Giáo án PTNL Bài Việt Bắc (phần Tác Phẩm) - Tech12h

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Thao tác 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1+2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu đầu.

Nhóm 3+4: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu sau.Lời hỏi của người ở lại gợi lên những kỉ niệm gì?

? Hãy tìm những chi tiết gợi nhớ một thời gian khổ? Ptích.

? Theo em chọn chi tiết nào để gợi nhớ đến tình đồng bào?

? Nghệ thuật của câu thơ bên ?

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

* Nhóm 1+2

4 câu đầu: Lời của nhân dân VBắc:

- Mình- ta: hai đại từ, hai cách xưng hô quen thuộc của ca dao như một khúc giao duyên đằm thắm ® tạo không khí trữ tình cảm xúc.

- Mình- ta đặt ở đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại.

- Câu 4 gợi tình cảm cội nguồn, nhớ núi nhớ nguồn là nhớ đến Việt Bắc- ngọn nguồn của cách mạng.

- Từ “nhớ” lặp lại 4 lần làm tăng dần nỗi nhớ về cội nguồn, nhớ về vùng đất đầy tình nghĩa.

=>4 câu đầu tạo thành 2 câu hỏi rất khéo: 1 câu hỏi về không gian, 1 câu hỏi về thời gian, gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng.

* Nhóm 3+4 :Tiếng lòng người ra đi:

- Người Việt Bắc hỏi "thiết tha", người ra đi nghe là "tha thiết" => sự hô ứng về ngôn từ tạo nên sự đồng vọng trong lòng người.

-“bâng khuâng”, "bồn chồn"=>tâm trạng vấn vương, không nói nên lời vì có nhiều kỉ niệm với Việt Bắc.

- “ Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau /biết/ nói gì hôm nay”

+ Nhịp thơ đang đều đặn, uyển chuyển đến đây thay đổi ngập ngừng thể hiện tâm trạng bối rối.

+ Hoán dụ gợi hình ảnh quen thuộc người dân VB và diễn tả tình cảm tha thiết sâu nặng của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ về xuôi.

* HS trả lời cá nhân

-Những hình ảnh: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối”Þ Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân.

- Chi tiết “Trám bùi....để già” ® diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.

- “Hắt hiu...lòng son” ® phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.

- "Mình đi, mình có nhớ mình"® ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ "mình" tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

=> Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.

Từ khóa » Việt Bắc Soạn Giáo án Phần 2