Giáo án Tập đọc - Kể Chuyện Khối 3 Tuần 24
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu:
A/TẬP ĐỌC.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang
2/ Đọc - Hiểu:
- Nắm nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B/KỂ CHUYỆN.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói:
- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
5 trang thuydung93 1261 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTUầN 24: Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009 tập đọc - kể chuyện đối đáp với vua I. Mục tiêu: a/tập đọc. 1/ Đọc: - Đọc đúng: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang 2/ Đọc - Hiểu: - Nắm nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. b/kể chuyện. 1/ Rèn luyện kĩ năng nói: - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. - Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 2/ Rèn luyện kĩ năng nghe. - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. *Kiểm tra, đánh giá - 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Giới thiệu danh nhân Cao Bá Quát và bài đọc: Nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ 19.- GV giới thiệu, ghi tên bài. - Miêu tả những hình ảnh trong tranh minh hoạ bài đọc. *Trực tiếp. - HS quan sát tranh, mô tả tranh. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: - GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm. - Đoạn 1: trang nghiêm; đoạn 2: tinh nghịch; đoạn 3: hồi hộp; đoạn 4: ca ngợi, khâm phục. - Hai vế câu đối đọc cân đối, ngắt nhịp giống nhau. * Đọc mẫu. -HS theo dõi SGK. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp từng câu. *Từ khó đọc: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy. * Luyện đọc. - HS đọc nối tiếp từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. *Từ khó hiểu: Minh Mạng, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh... - GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn. -HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Đọc trong nhóm 4 HS. -4 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. -1HS đọc cả bài. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Vấn đáp. Đoạn 1 - Câu hỏi 1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?( ở Hồ Tây.) - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. Đoạn 2 - Câu hỏi 2: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? (muốn nhìn rõ mặt vua, nhưng quân lính đi đến đâu cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.) - Câu hỏi 3: Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? ( Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xông vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.) - HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2, 3. Đoạn 3,4 - Câu hỏi 4: Vì sao vua bắt CBQ đối? (Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.) - Câu hỏi 5: Vua ra vế đối thế nào? ( Nước trong leo lẻo cá đớp cá.) - Câu hỏi 6: CBQ đối lại như thế nào? ( Trời nắng chang chang người trói người.) - HS đọc thầm đoạn 3, 4, trả lời câu hỏi 4, 5, 6. - HS nêu nội dung truyện. 4/ Luyện đọc lại. - GV chọn đọc diễn cảm đoạn 3 của bài. - Một vài HS đọc lại đoạn văn. - Một HS đọc lại bài văn. * Luyện đọc. - HS thi đọc đoạn 3. - 1 HS đọc cả bài. 5/ GV nêu nhiệm vụ: như mục I - GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học * Trực tiếp. 6/ Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh. a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện: 3 – 1 – 2 – 4 - GV nêu lưu ý. - GV nhận xét, lưu ý HS có thể kể sáng tạo thêm nhiều câu chữ của mình. b) Kể lại toàn bộ câu chuyện. C/Củng cố – dặn dò: - Nêu các câu tục ngữ có hai vế đối nhau ( Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa .) - HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người - GV hỏi, HS trả lời. - GV dặn dò. * Quan sát tranh. - HS quan sát 4 tranh ứng với nội dung 4 đoạn trong truyện. - Một HS khá, giỏi kể mẫu tranh 1. - HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của chuyện theo các tranh còn lại. - Một HS nhập vai kể toàn truyện. - Cả lớp và GV nhận xét các bạn thi kể (về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện) bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Môn: tập đọc Thứ , ngày.. tháng.. năm 200 Tiết: 95 / Tuần: 24 Lớp: 3 Tên bài dạy: Mặt trời mọc ở đằng ....tây ! I. Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: Puskin, ứng tác, ngộ nghĩnh, hãnh diện 2/ Đọc - Hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Puskin. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp Ghi chú 4’ * ổn định tổ chức: A/ kiểm tra bài cũ: - Đọc bài “Đối đáp với vua” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. *Kiểm tra, đánh giá. - 2HS đọc, trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. - Nhận xét chung. 2HS B/ Bài mới: 2’ 1/ Giới thiệu bài: - Puskin, một thiên tài của nền thơ ca nước Nga, đã bộc lộ tài năng thơ ca ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - HS quan sát tranh, mô tả tranh bài đọc. *Trực tiếp. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh. - GV giới thiệu, ghi tên bài. Phấn màu, tranh 2/ Luyện đọc: 2’ a/ GV đọc toàn bài: Đọc giọng vui, nhẹ nhàng. Ngắt nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm thể hiện ý khôi hài. Câu thơ vô lí của người bạn Puskin cần đọc với giọng ấp úng. Ba câu thơ Puskin nghĩ giúp bạn đọc với giọng vui, hài hước. * Đọc mẫu. - GV đọc mẫu. -Cả lớp đọc thầm. SGK 5’ 6’ b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu. *Đọc đúng: Puskin, ứng tác, ngộ nghĩnh, hãnh diện - Đọc từng đoạn trước lớp. + HS đọc nối tiếp từng đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến ...phía mặt trời lặn Đoạn 2: .... ngủ nữa đây? Đoạn 3: còn lại. +Từ khó hiểu: ngộ nghĩnh, hãnh diện... - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài. * Luyện đọc. -GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu. - HS đọc nối tiếp câu (3 lượt) -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc. - GV treo bìa, nêu yêu cầu chia bài thành 3 đoạn. -HS đánh dấu đoạn. -GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ, treo câu dài cần ngắt nghỉ, luyện đọc câu dài. - HS giải nghĩa từ. - Đọc trong nhóm 3 người. - 2 HS thi đọc toàn bài. ` bìa chia đoạn, bìa ghi câu dài cần luyện đọc 8’ 3/Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Vấn đáp. Câu hỏi 1: Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? ( Trong một giờ văn, thầy giáo bảo một HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc) Câu hỏi 2: Câu thơ của người bạn Puskin có gì vô lí?( Vì mỗi sáng mặt trời mọc ở đằng đông, buổi chiều lặn ở đằng tây) - HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi . 10HS Câu hỏi 3: Puskin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào? ( Đọc tiếp ba câu thơ khác để cùng với câu thơ vô lí của bạn hợp thành một bài thơ hoàn chỉnh rất thú vị.) Câu hỏi 4: Điều gì đã làm cho bài thơ của Puskin hợp lí? ( Việc mặt trời mọc ở đằng tây cũng là một chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao, ngơ ngác. Dựng lên hình ảnh thiên hạ ngơ ngác trước hiện tượng lạ, không biết phải làm gì, đó là sáng tạo của Puskin, là điều làm cho bài thơ của thi sĩ nhỏ trở thành hợp lí, tạo nên bất ngờ thú vị.) 8’ 4/ Luyện đọc lại. - Đọc mẫu đoạn 2; hướng dẫn cách đọc như phần đầu. - Thi đọc theo đoạn. -Thi đọc cả bài. * Luyện đọc lại - GV đọc đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc đúng 3 đoạn. - HS thi đọc đoạn. - HS đọc cả bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn đọc hay nhất. 1’ C/ Củng cố – dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc lại bài. - GV nhận xét, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: . tập đọc Tiếng đàn I. Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: vi - ô - lông, ắc – sê, mát rượi 2/ Đọc - Hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/ kiểm tra bài cũ: - Đọc bài “ Mặt trời mọc ở đằng ...tây” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. *Kiểm tra, đánh giá. - 2HS đọc, trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. - Nhận xét chung. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: -Âm nhạc là một môn nghệ thuật luôn đem lại cho con người những điều kì diệu, thêm yêu cuộc sống, bài hôm nay sẽ chứng minh điều đó. - HS quan sát tranh, mô tả tranh bài đọc. *Trực tiếp. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc toàn bài: Đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đầy cảm xúc. * Đọc mẫu. -Cả lớp đọc thầm. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu. *Đọc đúng: vi - ô - lông, ắc – sê, mát rượi -GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu. - GV treo bìa, nêu yêu cầu chia bài thành 2 đoạn. -GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài. - Đọc từng đoạn trước lớp. +Từ khó hiểu: lên dây, ắc-sê, dân chài... - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài. * Luyện đọc. - HS đọc nối tiếp câu (3 lượt) -HS đánh dấu đoạn. - HS đọc tiếp nối từng đoạn - HS giải nghĩa từ. - Đọc trong nhóm 2 người. - 2 HS thi đọc toàn bài. 3/Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Vấn đáp. Câu hỏi 1: Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? ( nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc) Câu hỏi 2: Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? ( ...trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng) - HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi . Câu hỏi 3: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? ( Thuỷ rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc – vầng trán tái đi, Thuỷ rung động với bản nhạc – gò má ửng hồng...) Câu hỏi 4: Nêu những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? ( Vài cánh ngọc lan...lũ tre dưới đường....dân chài ... hoa mười giờ ...) 4/ Luyện đọc lại. - Đọc mẫu đoạn 2; hướng dẫn cách đọc như phần đầu. * Luyện đọc lại - HS thi đọc đoạn. - HS đọc cả bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn đọc hay nhất. C/ Củng cố – dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc lại bài. - HS nêu nội dung bài. - GV nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm:
- T24_tdkc.doc
- Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tiết 37: Người con của Tây Nguyên
Lượt xem: 419 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Trần Ngọc Thiêm
Lượt xem: 705 Lượt tải: 0
- Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34
Lượt xem: 1309 Lượt tải: 1
- Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Đơn xin vào đội
Lượt xem: 4397 Lượt tải: 1
- Giáo án Lớp 3 (bản 2 cột) - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
Lượt xem: 273 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
Lượt xem: 669 Lượt tải: 0
- Giáo án Tổng hợp Khối Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018
Lượt xem: 416 Lượt tải: 0
- Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 27
Lượt xem: 777 Lượt tải: 0
- Giáo án Tuần 8 - Lớp 3 Học kì 1
Lượt xem: 875 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 20
Lượt xem: 1161 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop3.net - Giáo án điện tử lớp 3, Tài Liệu, Thư viện giáo án mầm non
Từ khóa » Kể Chuyện Tuần 24
-
Kể Chuyện Lớp 4 Tuần 24: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia
-
Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 24 – Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc ...
-
Tuần 24 - Lớp 4 - Bài Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia
-
Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Tuần 24 Lớp 4
-
Soạn Bài Tuần 24: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia
-
Soạn Bài Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia - Tuần 24
-
Kể Chuyện: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia - Tiếng Việt 4
-
Soạn Bài - Kể Chuyện: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia ...
-
Tuần 24 - Kể Chuyện: Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc | Tiểu Học Thanh Am
-
Tuần 24. Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia (để Giữ Gìn ...
-
Tuần 24. Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia (một Việc Làm ...
-
Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Lớp 4 Trang 58
-
Tuần 24 - Kể Chuyện: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia ...
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia