Giáo án Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình
Có thể bạn quan tâm
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật ( Nơi ở, vận động, ích lợi...) của một số con vật nuôi trong gia đình như: Con Gà trống, con mèo...
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm giống và khác nhau của gà trống, mèo.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ khả năng tập trung chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định và hoạt động theo nhóm.
- Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có khả năng so sánh, phát triển tư duy sáng tạo.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power point về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Đài, đĩa nhạc các bài hát: Gà trống mèo con và cún con, con gà trống...
2. Đồ dùng của trẻ
- Mô hình các con vật nuôi trong gia đình để trẻ quan sát
- Mũ gà con.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú - Cô trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ vận động ngẫu hứng theo nhạc bài: Gà trống, mèo con và cún con. - Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình * Trẻ quan sát theo nhóm - Cô cho trẻ về 2 nhóm quan sát các con vật nuôi trong gia đình. Cô đến từng nhóm, bao quát và đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ nói về những đặc điểm nổi bật: Hình dáng, thức ăn, sinh sản, tiếng kêu...của các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ về chỗ ngồi, chia sẻ về những con vật vừa được quan sát với cô và các bạn. * Quan sát con gà trống - Cho trẻ xem hình ảnh gà trống và đàm thoại: + Đây là con gì? + Con biết gì về con gà trống? + Gà trống có những bộ phận gì? + Cái mỏ của gà trống như thế nào? Để làm gì? + Đôi chân của gà trống có gì đặc biệt? + Tiếng gáy của gà trống như thế nào? (Gà trống gáy để gọi mọi người thức dậy mỗi buổi sáng . Chúng mình cùng làm chú gà trống gáy) - Mở rộng: Ngoài gà trống ra chúng mình còn biết những con gà nào khác nữa? ( gà mái, gà con...). + Thức ăn của gà là gì? (thóc, ngô, khoai, sắn...) + Con gà nào đẻ trứng ? - Cô khái quát: Gà là con vật được nuôi trong gia đình. Gà có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng và thuộc nhóm gia cầm. * Quan sát con Mèo - Cô đọc câu đố: “Con gì tai thính mắt tinh Nấp trong bóng tối, ngồi rình chuột qua” + Ai đã biết gì về con Mèo? + Mắt mèo có gì đặc biệt? (mắt tròn, sáng, giúp mèo có thể dễ dàng đi lại vào ban đêm) + Con mèo có mấy chân? + Chân mèo có đặc điểm gì? ( Chân mèo có một lớp đệm thịt giúp cho mèo đi lại nhẹ nhàng không bị các con mồi phát hiện. Móng vuốt sắc nhọn để vồ mồi và giữ chặt con mồi) + Tiếng kêu của mèo như thế nào?
+ Thức ăn của mèo là gì? Món ăn mèo thích nhất là gì? + Mèo đẻ con hay đẻ trứng? + Mèo được nuôi ở đâu? + Nuôi mèo để làm gì? - Cô khái quát: Mèo là con vật được nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con và thuộc nhóm gia súc. * So sánh: Gà trống và mèo - Con gà trống và con mèo có điểm gì giống, khác nhau? - Giống nhau: Đều là con vật nuôi trong gia đình. - Khác nhau: + Gà: Có mỏ nhọn, có cánh, có 2 chân. đẻ trứng.. thuộc nhóm gia cầm. + Mèo: Có 4 chân, đẻ con...thuộc nhóm gia súc. * Mở rộng kiến thức và giáo dục: Ngoài những con vật được làm quen chúng mình còn biết những con vật nào khác được nuôi trong gia đình? - Cho trẻ quan sát hình ảnh một số con vật nuôi trong gia đình. - Cô nói: Có rất nhiều các con vật nuôi trong gia định. Những con có 2 chân, có cánh có mỏ đẻ trứng là thuộc nhóm gia cầm. Những con có 4 chân đẻ con là thuộc nhóm gia súc. Nhưng chúng đều được nuôi trong gia đình và gọi chung là động vật nuôi trong gia đình. Các con hãy yêu quý, chăm sóc, bảo vệ ... 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bắt chước vận động của các con vật” - Cô cho trẻ bắt chước vận động của các con vật: + Nào chúng mình hãy cùng bắt chước vận động của con mèo khi rình chuột nào! + Khi gà trống chuẩn bị gáy thì như thế nào? (Vỗ cánh, vươn vai, nghển cổ, kiếng chân lên... ). Cho trẻ gáy ò ó o... - Nhận xét, động viên, tuyên dương trẻ - Kết thúc: Vận động bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con”. |
- Trẻ vận động ngẫu hứng - Trẻ kể tên một số vật nuôi trong gia đình
- Trẻ đến mô hình, quan sát và trả lời
- Trẻ nêu ý kiến của mình
- Trẻ quan sát - Trẻ suy nghĩ trả lời ( cả lớp, cá nhân) - Trẻ trả lời
- Trẻ làm động tác gà trống gáy
- Trẻ suy nghĩ và kể. - Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ lắng nghe và suy nghĩ trả lời
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ làm tiếng mèo kêu và đi rình chuột. - Trẻ suy nghĩ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ suy nghĩ và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ hát và vận động. |
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (học)
KPKH: Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình: Gà trống, mèo.
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, nơi ở, ích lợi của một số con vật nuôi trong gia đình như: Gà trống, mèo.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong các tình huống.
3. Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia tiết học qua đó góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng P.P về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Đĩa nhạc các bài: Gà trống mèo con và cún con, con gà trống,...
- Trang phục gà trống,
2. Đồ dùng của trẻ
- Mô hình trang trại để trẻ quan sát
- Mũ gà con.
II. TỔ CHỨC
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú - Cô trò chuyện cùng trẻ giới thiệu tên cô, cô đến từ thủ đô giáo ngàn ATK Định Hóa, cô rất vui và cô thấy các bạn lớp B2 bạn nào cũng xinh. Cô còn muốn nghe chúng mình hát nữa... trẻ vận động ngẫu hứng theo nhạc bài: Gà trống, meo con và cún con. Cô cảm ơn các con = Khen trẻ. - Trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát còn có rất nhiều con vật đáng yêu. Đó là những con gì? Những con vật đó được nuôi ở đâu? Chúng mình có muốn gặp các con vật đáng yêu đó k? Hướng trẻ đi thành 2 đội theo từng cô... 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình. a. Trẻ chia về 2 nhóm quan sát các con vật nuôi trong gia đình. Cô đến từng nhóm, bao quát và đặt những câu hỏi gợi mở với trẻ về tên gọi, màu sắc, tiếng kêu, đặc điểm nổi bật: Thức ăn, sinh sản...của các con vật nuôi trong gia đình: - Cô hỏi: + Con gì đây? Ai có nhận xét gì? + Con còn biết gì về con vật này? + Con thích nhất điều gì ở con vật đó? + Con còn biết tên những con vật nào nữa?... b. Trẻ về ngồi theo tổ chia sẻ những điều vừa quan sát được với cô và các bạn về những con vật nuôi trong gia đình. - Gọi trẻ lại gần: Cô biết CM vừa được quan sát rất nhiều con vật đáng yêu. Bây giờ bạn nào kể nào? - Cô hỏi: + Con vừa được quan sát những con vật gì? + Con Mèo có gì đặc biệt? + Con thích nhất điều gì ở con vật đó? + Con còn thích con vật nào nữa? Vì sao? c. Quan sát chi tiết từng con vật * Quan sát Con gà trống: * Gà trống rất vui và gà trống còn theo chúng mình tới lớp nữa đấy chúng mình chào gà trống nào. (Trẻ: Ò ó o..) + Chúng mình có nhận xét gì về gà trống? + Gà trống có những bộ phận gì? + Cái mỏ của gà trống như thế nào? + Đôi chân của gà trống có điều gì đặc biệt? + Thức ăn của gà trống là gì vậy? + Gà trống được nuôi ở đâu? + Nuôi để làm gì? + Gà đẻ trứng hay đẻ con? + Tiếng gáy của gà trống như thế nào? + Đố các con biết để gáy vang như vậy gà trống đã làm gì? (Cho trẻ bắt chước tiếng gáy của gà trống). + Ngoài gà trống ra chúng mình còn biết những loại gà nào khác nữa? - Cô nói: Gà là con vật được nuôi trong GĐ. Gà có 2 chân, đẻ trứng và thuộc nhóm gia cầm đấy các con ạ! * Quan sát con Mèo - Cô đọc câu đố: “ Con gì tai thính mắt tinh Nấp trong bóng tối, ngồi rình chuột qua?” - Cô kết hợp mở hình ảnh động Mèo xuất hiện trên màn hình. - Cô hỏi: + Con gì vừa xuất hiện? + Ai đã biết gì về con Mèo? + Mắt mèo có gì đặc biệt? (tròn, sáng, giúp mèo có thể dễ dàng đi lại vào ban đêm) + Thức ăn của mèo là gì? + Con mèo có mấy chân? + Chân mèo có gì đặc điểm gì? ( Chân mèo có một lớp đệm thịt giúp cho mèo đi lại nhẹ nhàng không bị các con mồi phát hiện. Móng vuốt sắc nhọn để vồ mồi và giữ chặt con mồi) + Để có được một con mèo con, mèo đẻ ra con hay đẻ ra trứng? + Tiếng kêu của mèo như thế nào? (Cho trẻ bắt chước tiếng kêu mèo). + Mèo được nuôi ở đâu? + Nuôi mèo để làm gì? - Khái quát: Mèo là con vật được nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con vàlà con vật nuôi trong GĐ thuộc nhóm gia súc. * So sánh: Gà trống và mèo - Con gà và con mèo có điểm gì khác nhau? - Có điểm gì giống nhau? - Cô khái quát: + Giống nhau: Đều là con vật nuôi trong gia đình. + Khác nhau: + Gà: là con gia cầm. Có mỏ nhọn, có 2 chân. Đẻ trứng... + Mèo: là con gia súc, có 4 chân, đẻ con... - Chúng mình vừa được làm quen với những con vật gì? - Mở rộng: Ngoài những con vật được làm quen chúng mình còn biết những con vật nào khác được nuôi trong gia đình? - Khái quát: Các con ạ! Có rất nhiều các con vật nuôi trong GĐ. Những con có 2 chân, có cánh có mỏ đẻ trứng là thuộc nhóm gia cầm. Những con có 4 chân đẻ con là thuộc nhóm gia súc. Nhưng chúng đều được nuôi trong gia đình và gọi chung là động vật sống trong GĐ. Cm phải yêu quý, chăm sóc những con vật nuôi trong GĐ... 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bắt chước tạo dáng của các con vật” - Cô cho trẻ bắt chước dáng đi của các con vật. - Con mèo khi rình chuột đi như thế nào? - Nào chúng mình hãy cùng bắt chước dáng đi của con mèo khi rình chuột nào! - Khi gà trống chuẩn bị gáy thì như thế nào? (Vỗ cánh, vươn vai, nghển cổ, kiếng chân lên... ). Cho trẻ gáy ò ó o... - Cô đóng vai con gà trống xuất hiện. - Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. KT: Cho trẻ hát bài Gà trống mèo con và cún con. |
- Trẻ vận động ngẫu hứng
- Trẻ trả lời
- Trẻ cười thật tươi
- Trẻ đến mô hình
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Con gà, con mèo...
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời - Có mào, mỏ, thân, đuôi... - Nhọn - Có móng - Thóc, ngô, khoai, giun... - Nuôi trong GĐ - Để báo thức, lấy thịt, trứng - Ò ó o... - Trẻ thực hiện
- Gà mái, gà con
- Trẻ lắng nghe
- Con mèo
- 4 chân - Có móng vuốt, có đệm thịt...
- Tròn, sáng...
- Cá, chuột... - Đẻ con - Meo meo meo... - Trẻ thực hiện - Nuôi trong GĐ - Để bắt chuột - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Con gà, con mèo - Con lợn, con chó...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ hát
|
Tác giả: admin
Từ khóa » Trò Chuyện Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình
-
Giáo án PTNT: Trò Chuyện Về Một Số Vật Nuôi Trong Gia đình
-
TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
-
KPKH: Trò Chuyện Về Vật Nuôi Trong Gia đình | Giáo án Mầm Non
-
KPKH: Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình Bé | Giáo án Mầm Non
-
Tìm Hiểu Về Các Con Vật Nuôi Trong Gia đình Trẻ 3-4 Tuổi
-
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Tìm Hiểu 1 Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình ...
-
Trò Chuyện Về Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình - MG 5 Tuổi
-
Trò Chuyện Về Một Số Con Vật Sống Trong Gia đình - Mẫu Giáo Bé
-
Đề Tài: Trò Chuyện Về Một Số Con Vật Nuôi Sống Trong Nhà
-
Giáo án Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình - Thư Viện Đề Thi
-
Giáo án điện Tử Mầm Non Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình | Hanyny
-
Giáo án: Khám Phá Về Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình
-
Trò Chuyện Về Một Số động Vật Nuôi Trong Gia đình - Igiaoduc
-
Trò Chuyện Về Một Số Con Vật Nuôi Trong Gia đình | MN Việt Hưng