Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 11 Bài: Vào Phủ Chúa Trịnh | Kenhgiaovien ...

BUỔI : VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Hiểu đ­ược giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng nh­ư thái độ tr­ước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực riêng biệt: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm văn học thuộc thể kí.

3.Về phẩm chất

- Hiểu và biết trân trọng con người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Tr

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Tài liệu tham khảo

- Kết hợp đọc văn bản, phát vấn, thảo luận nhóm với các câu hỏi khó

  1. Học sinh:

- Sgk, vở soạn, vở ghi.

- Các tài liệu tham khảo khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  4. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  5. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  6. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt vào bài :

LHT không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn đ­ợc xem là một tác giả có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thể loại kí sự của văn học n­ớc nhà. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua Th­ượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của LHT cũng như­ hiện thực xã hội VN thế kỉ XIX, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh(Trích Thư­ợng kinh kí sự).

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức của đoạn tríchVào phủ chúa Trịnh

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của “ vào phủ chúa Trịnh”
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Nhắc lại những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm? ( xuất xứ, thể, giá trị nội dung,…)

- Hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Cuộc đời, con ngư­ời : một danh y đầy tâm huyết.

- Sự nghiệp sáng tác : là một nhà văn, nhà thơ có những đóng góp không nhỏ cho văn học n­ước nhà.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác : hoàn thành năm 1783, xếp cuối bộ Hải Th­ượng y tông tâm lĩnh

- Thể kí : ghi chép sự việc, câu chuyện có thật.

- Giá trị nội dung :

+ Tả quang cảnh kinh đô, phơi bầy cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.

+ Thái độ coi th­ường danh lợi của tác giả.

3. Đoạn trích

Đoạn trích nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử T. Cán.

Hoạt động 2: Đọc hiểu và phân tích “Vào Phủ Chúa Trinh” của Lê Hữu Trác

  1. Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính
  2. Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV ghi đề lên bảng

Hệ thống lại kiến thức văn bản Vào phủ chúa trịnh

Hướng dẫn HS làm dàn bài (GV chia lớp thành các nhóm, tìm hiểu ý và lập dàn bài cho đề văn nghị luận:

Phân tích bài thơ văn bản vào phủ chúa Trịnh

Nhóm 1: Quang cảnh bên ngoài?

Nhóm 2: Những nghi thức,cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?

Nhóm 3: Cảm nhận của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa?

Nhóm 4: Phẩm chất người thầy thuốc?

Nhóm 5: Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả?

Nhóm 6: Giá trị của đoạn trích? Kết bài

+ Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

I/MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu luận đề.

II/TB:

a. Khái quát đầu:

- Khái quát đặc điểm của thể kí : ghi chép sự việc và con người có thực

- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại một cách chân thực cụ thể và sinh động quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ Chúa; đồng thời thể hiện thái độ và con người tác giả Lê Hữu Trác

b. Phân tích

1. Quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài => trong, từ bao quát đến cụ thể).

a. Quang cảnh bên ngoài

- Phải qua mấy lần cửa, vườn hoa đầy sắc hương và tiếng chim riu rớt, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau.

- Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

- Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng, sập thiếp vàng, bàn ghế đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, lầu cao rộng,,....

-> Quảng cảnh cực kỡ xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đó ngâm lời bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

b.Những nghi thức, cung cách sinh họat trong phủ chùa.

- Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ

- Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phái hết sức cung kính.

- Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi, bắt mạch và xem bệnh, lạy tạ nữa mới được lui ra. Muốn xem thân thể thế tử để chuẩn đoán bệnh phải có quan viện nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử…

- Tác giả vào đến nội dung không những không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường. =>Cảnh nội dung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa

c. Cảm nhận của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa:

- Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ nhưng qua việc chọn chi tiết để kể và tả, đôi lúc xen vào lời nhận xét khách quan, phần nào thấy được thái độ của ông:

+ Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa “khác hẳn người thường” đến mức không tưởng tượng nổi, “khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào”.

+ Được mời ăn cơm: tác giả nhận xét “toàn của ngon vật lạ”

+ Tác giả nhận xét nguyên nhân nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng tác giả dửng dưng, không đồng tình với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng không có tự do, sinh khí.

2. Phẩm chất người thầy thuốc:

- Tuy ông ở quê nhưng tiếng tăm của ông “như sấm bên tai các thầy thuốc giỏi ở trong cung. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc. Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lại.

- Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông… =>Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.

- Khi đó quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến.

=>Chứng tỏ ông là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.

c. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả.

Quan sát tỉ mỉ, khi chúp trung thực, tả cảnh sinh động, chọn được những chi tiết sắc sảo có ý nghĩa sâu xa (chi tiết: Thế tử, mất đứa bé, ngồi chiờm chệ trờn sập vàng cho thầy, thuốc mật cụ già quý dưới đất lạy. Thế tử cười và ban lời khen: “ông này lạy khéo” đó là nghịch lý nhưng đó cũng là quyền uy của ma chúa, dù đó là một đứa bé chưa hiểu đời.

4. Giá trị đoạn trích: Vẽ nên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh qua đó bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

III/KB: - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.

- Liên hệ bản thân

Hoạt động 2: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

  1. Mục tiêu: HS nắm chắc và hiểu được nội dung chính của bài
  2. Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao

Yêu cầu HS viết bài

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc đề và tự làm bài vào vở

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi một số HS trả lời trước lớp

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sửa bài, nhận xét, đưa đoạn văn mẫu

Đề 2: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Gợi ý

Bức tranh chân thực về cuộc sông xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa)

+ Cảnh vật nơi phủ chúa mới lộng lẫy xinh xắn làm sao: Đâu đâu cũng là cây cố um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Tất cả điều là kì hoa dị thảo, toàn là những thú quý hiếm mà chỉ có ở nơi đây. Chưa hết thành quách nơi đây mới thực sự là lấu son gác tía. Cung cách xây dựng thật công phu với những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Nó tạo cho phủ chúa sự lộng lẫy, nguy nga tráng lệ thật giàu sang mà cũng thật trang nghiêm.

+ Bên trong nội cung toàn là những thứ quý hiếm như: mâm vàng, chén bạc, ghế rồng, sập vàng, màn là, trướng gấm toàn những thứ "nhân gian chưa từng thấy". Cảnh nơi phủ chúa đẹp và giàu sang đến mức tác giả phải thốt lên: "Cả trời Nam sang nhất là đây". Trong lúc đời sống của muôn dân lầm than cơ cực thì cảnh sống nơi phủ chúa mới thật xa xỉ làm sao. Điều này chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. tác giả đã tỏ ra khen ngợi nhưng vẫn dửng dưng không hề bị quyến rủ bởi sự giàu sang nơi phủ chúa.

+ Cung cách sinh hoạt: Để vào hậu cung, tác giả phải đi qua nhièu lần cửa với những thủ tục rườm rà, nhiêu khê.Những tưởng cứu bệnh như cứu hỏa vậy mà tác giả lại phải lui ra chờ vì "thánh thượng đang ngự ở đó". Ông ta còn đang say sưa hưởng lạc với các cung tần mĩ nữ. Xung quanh chúa cha và chúa con có biết bao kẻ hầu người hạ, mặt hoa da phấn, đi lại lặng lẽ như những cái bóng.

Nơi ở của thế tử cũng thật khác thường: Phải qua 5-6 lần trướng gấm, nơi ở tối om, ngột ngạc và thiếu sinh khí. Người ta vì đói ăn thiếu mặc mà bệnh hoạn, ốm yếu đã đành, đây lại vì "ăn quá no, mặc quá ấm" dư thừ về vật chất mà ốm yếu mới thật đau xót làm sao. Chính tác giả cũng cho ngừoi đọc hiểu rõ căn nguyên cơ thể ốm yếu, héo hon, gầy mòn của chúa nhỏ chính là kết quả của lối sống xa hoa giàu sang mà thiếu khí trời và không khí tự do. Cách sống nơi và sinh hoạt nơi phủ chúa càng làm nổi bậc giá trị hiện thực của tác phẩm và đoạn trích.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 2: Trong đoạn trích trên câu nào sử dụng biện pháp liệt kê, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 3: Nhận xét cách ghi chép của tác giả.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 4: Hình ảnh chúa trong đoạn trích trên được thể hiện như thế nào?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ.

- Hoàn cảnh sáng tác văn bản là: Đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ trung tùy bút, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, vừa là tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học

Câu 2: Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: “Buổi ấy, biết bao nhiêu những loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.

- Các từ ngữ liệt kê: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.

- Nhấn mạnh những thứ quý hiếm trong dân gian đều bị chúa ra sức vơ vét, chiếm làm của riêng. Chúa Trịnh là kẻ tham lam, tàn ác.

Câu 3: Cách ghi chép của tác giả trong đoạn trích: ngòi bút chân thực, việc ghi chép cụ thể, sinh động.

Câu 4: Hình ảnh chúa trong đoạn trích trên được thể hiện là:

- Dùng quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ chúa.

- Cảnh điển hình của cuộc cướp đoạt: bọn lính tráng khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa.

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.

( Trích Vào phủ chúa Trịnh- Lê Hữu Trác)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 3: Hình ảnh người dân trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 4: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: tự sự

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên nói lên thủ đoạn cướp bóc của bọn hoạn quan cung giám.

Câu 3: Hình ảnh người dân trong đoạn trích được miêu tả là: người dân khốn đốn, khổ cực, bị vu oan, bị đòi tiền trước những cuộc ăn cướp của bọn quan lại, tay sai. Nhà giàu bị họ vu cho giấu của cung phụng, phải bỏ của ra kêu van chí chết.

Câu 4: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, dọa dẫm, vừa ăn cướp vừa la làng. vu oan...

Từ khóa » Phiếu Học Tập Bài Vào Phủ Chúa Trịnh