Kể Chuyện: Kể Chuyện được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia - Tiếng Việt 4

YOMEDIA NONE Trang chủ Tiếng Việt lớp 4 Chủ điểm: Vẻ Đẹp Muôn Màu Tuần 24 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4 ADMICRO Lý thuyết 0 FAQ

Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện em đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

1.2. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

1.3. Tiêu chí đánh giá

1.4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện

1.5. Bài kể mẫu

2. Lời kết

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó.

Gợi ý:

a. Yêu cầu của đề bài:

  • Kể chuyện những việc làm góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyện đó là chuyện có thực, của em hoặc của người xung quanh.

b. Các hướng xây dựng cốt truyện:

  • Lập dàn ý:
    • Mở đầu câu chuyện: Giới thiệu chung về hoạt động.
    • Diễn biến câu chuyện:
      • Hoạt động được tổ chức như thế nào?
      • Em (hay người khác) giữ vai trò gì trong hoạt động?
      • Những chi tiết nào đáng nói khi tham gia hoạt động?
    • Kết thúc câu chuyện:
      • Kết quả của hoạt động.
      • Ý nghĩa của hoạt động.

1.2. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
      • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện những việc làm góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.

1.3. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

1.4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện

1.5. Bài kể mẫu

Ngày mồng sáu tháng giêng năm nay, trường em kết hợp với Đoàn thanh niên ở xã em đã tổ chức một đợt trồng cây. Theo lời Bác dạy:

"Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

Từ sáng sớm, đúng sáu giờ ba mươi, tất cả chúng em cùng các thầy cô giáo, các anh chị thanh niên của xã đã có mặt đông đủ tại sân trường. Nơi trồng cây là một quả đồi trọc nằm ở phía sau trường. Một hồi trống vang lên. Mọi người đứng vào nơi quy định để nghe ban tổ chức nói về ý nghĩa của việc trồng cây và phân công cụ thể các việc phải làm cho từng đơn vị. Sau đó các đơn vị bắt tay vào làm việc. Các anh chị thanh niên thì lên đồi đào đất làm sẵn các hố để trồng cây. Một số anh chị em thanh niên khác thì vào vườn ươm đánh cây non lên để chuẩn bị trồng. Chúng em làm nhiệm vụ chuyển cây non lên đồi để trồng. Mọi người làm việc thật hăng hái và vui vẻ. Tiếng cười nói râm ran khắp đồi. Chẳng mấy chốc, quả đồi đã được trồng kín bạch đàn. Chúng em đi múc nước đem lên đồi tưới cho cây. Đến trưa thì công việc đã hoàn thành.

Tuy có mệt nhưng ai cũng thấy vui vì đã hoàn thành công việc được giao. Mới qua năm tháng mà bây giờ cây đã cao bằng đầu người lớn. Thỉnh thoảng lên đồi, nhìn đồi cây xanh mướt, lá biếc thướt tha đung đưa trong gió em cảm thấy thêm yêu cảnh sắc của quê hương.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện ý tức bảo vệ môi trường.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.
NONE

Bài học cùng chương

Tập đọc: Sầu riêng Tuần 22 - Tập đọc: Sầu riêng - Tiếng Việt 4 Chính tả Nghe - viết: Sầu riêng Tuần 22 - Chính tả Nghe - viết: Sầu riêng - Tiếng Việt 4 Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Tuần 22 - Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? - Tiếng Việt 4 Kể chuyện: Con vịt xấu xí Tuần 22 - Kể chuyện: Con vịt xấu xí - Tiếng Việt 4 Tập đọc: Chợ tết Tuần 22 - Tập đọc: Chợ tết - Tiếng Việt 4 Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối Tuần 22 - Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối - Tiếng Việt 4 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

Lớp 1

Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo

Toán lớp 1 Kết nối tri thức

Toán lớp 1 Cánh Diều

Tiếng Anh 1 Family And Friends

Tiếng Anh 1 Macmillan

Tiếng Anh 1 Explore Our World

Đề thi giữa HK1 lớp 1

Lớp 2

Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo

Toán lớp 2 Kết nối tri thức

Toán lớp 2 Cánh diều

Tiếng Anh 2 Family And Friends

Tiếng Anh 2 Macmillan

Tiếng Anh 2 Explore Our World

Đề thi giữa HK1 lớp 2

Cộng đồng

Hỏi đáp tiểu học

Tư liệu tiểu học

Lớp 3

Lý thuyết Toán lớp 3

Giải bài tập SGK Toán lớp 3

Tiếng Việt lớp 3

Giải Tiếng Anh lớp 3

Văn mẫu lớp 3

Đề thi giữa HK1 lớp 3

Lớp 4

Lý thuyết Toán lớp 4

Giải bài tập SGK Toán lớp 4

Tiếng Việt lớp 4

Giải Tiếng Anh lớp 4

Văn mẫu lớp 4

Đề thi giữa HK1 lớp 4

Lớp 5

Lý thuyết Toán lớp 5

Giải bài tập SGK Toán lớp 5

Tiếng Việt lớp 5

Giải Tiếng Anh lớp 5

Văn mẫu lớp 5

Đề thi giữa HK1 lớp 5

Xem nhiều nhất tuần

TOP 100 bài văn mẫu viết thư lớp 4

100 bài văn mẫu tả người lớp 5

Các dạng toán nâng cao về số và dãy số

Ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học

Bài tập Tiếng Anh Tiểu học

Chia cho số có ba chữ số

Số trung bình cộng

TOP 100 bài văn kể chuyện lớp 4

Phân số

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Kể Chuyện Tuần 24