Giáo án Ngữ Văn 8 - Từ Ngữ địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 8Bài 5Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I/ MỤC TIÊU:

- Về kiến thức: Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biết ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

- Về kỹ năng: nhận xét và sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Về thái độ: biết dùng cho hợp lí.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Ghi ví dụ ra bảng phụ.

 2 Học sinh:

 Đọc trước bài và trả lời câu hỏi.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14226Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: 6/9/2014 Tuần 5 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ Xà HỘI Tiết 17 I/ MỤC TIÊU: - Về kiến thức: Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biết ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp. - Về kỹ năng: nhận xét và sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Về thái độ: biết dùng cho hợp lí. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ ra bảng phụ. 2 Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi. III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tác dụng của nó? Nêu một số từ tượng hình, từ tượng thanh mà em biết? 3. Bài mới: Giới thệu bài: Chúng ta đang sử dụng và học tiếng Việt. Nhưng tiếng Việt mà chúng ta đã và đang dùng là tiếng Việt toàn dân- nghĩa là ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất. Vậy ở một số địa phương hoặc một số tầng lớp xã hội nhất định, từ ngữ của họ thường dùng là những từ ngữ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: *Gọi HS đọc ví dụ. H: Hãy chỉ ra những từ in đậm trong các ví dụ trên? (HS chỉ ra: Bắp, bẹ, ngô). H: Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là gì? -> Ngô. GV giảng cho HS về nội dung của 2 VB có những câu trích dẫn trong ví dụ trên: + Bẹ: trong VB “Tức cảnh Pác Bó”-> cao Bằng năm 1941. + Bắp: trong VB “Khi con tu hú”-> Huế tháng 7/ 1939. H: Trong 3 từ: bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương, còn từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân? H: Qua ví dụ trên, em hãy phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân? -> Toàn dân: Là những từ ngữ chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong các giấy tờ văn bản hành chính và được sử dụng rộng rãi trong cả nước. -> Địa phương: Chỉ sử dụng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định. - GV đưa ra ghi nhớ 1. - Gọi HS đọc. * GV đưa ra ví dụ: “ Bầy choa có chộ mô mồ” H: Đọc câu trên em thấy nếu chuyển thành từ ngữ toàn dân thì câu có nghĩa như thế nào? -> “Chúng tao có thấy đâu nào”. GV: Ví dụ này dùng toàn từ ngữ địa phương ở Nghệ An- Hà Tĩnh. Người nghe nếu không phải là người địa phương thì sẽ thấy khó hiểu vô cùng. Thực tế cho thấy, dùng từ ngữ địa phương nhiều sẽ gây trở ngại cho việc giao tiếp với quy mô rộng. Do đó khi giao tiếp với những người không cùng địa phương mình, cần lưu ý không nên quá lạm dụng từ địa phương. I/ Từ ngữ địa phương. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Bắp, bẹ-> Từ ngữ địa phương. - Ngô -> Từ ngữ toàn dân. * Ghi nhớ 1 (SGK- 58) Hoạt động 2: Gọi HS đọc VD ở phần 1. H: Em hãy chỉ ra những từ in đậm trong đoạn văn trên? -> Mẹ, mợ. H: Trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng từ “mợ”. Em hãy giải thích tại sao? -> Dùng từ “mẹ” khi kể lại câu chuyện. Vì đối tượng người nghe là độc giả-> mọi người cùng biết, cùng hiểu vì từ “mẹ” là từ ngữ toàn dân. -> Dùng từ “mợ” khi kể lại lời đáp của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô. H: Gia đình bé Hồng trong đó có bà cô thuộc tầng lớp gì trong XH cũ? -> Thượng lưu. H: Vì vậy ta có thể kết luận từ “mợ” được xếp vào loại từ ngữ gì? GV: ở XH ta trước cách mạng tháng 8, tầng lớp thượng lưu, trung lưu thường cho con cái họ gọi cha mẹ là cậu mợ. Chủ nhà gọi người giúp việc là con sen. Ngược lại, người giúp việc gọi chủ nhà là ông, bà, và gọi con cái của chủ nhà là cô, cậu... *Gọi HS đọc VD2. H: Hãy chỉ ra những từ in đậm được gạch chân? H: Những từ: “ngỗng”, “trúng tủ”ở đây có nghĩa là gì? H: Tầng lớp nào trong XH thường dùng các từ ngữ này? H: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được sử dụng trong phạm vi nào? -> Trong một tầng lớp XH nhất định. - GV đưa ra ghi nhớ 2. - Gọi HS đọc. * GV đưa thêm ví dụ: “Cớm, lâm tặc, hải tặc, không tặc...” -> Yêu cầu HS cho biết các từ trên được sử dụng trong tầng lớp XH nào. II/ Biệt ngữ xã hội. 1. Ví dụ 1: - Mợ-> Biệt ngữ xã hội (từ ngữ của tầng lớp thượng lưu trong XH cũ, chỉ người mẹ). 2. Ví dụ 2: - Ngỗng: Chỉ điểm 2. - Trúng tủ: Khi làm bài, gặp đúng bài trước đây được giải rồi hay đã thuộc rồi -> Biệt ngữ xã hội(từ ngữ của giới HS) * Ghi nhớ 2: (SGK-58) Hoạt động 3: H: Qua phân tích các ví dụ ở trên, em cần chú ý điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH? Tại sao? * Cho HS đọc các ví dụ. H: Hãy cho biết những từ ngữ in đậm trong ví dụ (a) có nghĩa là gì? + Mô: nào, đâu. + Bầy tui: chúng tôi. + Ví: với. + Nớ: đó, đây. + Hiện chừ: bây giờ. + Ra ri: như thế này. H: Em có nhận xét gì về những từ ngữ trên? H: Tác giả sử dụng những từ ngữ địa phương như vậy nhằm mục đích gì? H: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong ví dụ (b)? + Cá: ví tiền. + Dằm thượng: túi áo trên. + Mõi: móc túi để lấy cắp. H: Những từ ngữ này được xếp vào loại từ nào? H: Tác giả dùng những biệt ngữ xã hội này nhằm mục đích gì? H: Qua đây em thấy, những người ở những địa phương khác nhau, nếu muốn hiểu lời nói của nhau thì khi giao tiếp phải có cách sử dụng từ ngữ như thế nào cho phù hợp? -> Phải hiểu được một số từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng với các từ ngữ địa phương để sử dụng khi cần thiết. - GV đưa ra ghi nhớ 3. - Gọi HS đọc. III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 1. Trong đời sống: - Phải tuỳ thuộc tình huống giao tiếp. - Không nên quá lạm dụng -> Sẽ gây khó hiểu cho những người ở địa phương khác. 2. Trong thơ văn: - Dùng từ ngữ địa phương -> Tô đậm màu sắc địa phương. - Dùng biệt ngữ xã hội -> Nhấn mạnh vào tầng lớp xã hội của nhân vật. * Ghi nhớ 3: (SGK - 58) Hoạt động 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách tìm. - Kẻ cột trên bảng, gọi HS lên điền. - GV nhận xét. H: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó? H: Tìm thêm một số từ ngữ của các tầng lớp xã hội khác mà em biết? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT3. - GV hướng dẫn cho HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chữa. Học sinh báo cáo kết quả sưu tầm IV/ Luyện tập: 1. Bài tập 1 Địa phương Toàn dân - Má, u, bầm - Ba, thầy, tía - Con heo - Hộp quẹt - Chén cơm - Mè - áo bông - Mẹ - Bố - Con lợn - Bật lửa - Bát cơm - Vừng - áo hoa. 2. Bài tập 2: - Tầng lớp học sinh: + Trứng: điểm 0 + Gậy: điểm 1 + Ngỗng: điểm 2 + Ghi đông: điểm 3 + Ghế đẩu: điểm 4 + Phao: tài liệu để quay cóp. - Tầng lớp xã hội đen: + Đại ca: Người có quyền lực, cầm đầu tổ chức. + Đàn em, đệ tử: Những người dưới quyền, yếu thế hơn. + Cớm: Lực lượng chức năng có nhiệm vụ truy bắt tội phạm. 3.Bài tập 3: a) Nên dùng b) Không nên dùng c) Không nên dùng d) Không nên dùng e) Không nên dùng g) Nên dùng. 4. Bài 4: Răng: sao; Chi: sao, gì; Bây chừ: bây giờ; Rứa: thế, vậy 5. Bài 5: sau bài viết. 4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài. - Thế nào là từ ngữ địa phương? - Thế nào là biệt ngữ xã hội? 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm thêm bài tập 4, 5 vào vở. - Chuẩn bị tiết sau: “Tóm tắt văn bản tự sự”. Tiết: 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ Xà HỘI I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Biết cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) H: Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản? H: Cách gì để liên kết đoạn văn trong văn bản? Kiểm tra bài tập 3 - SGK, trang 55. 3. Bài mới: (Dựa vào mục tiêu cần đạt để dẫn vào bài). TG Nội dung bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Từ ngữ địa phương: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. II. Biệt ngữ xã hội: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. III. Cách sử dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng: Từ đ/phương Từ toàn dân má, u, bầm mẹ tía, ba, bố cha vớ tất chàng khăn tắm (đi) dô, vô vào (đi) dìa về khái cọp ni (bên) này mô đâu hung ghê hông không Bài tập 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh/tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa?  - con ngỗng (vịt): 2 điểm. - đi đai: làm bài không được. - trời trồng, chào cờ: không thuộc bài, đứng làm thinh. - cặp bi: xem bài của bạn -> được tầng lớp h/s sử dụng. - cớm, cá: Công an. - vé: tiền triệu. - hàng nóng: súng -> được dùng trong bọn tội phạm. Bài tập 3: Trường hợp ± dùng từ địa phương: a: nên dùng. b, c, d, e, g: không nên dùng. Bài tập 4: Tìm ca dao, tục ngữ, thơ, hò, vè, có sử dụng từ ngữ địa phương: 1. “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng...”. 2. “Đi mô mà cũng nhớ về Hà Tĩnh...”. 3. “Ai về Đồng Tháp mà xem Bông sen, bông súng nở chen lúa vàng” 4. “Đứng xa ngỡ hoa thiên lý tây Vượt hồ sang hái phải cây muội nồi” -> muội nồi: nhọ nồi, cỏ mực. Hướng h/s quan sát bảng phụ nội dung câu I - ngữ liệu trang 56. Yêu cầu h/s liệt kê từ in đậm. H: Từ bẹ được dùng chỉ “ngô” ở địa phương nào? H: Từ bắp... nào? -> từ ngữ địa phương. H: Thế nào là từ địa phương? Gv dán bảng phụ cho khoảng 10 từ địa phương, yêu cầu h/s tìm từ toàn dân tương ứng: vặt, vũ, mần, cá tràu, o, bọ, hòm, mô, ghe, chén,... Hướng h/s chú ý mục II trang 57. H: Liệt kê từ in đậm, các từ đó có ý nghĩa gì với nhau? H: Trước CMT8, từ mợ được dùng trong xưng hô của tầng lớp nào? H: Từ “ngỗng” và “trúng tủ” có nghĩa là gì? H: Tầng lớp nào trong xã hội thường dùng từ ngữ này với nghĩa đó? -> biệt ngữ xã hội. H: Thế nào là biệt ngữ xã hội? Gv đặt ra 2 tình huống: (dùng bảng phụ) Tình huống 1: Khách: bán cho tôi một bỏng ngô! Người bán: (mở to đôi mắt) Không có bán! Khách: (chỉ tay vào thức ăn) Bán cho tôi cái này! Người bán: (cười) bắp mà gọi vậy ai biết. Tình huống 2: A: (đang tham gia giao thông) Ê! B, tao với mày thăng nè! B: Dớt bao nhiêu! A: Thích sao chiều vậy! B: Coi có cá không mậy, coi chừng đi tong nha! H: Nhận xét về từng tình huống? H: Từ đó hãy đưa ra cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Gv kết hợp với nội dung trang 58 mục III để liên hệ thực tế, giáo dục h/s và rút ra cách sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Chia h/s ra 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tập - SGK, trang 58, 59 (bài 1->4), trong thời gian 5’. Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -> quan sát -> bẹ, bắp -> miền núi phía Bắc. -> miền Trung, Nam bộ. -> nêu ý kiến. -> h/s tìm từ toàn dân tương ứng: nhổ, vỗ, làm, cá quả, cô gái, cha, rương, đâu, thuyền, bát,... -> quan sát. mẹ cùng chỉ mẹ 1 đối tượng là mợ người phụ nữ sinh ra mình. -> trung lưu (dựa trên tác phẩm “NNT” để lý giải). -> điểm không. -> học chỉ một bài đó và may mắn bài kiểm rơi ngay vào nội dung học. -> học sinh. -> trình bày suy nghĩ. -> (dùng từ “bỏng ngô” là từ gì, có làm cho đ/tượng giao tiếp hiểu/không?). (Dùng “thăng” - chạy đua; “dớt” - tăng ga - vận tốc; “cá” - Công an; “đi tong” - bị bắt: để thấy rõ người nói thuộc kẻ xấu, có hành vi vi phạm pháp luật...). -> nêu ý kiến. -> tự rút ra cách sử dụng -> hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu bài tập được giao. -> cử đại diện nêu kết quả đã thực hiện. 4. Củng cố: 4’ Hướng dẫn h/sinh làm bài tập số 5 (kết hợp trả bài viết số 1). 5. Dặn dò: - Học bài. - Làm bài tập. - Chuẩn bị bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Tu_ngu_dia_phuong_va_biet_ngu_xa_hoi.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Năm 2010 - 2011

    Lượt xem 1304 Lượt tải 0

  • Tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn 8

    Lượt xem 1336 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 (trọn bộ)

    Lượt xem 2055 Lượt tải 5

  • Giáo án Ngữ văn 8 (Học Kì 1) - Giáo viên: Lường Thị Quỳnh – Trường THCS Chiềng Lương

    Lượt xem 944 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Bá Loan - Tuần 14

    Lượt xem 1134 Lượt tải 0

  • Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I môn: Văn học 7 năm học: 2013 - 2014

    Lượt xem 1359 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá

    Lượt xem 2917 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 2: Văn biểu cảm

    Lượt xem 1731 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8

    Lượt xem 1332 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Tôi là sứ đây

    Lượt xem 8661 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Từ địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự