Giáo án Powerpoint Giáo Dục Công Dân 8

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG CÔNG DÂN 8

  • Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
  • Bài 2: Liêm khiết
  • Bài 3: Tôn trọng người khác
  • Bài 4: Giữ chữ tín
  • Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
  • Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
  • Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
  • Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
  • Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư
  • Bài 10: Tự lập
  • Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
  • Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
  • Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
  • Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
  • Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
  • Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
  • Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./….

BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

  1. Mục tiêu:
  2. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải

- Nếu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phỉa

- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

  1. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

  1. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  2. Thiết bị dạy học và học liệu
  3. Thầy: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, phiếu học tập.
  4. Hs: Đọc bài và chuẩn bị bài trước.

III. Tiến trình dạy học

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
  3. b) Nội dung: Hoạt động chung
  4. c) Sản phẩm: Trình bày miệng
  5. d) Tiến trình hoạt động:

- GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe

? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, báo cáo kết quả

- Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao...

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

a) Mục tiêu: Hs biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống

b) Nội dung: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề,

c) Sản phẩm: Trình bày miệng

d) Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .

Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .

Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?

Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?

Giáo viên kết luận cho điểm .

*Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

*Vậy lẽ phải là gì ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.

+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả của mình

+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Đặt vấn đề

1. Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích Trung thực, D/c đấu tranh bảo vệ lẽ phải

2. Ý kiến đúng: ủng hộ

3. Bạn quay cóp -> tỏ thái độ phê phán

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải

b) Nội dung: Hoạt động nhóm

c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành ba nhóm

- Phát phiếu học tập ghi ba câu hỏi

1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải?

2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?

3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.

+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả của mình

+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

II. Nội dung bài học

1. Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải

- Lẽ phải: là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải:

+ bảo về, công nhận, tuần theo và ủng hộ những điều đúng đắn,

+ biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực,

+ không chấp nhận và không làm những điều sai trái ...

2. Biểu hiện

- chấp hành tốt nội quy nơi sống làm việc và học tập

3. Ý nghĩa.

- Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp.

- Lam lành mạnh mối quan hệ xã hội, thức đẩy xã hội phát triển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
  3. b) Nội dung: hoạt động cá nhân
  4. c) Sản phẩm: phiếu học tập
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2,3 sgk.

-Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết ?

- Hs tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- Báo cáo kết quả:

Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c.

Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c.

Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , e , c

- Gv nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
  3. b) Nội dung: hoạt động cá nhân, nhóm,
  4. c) Sản phẩm: Quan điểm về lẽ phải
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên yêu cầu hs :Bày tỏ ý kiến của em về nhận xét sau :

Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến

- Dự kiến sản phẩm: Không đồng tình vì ;Lẽ phải thuộc về chân lí, chính nghĩa. Kẻ mạnh, người giàu … bất cứ ai cũng phải tôn trọng lẽ phải. Mọi người tôn trọng lẽ phải làm cho xã hội công bằng và tốt đẹp hơn…

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày quan điểm

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Từ khóa » Slide Powerpoint Giáo Dục Công Dân