Giáo án Môn Ngữ Văn Khối 11 - Tiết 97: Từ ấy

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 11, Giáo Án Lớp 11, Bài Giảng Điện Tử Lớp 11

Trang ChủNgữ Văn Lớp 11 Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 97: Từ ấy Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 97: Từ ấy

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn

- Hiểu được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, tin tưởng, sau mê bằng nnhững hình ảnh tươ sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở.

B. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ bài Lai tân của Hồ Chí Minh

 - Phân tích nghệ thuật châm biếm đặc sắc của tác giả trong bài thơ Lai tân.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3833Lượt tải 3 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 97: Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGiáo án ngữ văn 11 nâng cao Tiết thứ : 97 Phân môn: Đọc văn Tên bài : Từ ấy ( Tố Hữu ) A. mục tiêu bài học : Giúp học sinh: - Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn - Hiểu được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, tin tưởng, sau mê bằng nnhững hình ảnh tươ sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở. B. kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ bài Lai tân của Hồ Chí Minh - Phân tích nghệ thuật châm biếm đặc sắc của tác giả trong bài thơ Lai tân. C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy D. Hướng dẫn bài mới Hoạt động của GV và H Kiến thức cần đạt HĐ1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm H: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu? Kể tên những bài thơ của Tố Hữu đã học ở THCS HĐ2: Đọc- hiểu văn bản Đọc diễn cảm: giọng phấn khởi, vui tươi, hồ hởi H: ý chung của khổ thơ là gì? các hình ảnh thơ có phải là hình ảnh thực không? các biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp có tác dụng gì? ý nghĩa thẩm mĩ của các từ bừng, chói, các hình ảnh nắng hạ, mặt trờ chân lí ? H:Lẽ sống mà người đảng viên trẻ Tố Hữu nhận thức là gì? ý nghĩa từ buộc? Giải thích từ khối đời H:Khổ thơ cuối tiếp tục cụ thể ý khổ 2 như thế nào? tác dụng của lối kết cấu khổ thơ? Gải thích các từ, cụm từ kiếp phôi pha, cù bất cù bơ? HĐ3:Củng cố tổng kết bài I. Tác giả - Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Huế, học trường Quốc học. Giác ngộ cách mạng từ năm1937, trở thành nhà thơ cộng sản trẻ tuổi. Đến với thơ và cách mạng cùng một lúc; con đường thơ của Tố Hữu gắn liền và song hành với các chặng đường của cách mạng Việt Nam 60 năm qua. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; là tác giả của các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn. ông được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Từ ấy - tập thơ đầu tay của Tố Hữu, là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn , say mê của người thanh niên cộng sản; gồm 71 bài thơ, chia làm 3 phần: (1) Máu lửa, (2) Xiềng xích (viết trong thời gian nhà thơ bị tù đày (1939-1942), (3) Giải phóng. Bài thơ mở đầu là Mồ côi, bài cuối tập thơ là Hồ Chí Minh Bài thơ Từ ấy trích trong phần 1: Máu lửa II. Đọc- hiểu bài thơ Từ ấy 1- Thể thơ và bố cục - Thể thơ bảy chữ/câu, mỗi khổ 4 câu, toàn bài có 3 khổ thơ - Bố cục: Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng. Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm 2-Giá trị nội dung và nghệ thuật a- Khổ 1 - Từ ấy- thời điểm đặc biệt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu: một thanh niên trường Quốc học Huế được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. - Tác giả không dùng từ đó, từ khi ấy mà dùng từ từ ấy rất ngắn gọn , giản dị mà tao nhã - ý chung của khổ thơ: diễn tả niềm say mê, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn của tác giả trong thời điểm từ ấy. - Cách thể hiện: dùng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: nắng hạ, mặt trời chân lí. Nắng hạ-> gợi sự mạnh mẽ, chói rực ( khác với nắng của các mùa khác) phù hợp với động từ bừng và vầng mặt trời chân lí. Mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Khẳng định chân lí của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác-Lê Nin sáng rực, chói lọi, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí. Từ chói thể hiện ánh sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi. - Hai câu trên tả niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng mới. Hai câu dưới tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận lí tưởng ấy, tiếp tục sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh trực tiếp hồn tôi- vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim b- Khổ 2: - Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng, dặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan niệm đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. - Từ buộc không có nghĩa là băt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó tự giác. - Từ ấy, cái tôi cá nhân của nhà thơ hoà chung với cái ta của tập thể nhân dân, xã hội, những người nghèo khổ. - Từ khối đời là hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ. c. Khổ 3 - Tiếp tục ghi nhận những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động. - Đó là vạn nhà: tập thể lớn lao, rộng rãi, vạn kiếp phôi pha ( nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn), vạn em nhỏ cù bất cù bơ - Cách nói trực tiếp trần trụi, xác định rõ ràng vị thế trong gia đình lớn: đã là con, là anh, là em của vạn Tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng. Tổng kết: Bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu: Đó là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai. Bằng giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, tràn trề, cách dùng từ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp, cách nói trực tiếp, khẳng định . Mạch vận động của tâm trạng cái tôi trữ tình diễn ra từ Niềm vui giác ngộ lí tưởng đến Nhận thức mới về lẽ sống và biến chuyển tình cảm. G. Hướng dẫn học sinh học bài: Học thuộc bài thơ và phân tích. Soạn bài đọc thêm Nhớ đồng K. Tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức: Hà Minh Đức, Giảngvăn văn học Việt Nam 1930-1945, tập 3, Văn học cách mạng. Đoạn in trong sgv Thiết kế bài giảng tạp 2 tr 201-203

Tài liệu đính kèm:

  • docT97 Tu ay.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 tiết 26: Đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

    Lượt xem Lượt xem: 1975 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương

    Lượt xem Lượt xem: 1564 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án Tự chọn - Tiết 8 đến tiết 11

    Lượt xem Lượt xem: 1768 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 11 (tự chọn) - Tiết 1 đến tiết 12

    Lượt xem Lượt xem: 968 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 tiết 123: Hướng dẫn học tập trong hè

    Lượt xem Lượt xem: 2075 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docĐề cương ôn tập Ngữ văn học kì II - Khối 11 (chuẩn)

    Lượt xem Lượt xem: 3102 Lượt tải Lượt tải: 2

  • pptGiáo án môn Ngữ văn 11 - Em hãy trình bày đặc điểm thơ hai - Cư?

    Lượt xem Lượt xem: 1809 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiểu sử tóm tắt

    Lượt xem Lượt xem: 1468 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 111: Phong cách ngôn ngữ chính luận

    Lượt xem Lượt xem: 1865 Lượt tải Lượt tải: 4

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phân tích Hạnh phúc của một tang gia

    Lượt xem Lượt xem: 2246 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn

Facebook Twitter

Từ khóa » Bài Giảng Từ ấy Lớp 11