về tác giả , đặc điểm thơ của Y Phương ? ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? ? Nhận xét thể thơ ? ( Tự do ) . Giáo viên hướng dẫn đọc ( nhẹ nhàng , thiết tha như lời tâm tình thủ thỉ ) . Học sinh đọc . ? Bài thơ viết về điều gì ? ? Giáo viên kiểm tra việc nhớ chú thích của học sinh ? ? Nêu bố cục của bài thơ ? ? Em có nhận xét gì từ bố cục này ? Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích . Học sinh đọc đoạn đầu . ? 4 câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều gì ? HS: Độc lập trả lời, lớp nhận xét GV: Đánh giá, kết luận Nêu vấn đề thảo luận nhóm ? Hãy phân tích hình ảnh thơ để thấy con được trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng , nghĩa tình của quê hương ? HS: Thảo luận nhóm học tập, viết ra giấy A4, dán lên bảng GV: Đánh giá quá trình hoạt động của HS và so sánh kết quả của các nhóm.Rồi định hướng đáp án cho HS Hoạt động 4: Hướngdẫn HS tìm hiểu những đức tính cao đẹp của " người đồng minh " và mơ ước của người cha về con mình . Học sinh đọc đoạn thơ còn lại . GV: Nêu câu hỏi, HS lần lượt trả lời độc lập ? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình ? HS: Độc lập trả lời, lớp nhận xét gv kết luận ? Trong cách nói ấy người cha muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với quê hương ? HS: Trao đổi nhóm bàn, độc lập trình bày, gv nhận xét ? Giải thích các câu thơ :" Sống trên .. phong tục ". Cho biết trong các câu thơ ấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của NT ấy? HS: Trao đổi nhóm bàn, độc lập trình bày ? Nhận xét gì về tình cảm của người cha dành cho con ? Hoạt động 5 : Hướng dẫn tổng kết . ? Nhận xét về nghệ thuật của bài . ( Hình ảnh cụ thể mộc mạc , có sức khái quát , giàu chất thơ ) . ? Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm gì của người cha dành cho con ? ? Điều lớn nhất người cha muốn truyền cho con , giáo dục con là gì ? Học sinh đọc to ghi nhớ . I . Tìm hiểu chung . 1 . Tác giả : - Dân tộc Tày ( Cao Bằng ) . - Đặc điểm thơ : Chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh của con người Miền núi . 2. Tác phẩm : Trích từ : Thơ Việt Nam 1945 - 1985 . 3 . Đọc , tìm hiểu chú thích . * Bài thơ là lời người cha nói với con về cội nguồn , sức mạnh quê hương .... 4 . Bố cục : - Gồm 2 đoạn - Từ đầu ....... trên đời : Con lớn lên trong tình yêu thương , sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương . - Còn lại : Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ , bền bỉ , về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy . -> Từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương , từ những kỉ niệm gần gũi , thiết tha mà nâng lên lẽ sống . II . Phân tích : 1 . Tình yêu thương của cha mẹ , sự đùm bọc của quê hương đối với con . * 4 câu đầu : Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đón, mong chờ của cha mẹ . - Hình ảnh : Chân bước -> cha Chân bước -> mẹ => Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt . -> Tư duy đặc trưng của người miền núi . - Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận . * Con lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình quê hương . - Người đồng mình : -> sự mộc mạc của người dân tộc Tày . - Hình ảnh : Đan lờ . Vách nhà ken . => Miêu tả cụ thể, nói lên sự gắn bó, quấn quýt . -> Cuộc sống lao động cần cù, êm đềm, tươi vui . - Hình ảnh : Rừng cho hoa . Đường ... tấm lòng . => Nhân hoá -> thiên nhiên che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn , lối sống . 2 . Những đức tính cao đẹp của " người đồng mình " và mơ ước của người cha về con mình . - Đức tính cao đẹp của người đồng : mình : + Vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc , đói nghèo . + Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin, cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp . - Phép lặp từ ngữ " Người đồng mình " -> dặn dò con : + Phải có tình nghĩa thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình . + Muốn con tự hào với truyền thống quê hương -> tự tin vững bước trên đường đời . => Người cha thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha và niềm tin tưởng của người cha vào người con . III . Tổng kết . 1 . Nghệ thuật : Giọng trìu mến thiết tha , cách nói dùng nhiều hình ảnh dân tộc miền núi . 2 . Nội dung : - Là thương yêu tha thiết và tin tưởng . - Tự hào về gia đình , quê hương . - Tự tin ở bản thân khi bước vào đời . . IV . Củng cố : - Phân tích một hình ảnh thơ gây ấn tượng nhất trong em . V. Hướng dẫn học bài ở nhà Học bài cũ, làm hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập Chuẩn bị bài “ Nghĩa tường minh và

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tiet 122.doc
Tài liệu liên quan
  • docÔn thi vào 10 phần Truyện hiện đại

    Lượt xem Lượt xem: 812 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 6 năm 2012 - 2013

    Lượt xem Lượt xem: 544 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 1: Giới thiệu sách giáo khoa, tài liệu và phương pháp học bộ môn ngữ văn

    Lượt xem Lượt xem: 1830 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm 2011

    Lượt xem Lượt xem: 757 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docMẫu: Phiếu đánh giá cán bộ công chức, viên chức hàng năm năm 2009

    Lượt xem Lượt xem: 1300 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docCác phương châm hội thoại - Trường THCS Thị Trấn

    Lượt xem Lượt xem: 821 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Trần Phú

    Lượt xem Lượt xem: 541 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 87 + 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

    Lượt xem Lượt xem: 788 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 75

    Lượt xem Lượt xem: 670 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12

    Lượt xem Lượt xem: 828 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop9.com - Giáo án điện tử lớp 9, Các thủ thuật phần mềm hay nhất, Giáo án tiểu học hay

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài Nói Với Con Facebook