Giáo án Thao Giảng Chi Tiết Tiết 40 Văn Bản Thầy Bói Xem Voi Tích Hợp ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHI TIẾT TIẾT 40 VĂN BẢN THẦY BÓI XEM VOI TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 22 trang )

GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20-11-2017TIẾT 40 – THẦY BÓI XEM VOI(Truyện ngụ ngôn)HĐ 1: KHỞI ĐỘNG-Gv: Cho hs xem video kể chuyện Ếch ngồi đáy giếng- Hỏi:+ Câu chuyện các em vừa được nghe kể có tên là gì? Câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng+ Bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện là gì? Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹpcủa chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạnhẹp mà lại huyeenh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểubiết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.+ Em hiểu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng nghĩa là như thế nào? Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng cũng có ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạnhẹp mà lại huyênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo.Gv: giới thiệu bài mới:Có thể nói, kho tàng truyện dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Ẩn sau mỗicâu chuyện có khi là những bài học đạo lí sâu sắc; là ước mơ của nhân dân về công líxã hội. Cũng có khi là những lời trào phúng, châm biếm, phê phán những thói hư tậtxấu trong cuộc sống quanh ta…Thầy bói xem voi cũng là một truyện mang ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc.Các em mở vở ghi bài : Tiết 40 – Thầy bói xem voi (Chiếu + Ghi bảng)HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HSHĐ 1.1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chungvăn bản:Gv: Hướng dẫn đọc:Chậm, rõ ràng, thể hiện rõ giọng kể,giọng của từng thầy bói khác nhaunhưng thầy nào cũng quả quyết , tự tin.Nhấn mạnh ở các từ láy, từ phủ định.HS: đọc theo vai:- Nguyễn Thị Ngân đọc lời dẫn truyệnNỘI DUNGI.ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG1. Đọc – Kể1- Trần Như Việt: Thầy bói 1- Lê Trường Giang; Thầy bói 2- Vũ An Khang: Thầy bói 3- Dung: Thầy bói 4- Vũ Phương Anh: Thầy bói 5GV: Nhận xét phần đọc bài của hsHs: Theo dõi chú thích / sgkGV: Các em chú ý chú thích số 1: ThầybóiHS đọc chú thích 1GV: Ngoài ra các em lưu ý thêm một sốtừ:- Phàn nàn: Thái độ không vui vìkhông hài lòng, biểu thị bằng lờinói.- Hình thù: Hình dáng- Quản voi (Quản tượng): Ngườitrông nom, điều khiển voiGv: Các em có còn băn khoăn về chúthích, từ ngữ nào nữa không?GV: Kể tóm tắt nội nội dung câuchuyện?HS: Truyện kể về năm ông thầy bói mùrủ nhau xem voi trong một buổi ế hàng.Mỗi thầy bói xem bằng cách sờ vào mộtbộ phận của con voi và phán voi giốngnhư bộ phận ấy.Năm thầy bói, ai cũng cho là mình nóiđúng, không ai chịu ai nên dẫn đến cãivã nhau toác đầu chảy máu.HS: nhận xét phần tóm tắt của bạn.Hỏi: Văn bản có thể chia thành mấyphần?HS: Chia bố cục 3 phần:-Phần 1: Từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”:-> Các thầy bói cùng xem voi- Phần 2: Từ tiếp theo đến “chổi sể cùn”2-> Các thầy bói phán về voi.- Phần 3: Còn lại:-> Kết quả của cuộc xem voiHS: Nhận xét cách chia bố cục củabạn.GV Chốt lại-> Ghi bảng2. Bố cục: 3 phầnGV: Cả lớp quan sát lại bố cục của vănbản Chiếu lại bố cụcHỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai?HS: Nhân vật chính là năm thầy bóiGv: Chiếu tranh minh họa/sgkHỏi: Nội dung bức tranh minh họa chitiết nào trong truyện?HS: Nội dung bức tranh minh họa chitiết năm ông thầy bói đang xem voiGv: Đây cũng chính là nội dung chủ yếucủa câu chuyện->Chuyển sang phần II: Tìm hiểu chi tiếtvăn bản.-> Ghi bảngHĐ 2.2: Tìm hiểu chi tiết văn bảnHỏi: Năm thầy bói xem voi trong hoàncảnh cụ thể nào?HS: Nhân buổi ế hàng năm thầy bói ngồichuyện gẫu và phàn nàn với nhau Ghi bảngHỏi: Các thầy bói phàn nàn với nhauvề điều gì?HS: Phàn nàn chưa biết hình thù con voithế nào.-> Ghi bảngGV: Chiếu + đọc chậm đoạn văn bản:“ … Nhân buổi ế hàng, năm ông thầybói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nàoII.Tìm hiểu chi tiết1. Cuộc xem voi của năm thầy bói*Hoàn cảnh:- Ế hàng- Các thầy bói chưa biết gì về voi3cũng phàn nàn ………….. cùng xem”GV: Các em kết hợp theo dõi bứctranh và cho biết: Năm ông thầy bóicòn có đặc điểm chung là gì?HS: Các thầy bói đều bị mù, đều muốnxem voi. Ghi bảngGV: Cách mở truyện thật ngắn gọn tựnhiên,: Ế khách rỗi việc, các thầy bóimới nghĩ ra cách tiêu thời giờ: rủnhau cùng xem voi. Cả năm thầy đềubị mù, khong thể nhìn thấy được gì. Chiếu tranh minh họa- Bị mù, muốn xem voiGV: Mù mà lại thích xem, muốn xem,trong khi mắt không còn khả năng nhìn.Hỏi: Vậy năm ông thầy bói đã xem voibằng cách nào?HS: Xem bàng cách dùng tay sờ vàotừng bộ phận của con voi: Thầy thì sờ*Cách xem: Dùng tay sờvòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì …. Ghi bảng Chiếu theo sơ đồ:Xem voi:- Sờ vòi- Sờ ngà- Sờ tai- Sờ chân- Sờ đuôiGV: Bị mù không thể nhìn được nên cácthầy bói phải xem bằng cách dùng tay sờ Chiếu gạch chân từ sờHỎI: Em thấy từ ngữ trong các câuvăn kể có gì đặc biệt?4HS: Lặp lại từ ngữ, lặp lại sự việcHỏi: Việc lặp lại như vậy có tác dụnggì?HS: Lặp lại nhằm nhấn mạnh cách xemvoi của các thầy bóiGV: Tích hợp: Đây chính là dấu hiệucủa biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, đếnlớp 7 các em sẽ được tìm hiểuGV: Chiếu: - Điệp ngữ, lặp lại các sựviệc- Nhấn mạnh cách xem voi của cácthầy bói.Hỏi: Mỗi thầy có được xem cả hìnhthù con voi không?HS: Không, mỗi thầy chỉ xem bằngcách sờ vào một bộ phận của con voi. Ghi bảng- Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận củavoi: vòi, ngà, tai, chân, đuôi.Gv: Cả năm thầy bói đều rất phấn khởivì đã thỏa mãn, đã được xem con voi –Điều mà từ trước tới giờ các thầy chưatừng được biết đến. Hơn nữa, từngthầy, ai cũng đều được xem, được sờtận tay vào con voi: rất cụ thể và rõràng.Sau khi xem xong đoạn năm thầy bóingồi lại cùng bàn tán với nhau, đưa ralời nhận xét về hình thù con voi.Chuyển ý: Vậy các thầy bói đã phánvề voi như thế nào, chúng ta chuyểnsang phần 2 Ghi bảngGV: Sau khi được xem, được sờ vào bộphận của con voi, các thầy bói đã hìnhdung tưởng tượng về con voi qua cảm2. Các thầy bói phán về voi5giác của bàn tayTHẢO LUẬN:NHÓM 1: Lời phán của các thầy bóiđã phán về hình thù con voi như thếnào?NHÓM 2: Các thầy bói đã dùng cáchnói, từ ngữ nào khi phán về voi?NHÓM 3: Trong nội dung lời pháncủa các thầy bói về voi có điều gì giốngnhau?NHÓM 4: Theo em, lời phán của nămthầy bói về voi như vậy là đúng haysai? Ý kiến của em?GV: giao nhiệm vụ:HS: đọc câu hỏi thảo luậnGv: Chia nhóm HSGV hướng dẫn thảo luận: Các nhómtrao đổi, thỏa luận trong 3 phút, cửthư ký ghi nội dung thảo luận, cửnhóm trưởng sẽ đại diện báo cáo kếtquả thảo luậnGV: Thời gian thảo luận bắt đầuHS: Thực hiện nhiệm vụ:- Thảo luận theo yêu cầu nhóm- HS đại diện các nhóm báo cáokết quả thảo luận- Các nhóm khác nhận xét, gv*Lời phán:chốt ý kiến, đánh giá.Dự kiến trả lời của các nhóm:NHÓM 1:Lời phán:Con voi: - Sun sun như con đỉa- Chần chẫn như cái đòn càn- Bè bè như cái quạt thóc- Sững sững như cái cột cột đình- Tun tủn như các chổi sể cùnGV: Chiếu hình ảnh kèm lời phán của6từng thầy bói – cả lớp quan sátGV dẫn chuyển sang câu trả lời củanhóm 2: Các em quan sát lời phán củatừng thầy bói- Các thầy bói đã dùng cách nói, từngữ nào khi phán về voi?NHÓM 2 BÁO CÁO:- Cách nói so sánh- Dùng từ láy: sun sun, chầnchẫn, bè bè,…- Cách nói so sánh, từ láy- Tác dụng: Gợi hình ảnh cụ thể,-> Gợi hình ảnh cụ thể, sinh độngsinh động.-Nhóm 3 nhận xét, giáo viên chốt ý-> Ghi bảngChiếu gạch chân các từ láyGV giảng: Cách nói so sánh, ví von,dùng từ ngữ hình ảnh cũng chính làđặc điểm của lời ăn tiếng nói dân gian;rất cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc.GV: Mời đại diện nhóm 3 tiếp tục báocáo kết quả thảo luận:NHÓM 3 BÁO CÁO:Trong lời phán của năm thầy bói cóđiểm giống nhau là đều lấy hình dạngcủa một bộ phận con voi để nói đó làtoàn thể hình thù con voi.- Nhóm 1 nhận xétGv chốt ý Ghi bảng- Lấy hình dạng của một bộ phậnđể nói đó là hình thù của voiGV: Mỗi thầy bói có một cảm nhậnriêng, một nhận xét riêng về con voinhưng cả năm thầy đều có chung một7cách xem và nhận xét về voi: Xem mộtbộ phận mà nói đó là cả hình thù convoi – Lấy bộ phận để nói cho cái toànthểNhư vậy lag đúng hay sai?Mời nhóm 4 cho ý kiếnNHÓM 4 BÁO CÁO:Lời phán của các thầy bói chỉ đúng vớihình dạng từng bộ phận của con voi,không đúng với hình thù của cả con voi.HS nhóm 2 nêu ý kiến:Theo em thì hình thù con voi phải làtổng hợp ý kiến nhận xét của cả nămthầy bói thì mới đúngHỏi: Thế sai lầm của các thầy bói ởchỗ nào?HS: Các thầy bói đã nhầm tưởng một bộphận là cả con voi. Ghi Bảng:->Sai lầm: Nhầm tưởng bộ phận làtoàn thể.GV khái quát Chiếu bảng nhận xétđúng – sai* Năm thầy bói * Sai lầm của cácđều đúng:thầy bói:- Cả năm thầy đềuđúng, nhưng chỉđúng với từng bộphận của cơ thểcon voi.- Những hìnhảnh được miêu tảđầy ấn tượng vớinhững so sánh cụthể, sinh động:« sun sun như con- Sờ vào một bộphận của con voimà đã phán đó làcon voi.8đỉa, chần chẫnnhư cái đòncàn »....là chínhxác.-> Hình dáng con voi phải là tổng hợpnhững nhận xét của cả năm thầy. Cách nhìn phiến diện, sai lầm.GV : Mỗi bộ phận không thể đại diện*cho cho toàn thể thân hình con voi.Đây chính là cách nhìn phiến diện, saiThái độ:lầm.-> Ghi bảngGV: Thế nhưng ta hãy xem, thái độ củacác thầy bói như thế nào khi nêu lên ýkiến của mình – phán về voi.Hỏi: Nhắc lại lời phán của từng thầybói?GV: Chiếu lại lời phán của từng thầybói.GV: Các em chú ý cử chỉ, điệu bộ ngônngữ của từng thầy bói.Hỏi: Các thầy bói đã dùng những từngữ, câu văn nào để bảo vệ ý kiến củamình?HS: + Tưởng … thế nào ... hoá ra ...+ Không phải, ...+ Đâu có!...+ Ai bảo !...+ Các thầy nói không đúng cả! Chínhnó... Chiếu những câu nói trênHỏi: Các từ ngữ: Không phải, đâu có, aibảo, không đúng thể hiện điều gì?- Phủ nhận, bác bỏ ý kiến của9(Chiếu gạch chân các từ đó.)HS: Thể hiện ý phủ nhận, bác bỏ ý kiếncủa người khác và khẳng định mìnhđúng. Ghi bảngGV: ta cảm thấy , qua lời phán củatừng thầy bói, những gì từng thầy nóira rất quả quyết, chác chăn như đinhđóng cộtHỎi: Vậy tại sao các thầy bói lại quảquyết chắc chắn như vây?HS: Vì các thầy bói cho rằng mình đãđược xem tận tay, sờ tận nơiGV: Các thầy bói đã tự tin nghĩ rằngmình nói có sách, mách có chứng. Bởivậy trong cuộc tranh luận, ai cũng hămhở nói lên nhận xét của mình và cực lựcphản bác ý kiến của người khác.Kiểu câu phủ định bác bỏ được sử dụngmột cách liên tiếp và triệt để. Chiếu lại các kiểu câu+ Tưởng … thế nào ... hoá ra ...+ Không phải, ...+ Đâu có!...+ Ai bảo !...+ Các thầy nói không đúng cả! Chínhnó...GV: Kiểu câu này đến lớp 8 các em sẽđược tìm hiểu kĩ hơnHỎI: TÌNH HUỐNGNếu như là một trong năm ông thầy bói,khi nghe người khác nhận xét về hìnhthù con voi như vậy, em sẽ làm như thếnào?(Có lắng nghe ý kiến của người kháchay cũng cứ cho là mình nói đúng)10người khác- Khẳng đinh mình đúngHS: Nêu ý kiến:- Lắng nghe…Tại sao? Vì không phải điều gì, lúc nàomình cũng đúng mà phải biết lắngnghe, xem xét kỹ lưỡng.HỎI: Vậy em thấy thái độ trên của nămông thầy bói là chủ quan hay kháchquan?HS: Đó là thái độ chủ quan và bảo thủ. Ghi bảngGV bình: Đây cũng chính là sai lầmcủa năm ông thầy bói, sai lầm mà vẫnbảo thủ. Quả tực các thầy bói đã quáhồ đồ khi phán về hình thù con voi.Bởi vậy câu chuyện không nhằm nóicái mù về thể chất (mất khả năng quansát bằng mắt) mà quan trọng hơn àmuốn nói đến cái mù về nhận thức, mùcả về phương pháp nhận thức của cácông thầy bói.Đến một sự vật hiển hiện, to lớn nhưcon voi mà các thầy bói còn chưa biếtgì đến, nhận thức còn không đúng thìlàm sao có thể nói đúng, tiên đoánnhững được những cái xa vời, chuyệnlành dữ, tương lai số phận con người –những cái vô hình.Quả thực đây là những ông thầy bóimù theo đúng nghĩa: mù cả về thể chấtvà nhận thức.Bởi vậy thật hợp lí nay mở đầu câuchuyện, dân gian đã khéo léo giới thiệuđây là những ông thầy bói ế hàng,không ai đến xem cả.HỎI: Như vậy, qua câu chuyện này11 Chủ quan, bảo thủtác giả dân gian muốn chế giễu ai?HS: Chế giễu những ông thầy bói vànghề bói toán theo mê tín dị đoanGV: Bói toán – công việc của những ôngthầy bói, tìm cách lừa bịp để kiếm tiền.Đó là những hủ tục cần phải được bàitrừ, không chỉ trong xã hội xưa mà cảtrong xh ngày nay.HỎI: Đọc những câu ca dao tục ngữchâm biếm, phê phán ông thầy bói vànghề bói toán mà em biết?HS1: Số cô chẳng giàu thì nghèo……HS 2: Chập chập thôi lại cheng cheng…………………………………..HỎI: Học câu chuyện này rồi, em có còntin vào lời những ông thầy bói không?HỎI: Theo em trong xã hội ngày nay còntồn tại hiện tượng mê tín dị đoan nữakhông?GV: Mở rộng:Thực tế trong xã hội ngày nay, vẫn còntồn tại những hủ tục mê tín dị đoan, bóitoán, lên đồng, cúng bái… Chiếu một số hình ảnh thầy bóivà hủ tục mê tín dị đoan.Đặc biệt ở miền núi, một số nơi cònnặng nề tư tưởng mê tín vd như ốmkhông đi viện, không mời thầy thuốc vềchữa mà lại cho rằng đó là do tà ma nónhập nên rước thầy cúng, thầy mo về đểtrừ tà bắt ma. Bản thân người bệnhkhông khỏi mà còn bị thầy mo dùngcách gọi là phù phép, hành hạ, thậm chídùng roi quất vào người người bệnh chocan ma nó sợ nó ra… rất thương tâm.Trở lại với câu chuyện về năm ông thầybói. Chính sự nhận thức chủ quan, phiến3. Kết quả cuộc xem voi12diện như vậy đã dẫn đến hậu quả như thếnào Chuyển phần 3: Kết quả củacuộc xem voi Ghi bảngHS: Theo dõi phần cuối của truyệnHỎI: Kết quả cuộc tranh luận của nămông thầy bói về voi như thế nào?HS: Trả lời ….->Ghi bảngHỎI: Vậy cuối cùng các thầy bói cóđưa ra được nhận xét đúng về hìnhthù con voi không?HS: -> Vẫn là nhận thức sai lầm về voi,không thống nhất được ý kiến đúng. Ghi bảngGV: Câu chuyện đặt ra một cái cười nhẹnhàng, thú vị.TÌNH HUỐNG: Vậy nếu như chưatừng được nhìn thấy con voi bao giờ,được chứng kiến cuộc tranh luận củanăm ông thầy bói. Để vẽ một bức tranhvề hình thù con voi, thì em sẽ làm nhưthế nào? Em sẽ hình dung và vẽ theo ýkiến của ai?HS: Em sẽ tổng hợp cả 5 ý kiến của nămthầy bói, mỗi ý kiến nhận xét của mỗithầy bói, em sẽ hình dung và vẽ một bộphận của con voi. Em sẽ có một bứctranh hoàn chỉnh về con voiGV: Như vậy, hình thù con voi phải lànhận xét tổng hợp của cả năm thầy bói.CHIẾU HÌNH ẢNH, HS MIÊU TẢLẠI HÌNH THÙ CON VOI THEO13- Đánh nhau, toác đầu chảy máu Nhận thức sai về sự vật(mà nguyên nhân chính là sự chủquan, phiến diện, bảo thủ)TRANHHỏi: Em hãy miêu tả con voi giúp nămông thầy bói để các ông biết rõ về voi.LIÊN HỆ:Cũng như trong cuộc sống của chúng ta,ví dụ như trong một tập thể lớp, nếu chỉcó một bạn lớp trưởng tốt thì có thể kếtluận tập thể đó tất chưa? -> Tất cả mọicá nhân trong tập thể ấy đều phải phấnđấu tốt.Hoặc một bạn có mái tóc hoặc mặc bộquần áo thời trang đẹp, mốt, thì ta có thểkết luận bạn ấy đẹp không? -> Không.Mà dựa vào nhiều yếu tố khác nhưkhuôn mặt, làn da, vóc dáng, tính cách/bộ quần áo đó có phù hợp không…THẢO LUẬN:Chiếu câu hỏiHS: Đọc câu hỏi thảo luậnBài học ngụ ngôn rút ra từ câu chuyện“Thầy bói xem voi” là gì?GV: giao nhiệm vụ:HS Hoạt động nhóm, ghi ra bảng phụ bàihọc rút ra …Nhóm 1: Sự vật, hiện tượng gồm nhiềumặt, nếu chỉ biết một mặt mà đã cho đólà toàn bộ sự vật thì dễ sai lầm.Nhóm 2: Muốn hiểu biết về sự vật, sựviệc, phải xem xét chúng một cách toàndiện.NHóm 3: Phải có cách xem xét sự vậtcho phù hợp với sự vật, với mục đích.4. Bài học:- Không nên chủ quan, phiến diệntrong nhận thức, đánh giá sự vật- Cần phải xem xét, tìm hiểu sự vậtNhóm 4: Lắng nghe ý kiến của người14khác và xem lại ý kiến của mình, khôngnên chủ quan, tự tin quá mức trở thànhbảo thủmột cách toàn diện.GV: Chốt ý và chiếu lại bài học Ghi bảngGV: Từ một vị trí, người ta có thể nhìnthấy một mặt của vấn đề. Nếu chỉ nhìntừ một khía cạnh mà đánh giá theo chủquan của mình thì sẽ dẫn đến sai lầmchẳng khác gì ông thầy bói xem voi.Vì vậy dân gian mới có câu thành ngữ:Thầy bói xem voi.HỎI: Vậy em hiểu thành ngữ Thầy bóixem voi nghĩa là như thế nào?HS: CHỉ cách nhìn nhận, đánh giá sự vậtsai lầm phiến diện theo kiểu thầy bóixem voiHỎI: Vậy sau khi học sxong câu chuyệnnày, em có còn tin lời thầy bói nữakhông? Vì sao?III. Tổng kết Không. Vì thầy bói chỉ nói mò,Ghi nhớ/ sgkkhông đúng…Chuyển ý:Câu chuyện thực sự là bài học ssau sắccho chúng ta về nhận thức, đánh giá sựvật, con người.Đây cũng chính là nội dung các em cầnghi nhớ trong bài học ngày hom nay Ghi bảng phần Tổng kết15HS đọc phần ghi nhớ/sgkHĐ3: Thực hành luyện tậpGV: Trong tiết học trước cô đã giaonhiệm vụ cho các nhóm về nhà chuẩn bịnội dung đóng tiểu phẩm kịch bản Thầybói xem voi mà trong tiết HĐTNST côđã hướng dẫn các em.Trong phần luyện tập hôm nay, cô mờimột nhóm sẽ lên trình bày tiểu phẩm củanhóm mà các em đã chuẩn bị.HS: Biểu diễn tiểu phẩm Thầy bóixem voi(Kịch bản tiểu phẩm)GV và hs đánh giá nhận xét – Traoquà.GV kết luận bài học: Qua bài học hômnay cùng tiểu phẩm mà các em vừa đượcxem các bạn biểu diễn, cô mong rằngtrong bất cứ tình huống, sự việc nào, dùlớn hay nhỏ, các em sẽ luôn là nhữngngười biết lắng nghe để có được nhữngnhận thức và hành động đúng đắn, tránhnhững hậu quả không đáng có như kiểunăm thầy bói xem voi.HĐ 4: Tìm tòi mở rộngGv giao nhiệm vụ về nhàChiếu nội dung về nhà:-Em hãy chỉ ra những điểm giống nhauvà khác nhau giữa hai truyện “Ếch ngồiđáy giếng” và “Thầy bói xem voi” ?-Kể lại nội dung câu chuyện bằng lời văncủa em và học thuộc phần ghi nhớ sgk-Soạn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt,Miệng16RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………---------------------------------------------------------------TIỂU PHẨM: THẦY BÓI XEM VOINỘI DUNG- DIỄN BIẾNNhạc: 5 ông đi thành hàng dọc, làm các động tác….( nhạc khiêu vũ)Sau đó đứng lại, giới thiệu đến ai người đó đi lên và đi vào bên cánh gàsân khấu.Lời Giới thiệu: sau đây xin mời quý vị cùng đến với tiểu phẩmThầy bói xem voiDàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật: Cô giáo ………………….Phụ trách âm thanh: ………………………………….Phụ trách hóa trang và đạo cụ: Bạn Nguyễn Thùy DungVới các diễn viênBạn Trần Như Việt:trong vai Thầy bói 1Bạn Lê Trường Giang:trong vai Thầy bói 2Bạn Vũ An Khang:trong vai Thầy bói 3Bạn Nguyễn Thùy Dung :trong vai Thầy bói 4Bạn Vux Phương Anh:trong vai Thầy bói 5Bạn Vũ Quốc Kỳ:trong vai người quản voi.Tiểu phẩm xin phép được bắt đầuViệt , Giang (đi từ hai bên ra sân khấu, vừa đi vừa rao)Việt: Các bác ơi! Tôi hỏi khí không phải đây là đâu ấy nhỉ?- Chắc là đông vui lắm nhỉ?17- Vậy thì mình kiếm đây?- Xin tự giới thiệu em là thầy bói cao tay, bói phong thủy, bói tìnhduyên, cô nào ế chồng vào tay em đắt hàng hết, cô nào muộn mằnvào tay em sòn sòn 2 năm 3 đứa ấy chứ.(Nhóm nữ nói vọng ra: ấy ấy con gái TM xinh lắm ko ai ế đâu, màmáy khâu 30 năm vẫn chạy tốt thầy ạ)Giang: Bói đây, bói khuôn mặt, bói bài, bói chỉ tay, thầy bói loay hoay cáigì cũng bói, ai bói không? ( Va vào nhau té nhào ngã)Việt: Đi đứng kiểu gì đấy, ko nhìn à, bẩn hết quần áo rồi( ngồi xuống)Giang: Ờ ko nhìn đấy, thế ô có nhìn ko? Vẽ chuyện ( ngồi xuống)Khang: ( đi từ trong ra): Bói đây, bói đây ..bói đúng 100%, bói khôngđúng ko lấy tiền, bói đúng lấy gấp đôi. Ai bói đây. Kiếm chỗ cái nào( ngónghiêng)Giang: Bác Tĩnh! Cư bình tĩnh, dừng lại tán gẫu đi, không ai bói đâu đừngrao, mỏi miệng.Khang: Ờ được… ( ngồi xuống)Dung: (Nhạc tuyết 1): Thầy bói number one, number one, number one.Thầy bói em không bao giờ bói nhầm ai, dối lừa ai, bói đúng em lấy tiền,bói sai em cũng lấy tiền, bói đây ai thích vô đây em bói…..VIỆT: number one cái gì, đang ế rề ra đây này. One mới cả tu…DUNG: Các bác không biết đấy thôi, quan điểm của em là phải lạc quanyêu đời. có nhiều người bói càng tốt, Không ai bói cũng ko sao, mình bóicho nhau, nhể….( ngồi xuống)PHƯƠNG ANH: ( vừa đi vừa nói) Này Bà con ơi!!! Hôm nay, xuống bóiở Văn Hải ế quá. Thấy dân tình kéo nhau đi đâu hết, nghe loáng thoáng18thấy bảo lên Trường cấp 2 xem các cô tổ chức Hội diễn văn nghệ chàomừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 gì ấy. Mình thử lên trên ấy xem sao.ới!!!( chạy…) Đằng kia có hội gì mà vui thế, hi hi, bói đây, bói đây, bói tửvi, bói tương số bà con ơi! Già bói trẻ lại, gái bói đắt chồng bói đây….4 thầy đồng thanh( VIỆT, KHANG, DUNG, GIANG): Tụi này toàn làthầy bói, ai thèm bói.PHƯƠNG ANH: Giời ơi là dời từ sáng đến giờ, rao khô cả miệng chẳngđược mối nào.( ngồi xuống)(Sơ đồ chỗ ngồi: DUNG – VIỆT- GIANG- KHANG- P.ANH)KHANG: Tôi đây này, người bói hay xưa này vẫn ế, nói gì đến bọn đànem như chú.GIANG: Bác cứ nói vậy, trai gái, giàu nghèo, cưới hỏi cái gì em chả bóiđược.Tiếng voi kêuDUNG: các bác ơi con gì ấy nhỉ?VIỆT: Hơ……chẳng biết con gì?KHANG: Chắc là….. con nghé.. mà không là con voiP.ANH: Từ thuở bé đến giờ có biết con voi là con gì đâu..DUNG: Cái gì các thầy cũng xem, thử hỏi các thầy đã xem voi chưa?GIANG: Voi a, chửa….thấy bao giờ.VIỆT: Vậy, hôm nay các bác cùng em đi xem voi đi!KHANG: Đúng đấy, trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy ko bằng 1 sờ,trăm sờ không bằng… 1 làm, các bác nhỉ…( Người quản voi KỲ cùng voi ra sân khấu)19KỲ: Tránh ra, tranh ra cho voi qua.5 Thầy ( đứng dậy) : có voi, có voi, đi xem thôi! (Nối đuôi nhau đi)P.ANH: Này chú quản voi, cho chúng tôi xem voi tí.KỲ: Không được, không được voi tôi còn phải đi diễn xiếc.5 thầy: (moi tiền) đây đây biếu chú ít tiền( đưa cho KỲ)KỲ: Thôi được! Được các bác cứ tự nhiên( vừa đi vừa đếm tiền đi vào)5 thầy xếp hàng ngang theo sơ đồ sau: GIANG DUNGVoiKHANGP.ANH VIỆT(Nhạc): GIANG: đi vàoGIANG: (sờ vòi) Tưởng con voi nó thế nào hóa ra ….nó sun sun như conđỉa.( về chỗ)(Nhạc VIỆT): VIỆT đi vàoVIỆT : Tránh ra,( đẩy Hải tiến vào chỗ voi) để tôi xem. ( sờ ngà)Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn. ( về chỗ)(Nhạc KHANG) KHANG đi vàoKHANG: nào để tôi xem ( sờ tai): Đâu có, nó bè bè như cái quạt thócDUNG: đến lượt tôi. ( Nhạc DUNG) : DUNG đi vào) (sờ chân):Ai bảo! nó sừng sững như cái cột đình.P.ANH: Các thầy không ai giống ai cả, để tôi coi. ( Nhạc P.ANH )Các thầy phán sai hết. ( ra sờ đuôi)Con voi nó tun tủn chư cái chổi sể cùn ấy.5 thầy chúm lại cãi nhau ỏm tỏi: Tôi đã bảo là con voi giống cột đình.Không phải giống cái quạt thóc. Ai bảo thế, nó chần chẫn như cái đòn càn.20Các thầy vừa cãi vừa đánh nhau: Dám cãi tôi, dám cãi này, tôi mà sai à,mày cãi với ông à, ai bảo ông sai nào….Người quản voi KỲđi vào: Thôi thôi dừng tayCác thầy các thầy nghe này( đọc giống điệu hip hop, vừa đọc vừa làm độngtác)Con voi, con voiCon voi có cái ngà voiGiống chổi sể cùncon voi có cái vòi dài,Rất là quý hiếmHàng ngày quýet sântai to như quạt,Giống như đòn cànCác thầy hỉu chưa?chân như cột đìnhCon voi - có 1 cái đuôi Hỉu chưa?5 thầy: À hiểu rồi – vậy là mỗi người chúng ta mới chỉ sờ 1 bộ phậncủa con voi( Nhạc bài hát Năm ông mù xem voi tất cả nối đuôi nhau đi vào theothứ tự : KỲ- GIANG- VIỆT- KHANG- DUNG- P.ANH. )DẪN CHƯƠNG TRÌNHKính thưa các thầy cô giáo!Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!Sau khi được cô giáo giao nhiệm vụ, chúng em đã cùng nhau trao đổi, thảoluận: phân công nhóm chuyển thể kịch bản từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi;nhóm chuẩn bị đạo cụ, trang phục; nhóm tập diễn xuất, nhóm múa, dưới sự hướng dẫnnhiệt tình của cô giáo. Qua thời gian luyện tập, hôm nay chúng em xin được gửi đếncác thầy cô giáo vở kịch ngắn, là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực, đó như một món quàchúng em gửi tặng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần.21( Dừng lại ..........Vỗ tay)Em xin phép được giới thiệu:Dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật: Cô giáo ……………..Phụ trách âm thanh: ………………………………….Phụ trách hóa trang và đạo cụ: Bạn Nguyễn Thùy DungVới các diễn viênBạn Trần Như Việt: trong vai Thầy bói 1Bạn Lê Trường Giang….: trong vai Thầy bói 2Bạn Vũ An Khang: trong vai Thầy bói 3Bạn Nguyễn Thùy Dung : trong vai Thầy bói 4Bạn Vux Phương Anh: trong vai Thầy bói 5Bạn Vũ Quốc Kỳ: trong vai người quản voi.Sau đây Tiểu phẩm xin phép được bắt đầu!(Dẫn chương trình Ngân cùng các nhân vật lùi ra hai bên cánh gà …)xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxKết thúc:NGÂN: Tiểu phẩm đến đây là kết thúc.Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã chú ýđón xem.NGÂN: Thầy cô và các bạn thấy phần biểu diễn của nhóm chúng em thế nào ạ!Xin các thầy cô và các bạn hãy dành tặng cho nhóm chúng em một tràng pháo tayạ.Sau đây chúng em xin ý kiến nhận xét của cô giáo và các bạn.NGÂN: Về vị trí22

Tài liệu liên quan

  • Tranh minh hoa tiet 40 van 6 Thay boi xem voi Tranh minh hoa tiet 40 van 6 Thay boi xem voi
    • 16
    • 1
    • 9
  • Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải   đồ sơn   hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo
    • 117
    • 918
    • 1
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS, Tiểu học Giáo án Hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS, Tiểu học
    • 38
    • 21
    • 87
  • Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS,Tiểu học- Hướng dẫn soạn và dạy Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS,Tiểu học- Hướng dẫn soạn và dạy
    • 71
    • 11
    • 44
  • Giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện quốc oai, thành phố hà nội Giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện quốc oai, thành phố hà nội
    • 132
    • 666
    • 0
  • Giáo dục môi trường cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Giáo dục môi trường cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng dân cư huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
    • 132
    • 525
    • 0
  • Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học tại trường phổ thông nhiều cấp hai bà trưng hải phòng Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học tại trường phổ thông nhiều cấp hai bà trưng hải phòng
    • 113
    • 1
    • 3
  • SKKN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO dục NGHỀ địa PHƯƠNG CHO học SINH QUA tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo SKKN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO dục NGHỀ địa PHƯƠNG CHO học SINH QUA tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo
    • 23
    • 680
    • 2
  • Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
    • 78
    • 1
    • 2
  • Tổ chức học sinh trung học phổ thông sử dụng kiến thức vật lí trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề an toàn cháy nổ Tổ chức học sinh trung học phổ thông sử dụng kiến thức vật lí trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề an toàn cháy nổ
    • 81
    • 540
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(129.5 KB - 22 trang) - GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHI TIẾT TIẾT 40 VĂN BẢN THẦY BÓI XEM VOI TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giáo án Bài Thầy Bói Xem Voi Hội Giảng