Giáo án Môn Ngữ Văn Khối 12 - Tiết 38: Hai đứa Trẻ

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủNgữ Văn Lớp 12 Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 38: Hai đứa trẻ Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 38: Hai đứa trẻ

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS thấy được

- Về nội dung: Qua bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh đêm tối và đợi tàu, người đọc cảm nhận được tình cảm xót thương, trân trọng của nhà văn Thạch Lam đối với những con người nhỏ bé sống quẩn quanh, bế tắc trong xã hội, đặc biệt là trẻ thơ.

- Về nghệ thuật: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.

- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc sáng tạo văn bản.

- Giáo dục tư tưởng: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh để giáo dục cho HS tình yêu thương con người.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2215Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 38: Hai đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết 38 Lớp dạy: 11A2 Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS thấy được Về nội dung: Qua bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh đêm tối và đợi tàu, người đọc cảm nhận được tình cảm xót thương, trân trọng của nhà văn Thạch Lam đối với những con người nhỏ bé sống quẩn quanh, bế tắc trong xã hội, đặc biệt là trẻ thơ. Về nghệ thuật: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc sáng tạo văn bản. Giáo dục tư tưởng: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh để giáo dục cho HS tình yêu thương con người. B. Phương tiện dạy học SGK, SGV. Thiết kế bài dạy. Kết hợp công nghệ thông tin. C. Phương pháp dạy học GV tổ chức giờ dạy bằng sự kết hợp các phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi thảo luận và tích hợp. D. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm văn chương của Thạch Lam? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV trình chiếu slide 1 GV tóm tắt nội dung tiết 37 để dẫn dắt vào bài. Trong tiết 37 chúng ta đã đi tìm hiểu về tác giả , về bức tranh đời sống phố huyện và tâm trậng nhân vật Liên trong cảnh buổi chiều. Sang tiết 38 cô và các em tiếp tục đi tim hiểu về bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh đêm tối và cảnh đợi tàu GV nêu câu hỏi: Không gian phố huyện trong cảnh đêm tố được tác giả miêu tả như thế nào? (GV gợi mở cho HS tìm những chi tiết tác giả miêu tả về ánh sáng và bóng tối.) HS trả lời, GV nhận xét, chốt kiến thức. GV chiếu slide 2 GV: Tác già đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS trả lời GV: Em hãy rút ra ý nghĩa biểu tượng của bóng tối và ánh sáng? HS trả lời. GV chuyển ý: Trong không gian đêm tối của phố huyện, ngòi bút Thạch Lam lại vẽ lên hình ảnh của những kiếp người tàn tạ với bao nhiêu xót thương. (GV hướng dẫn HS theo dõi SGK trang 97, 98). GV nêu vấn đề: Những kiếp người tàn tạ là những ai? Cuộc sống của họ hiện ra ntn? HS trả lời, GV chốt kiến thức. GV chiếu slide 3 GV: Em hãy nhận xét về thái độ, tình cảm của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ này? HS trả lời, GV chốt kiến thức. GV chiếu slide 3 GV chiếu slide 4 GV nêu câu hỏi: Cảm nhận của em về hình ảnh ngọn đèn con chị Tí? (GV hướng dẫn HS phân nhóm và thảo luận). HS thảo luận nhóm, GV nhận xét và chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi thảo luận: Cảm nhận củ em về âm thanh tiếng đàn bầu bác xẩm? HS thảo luận, GV nhận xét và chốt kiến thức. GV chiếu slide 5 GV chuyển ý và hướng dẫn HS theo dõi SGK trang 98. GV: Trước không gian phố huyện trong đêm tối và những kiếp người nghèo khổ Liên thể hiện tâm trạng gì? HS trả lời, GV chốt kiến thức. GV chiếu slide 6 GV chuyển ý : Cuộc sống của những người dân trong phố huyện tuy tẻ nhạt, buồn bã nhưng họ cũng có những ước mơ nho nhỏ. ước mơ đólà gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu hình ảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. GV hướng dẫn HS theo dõi SGK trang 99, 100) GV: Hình ảnh chuyến tàu đêm được tác giả mô tả như thế nào? HS trả lời, GV chốt kiến thức GV chiếu slide 7 GV nêu câu hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS trả lời. GV: Tại sao chị em Liên cố thức để đợi tàu? Tâm trạng đợi tàu của Hai đứa trẻ diễn ra như thế nào? HS trả lời, GV nhận xét và chốt kiến thức. GV chiếu slide 8 GV: Nhà văn sừ dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS trả lời, GV chốt kiến thức. GV: Hình ảnh chuyến tàu đêm có ý nghĩa như thế nào đối với người dân phố huyện và hai đứa trẻ? HS trả lời, GV chốt kiến thức và chiếu slide 9. GV: Tình cảm của Thạch Lam đối với hai đứa trẻ được thể hiện như thế nào? HS trả lời. GV: Em hãy tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm? HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá. GV hướng dẫn HS luyện tập (trả lời câu hỏi trắc nghiệm). Bài tập tự luận : HS về nhà làm I. Tìm hiểu chung. II. Tìm hiểu văn bản. Bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chiều tàn. Bức tranh đời sống phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh đêm tối. Phố huyện lúc về đêm. Không gian phố huyện. Thơ mộng, trữ tình. Bóng tối: + Đường phố và các ngõ con. + Con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà. + Các ngõ vào làng. Bóng tối bao trùm, dày đặc, ám ảnh. Ánh sáng: + Khe sáng ở một vài cửa hàng sáng. + Ngôi sao lấp lánh. + Vệt sáng của con đom đóm. + Chấm sáng nơi gánh phở bác Siêu. + Quầng sáng nơi ngọn đèn con chị Tí. + Vùng sáng của kí ức. + Ngọn đèn Liên thưa thớt từng hột sáng. Ánh sáng nhỏ nhoi, thưa thớt, yếu ớt. Nghệ thuật đối lập - tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Kiếp người nhỏ bé sống trong bóng tối của xã hội. Những kiếp người tàn tạ. Mẹ con chị Tí Gia đình bác Siêu Gia đình bác xẩm Cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, quẩn quanh, bế tắc. Tuy vậy họ cũng có một ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp. Thạch Lam đã bộc lộ tấm lòng yêu thương, cảm thông và trân trọng những ước mơ, bình dị, nhỏ bé của những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Hình ảnh ngọn đèn con chị Tí. + Xuất hiện 7 lần trong tác phẩm. + Ngọn đèn leo lét, nhỏ bé, mong manh, hiu hắt. Tiếng đàn bầu bác xẩm + Déo dắt, buồn bã, thê lương, não nùng. + Tha thiết, thổn thức lòng người. +=> Tượng trưng cho hình ảnh những kiếp người nhỏ bé trong phố huyện nghèo. Tâm trạng nhân vật Liên. Trước không gian phố huyện: nối buồn da diết, thấm thía và sự bâng khuâng, tiếc nuối. Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Trước những kiếp người tàn tạ: buồn thương, xót xa. Thạnh Lam là nhà văn am hiểu thế giới tâm hồn trẻ thơ. Hình ảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. Hình ảnh chuyến tàu đêm. Chuyến tàu đã trở thành nỗi nhớ, là nỗi khát khao của người dân phố huyện Hình ảnh chuyến tàu được miêu tả theo trình tự thời gian. + Lúc tàu sắp đến: Âm thanh tiếng còi từ xa vọng lại. Ánh sáng của ngọn lửa xanh biếc. + Lúc tàu đến: Âm thanh rộn ràng của tiếng còi tàu, tiếng hành khách. Ánh sáng của các toa đèn. + Tàu đi: Đốm than nhỏ bay trên đường sắt. Phố huyện chìm trong đêm tối. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập – tương phản giữa ánh sáng trên tàu và bóng tối phố huyện. Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ Lí do đợi tàu: Mẹ dặn bán hàng. Nhu cầu về đời sống tinh thần. Tâm trạng đợi tàu. Lúc tàu sắp đến: háo hức, chờ mong, khắc khoải. Lúc tàu đến: vui sướng, hạnh phúc. Lúc tàu ra đi: bâng khuâng, tiếc nuối. Nghệ thuật đối lập: ước mơ, khát vọng và cuộc sống hiện thực và khả năng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật tinh tế, sắc sảo của Thạch Lam. Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm. Chuyến tàu đến mang theo một thế giới khác hẳn với phố huyện – thế giới huyên náo, đầy ánh sáng. Khơi dậy trong tâm hồn hai đứa trẻ những kỉ niệm đẹp về quá khứ. Khát vọng đổi đời. Với những câu văn giàu chất lãng mạn, Thạch Lam thể hiện tình yêu thương, trân trọng những ước mơ, khát vọng của trẻ thơ. III. Tổng kết Giá trị nội dung Giá trị hiện thực Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Cuộc sống con người: mòn mỏi, tẻ nhạt, quẩn quanh, bế tắc, tăm tối. Giá trị nhân đạo Yêu thương, cảm thông cho những con người nghèo khổ. Trân trọng những ước mơ hi vọng của trẻ thơ. Khát vọng đổi đời. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người Giá trị nghệ thuật Cốt truyện đơn giản. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ giàu chất thơ. Giọng văn tâm tình, thủ thỉ. Đối lập – tương phản. Kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn. Bút pháp lãng mạn của Thạch Lam. IV. Hướng dẫn luyện tập Hãy chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau: Câu 1. Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm văn chương của Thạch Lam? Cốt truyện đơn giản. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Giọng văn sắc lạnh, tỉnh táo. Ngôn ngữ giàu chất thơ. Câu 2. Âm thanh nào trong số những âm thanh sau đây được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có sức vang ngân xao xuyến và náo nức nhất đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện: A.Tiếng trống thu không. B.Tiếng đàn bầu của bác xẩm. C.Tiếng ếch nhái kêu ran. D.Tiếng còi tàu. Câu 3. Tự luận ( Bài tập về nhà). Phát biểu cảm nhận của em về âm thanh tiếng còi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”? (Thạch Lam) Đáp án: Âm thanh vui nhộn, náo nức. Khơi dậy những kỉ niệm đẹp của chị em Liên. Ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hơn. 4. Củng cố, dặn dò HS đọc ghi nhớ (SGK trang 101) Học bài cũ, soạn bài Ngữ cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 38.hai dua tre.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 14: Phong cách ngôn ngữ khoa học

    Lượt xem Lượt xem: 1462 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 12 Đọc thêm: Bác ơi (Tố Hữu) tự do (P. ê- Luy-a)

    Lượt xem Lượt xem: 1571 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 12: Ôn tập Sóng - Xuân Quỳnh

    Lượt xem Lượt xem: 3065 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án tự chọn Ngữ văn 12 - Giáo viên : Phạm Thị Kim Dung

    Lượt xem Lượt xem: 1286 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfChuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 6

    Lượt xem Lượt xem: 1421 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docTác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

    Lượt xem Lượt xem: 1644 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn 12 tiết 64 và 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

    Lượt xem Lượt xem: 1669 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 9: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Năm học 2018-2019

    Lượt xem Lượt xem: 854 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 12

    Lượt xem Lượt xem: 1189 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm 2000 - 2009

    Lượt xem Lượt xem: 3588 Lượt tải Lượt tải: 4

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài Hai đứa Trẻ Hay Nhất