Giáo án Thể Dục 6 Kết Nối Tri Thức | Tech12h

BÀI 2: CHẠY GIỮA QUÃNG

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Làm quen với nội dung và yêu cầu của giai đoạn chạy giữa quãng trên đường thẳng.

- Nhận biết được động tác và bước đầu biết cách luyện tập.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
  • Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
  1. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

-GV Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập.

- Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về chạy giữa quãng trên đường thẳng, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu thứ tự các giai đoạn trong hoạt động chạy của con người.

+ Trong hoạt động chạy của con người, hướng chuyển động của tay phải và chân phải (hoặc tay trái và chân trái) cùng chiều hay ngược chiều? Tại sao?

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ với những hiểu biết về động tác chạy giữa quãng trên đường thẳng, trả lời câu hỏi:

+ Thứ tự các giai đoạn trong hoạt động chạy của con người: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích)

+ Trong hoạt động chạy của con người, hướng chuyển động của tay phải và chân phải (hoặc tay trái và chân trái) ngược chiều.

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, chạy giữa quãng là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên – Bài 2: Chạy giữa quãng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chạy giữa quãng

  1. Mục tiêu: Thông quan hoạt động, HS biết chạy giữa quãng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện chạy giữa quãng.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV hướng dẫn HS làm quen với động tác mới: Cho HS thực hiện thử động tác theo yêu cầu vẻ tư thế, cấu trúc và hướng chuyên động

của tay, chân khi chạy giữa quãng. Chỉ dẫn HS cách nhận biết một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Tư thế của đầu và thân trên không phù hợp: Quá ngửa hoặc cúi.

+ Hướng chuyển động của tay và góc độ đánh tay không phù hợp.

+ Bàn chân tiếp xúc đường chạy bằng gót hoặc đồng thời bằng cả bàn chân.

+ Đạp sau không hiệu quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Chạy giữa quãng

- Chạy giữa quãng là một trong bốn giai đoạn của chạy cự li ngắn (xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng, chạy về đích); là giai đoạn duy trì tốc độ cao nhất đã đạt được sau khi xuắt phát và chạy lao.

- Tư thế thân người và hoạt động của tay khi chạy giữa quãng:

+ Thân trên hơi ngả ra trước, đầu thẳng. mắt nhìn phía trước.

+ Hai tay luân phiên chuyển động: Chếch vào trong khi ra trước, chếch ra ngoài khi ra sau.

- Luân phiên hoạt động của chân trong mỗi bước chạy:

+ Khi ở phía trước, tích cực đưa đùi lên trên, ra trước và chạm đắt bằng nửa trước bàn chân.

+ Khi ở phía sau, kết hợp duỗi và đạp mạnh lên mặt đường chạy đề đưa cơ thẻ tiến nhanh vê phía trước.

Hoạt động 2: Thở trong tập luyện chạy cự li ngắn

  1. Mục tiêu: HS biết cách thở trong luyện tập chạy cự li ngắn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác thở trong khi chạy cự li ngắn theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập

- GV yêu cầu HS tập tại chỗ, tập theo nhóm, tập cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thở trong tập luyện chạy cự li ngắn

- Trong khi chạy: Hít vào, thở ra nhanh, mạnh bằng cả mũi và miệng.

- Sau khi chạy: Hit thở sâu, kết hợp thả lỏng tay, chân và thân mình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện:

  1. a) Luyện tập cá nhân

-Tại chỗ, luyện tập tư thế thân người và động tác đánh tay từ chậm đến nhanh.

- Chạy trên đường thẳng với cự li 30 - 50 m, từ chậm đến nhanh luyện tập tư thế thân người và hoạt động của tay, chân.

  1. b) Luyện tập nhóm

- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập chạy giữa quãng trên cự li 30 — 50 m.

- Quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn trong nhóm.

  1. Trò chơi phát triển sức nhanh

Người thừa thứ ba

GV phổ biến luật chơi:

- Chuẩn bị: HS đứng thành vòng tròn, mỗi nhóm hai HS đứng thành hàng dọc hướng vào tâm vòng tròn. Giữa vòng tròn, hai HS chơi đầu tiên đứng quay lưng vào nhau (HS A là người đuổi bắt, HS B là người bị đuổi bắt).

- Thực hiện: Khi bắt đầu, HS A đuổi bắt HS B. Nếu HS A vỗ được vào người HS B, HS B sẽ phải đuổi bắt HS A. Nếu HS B dừng lại trước nhóm nào thì HS đứng sau cùng của nhóm đó sẽ trở thành người đuổi bắt HS A. Khi thực hiện trò chơi không được chạy ra ngoài vòng tròn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS thực hiện theo yêu cầu

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
  4. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Hướng dẫn HS biết vận dụng các bài tập và trò chơi đã học để tập thể dục buỏi sáng và vui chơi cùng các bạn.

- Sử dụng các bài tập chạy giữa quãng đề rèn luyện và phát triển thể lực: Thể lực chung, sức mạnh tốc độ, sức nhanh tàn số, sức bền tốc độ, năng lực liên kết vận động.

- Hướng dẫn HS biết vận dụng kiến thức bài học để trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao cần khởi động cơ thẻ trước khi luyện tập các môn thể thao?

+ Đặc điểm cơ bản của chạy giữa quãng là gì?

+ Để giữ thăng bằng cho cơ thể trong khi đi hoặc chạy, tay và chân cùng bên chuyển động theo hướng như thế nào?

+ Tự nhận thấy những sai sót nào sau đây của bản thân khi luyện tập chạy giữa quãng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS trả lời:

+ Khởi động là quá trình chuẩn bị cho cơ thể bước vào trạng thái vận động có hiệu quả cao và an toàn; là giai đoạn chuyển trạng thái cơ thẻ từ “tĩnh” sang “động”; là giai đoạn nâng dần khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể để đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể lực....).

+ Nỗ lực duy trì tốc độ cao nhất đã đạt được trên cơ sở duy trì độ dài bước chạy và tần số bước chạy.

+ Chuyển động ngược chiều nhau trong mỗi bước đi hoặc chạy

+ Nhịn thở, không duy trì được nhịp thở, ngả đầu và thân trên ra sau, chạy lệch hướng...

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

…………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 3: XUẤT PHÁT VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT

(Thời lượng: 3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Làm quen với xuắt phát cao và chạy lao sau xuất phát

- Nhận biết được khẩu lệnh xuất phát, thứ tự thực hiện và cấu trúc động tác.

Biết cách luyện tập.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
  • Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
  1. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu nội dung bài học.

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát, yêu cầu trả ,lời câu hỏi:

+ Động tác xuất phát có tác dụng gì?

+ Tại sao động tác có tên gọi là xuất phát cao?

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Động tác xuất phát có tác dụng giúp người chạy nhanh chóng đạt tốc độ cao.

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, Xuất phát và chạy lao sau xuất phát là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học– Bài 3: Xuất phát và chạy lao sau xuất phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xuất phát cao

  1. Mục tiêu: HS biết và thực hiện động tác xuất phát cao.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thực hiện các động tác: Xuất phát cao

- Cho HS thực hiện thử động tác xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- Cho HS thực hiện mô phỏng động tác xuất phát cao theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Ở tư thế “Sẵn sàng” không chuyên trọng tâm ra chân trước, giậm vạch khi xuất phát, tư thế thân trên và tay không đúng.

+ Thực hiện động tác xuất phát: Xuất phát trước lệnh, xuất phát chậm, bước chạy đầu tiên phối hợp chuyển động của tay và chân không đúng (cùng tay, cùng chân), nhảy ra khỏi vị trí xuất phát,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Xuất phát cao

- Trong chạy cự li ngắn, động tác xuất phát giúp người chạy nhanh chóng đạt tốc độ tối đa.

- Khẩu lệnh: “Vào chỗ", “Sẵn sàng”, “Chạy!”

+ “Vào chỗ": Bước đến vị trí xuất phát, bàn chân trước

(chân thuận) đặt sát mép sau vạch xuất phát, bàn chân sau đặt cách gót chân trước 15 — 20 cm.

+ “Sẵn sàng”: Khuyu hai gối, thân trên hơi ngả ra trước. Chân trước chạm đất bằng nửa trước bàn chân, chân sau kiếng gót. Tay khác bên với chân thuận để ở phía trước.

+ “Chạy!": Đồng thời đạp mạnh hai chân và chuyển

nhanh chân sau ra trước. Nỗ lực đưa cơ thể rời vị trí xuất phát với tốc độ cao nhất.

Hoạt động 2: Chạy lao sau xuất phát

  1. Mục tiêu: biết cách chạy lao sau xuất phát.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác bước nhỏ.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập: Chạy lao sau xuất phát: Đạp sau chưa hết lực, thiếu nỗ lực để nhanh chóng đạt tốc độ cao nhất, thân trên và đầu ngả ra sau....

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Chạy lao sau xuất phát

- Sau khi rời vị trí xuất phát, người chạy bước vào giai đoạn chạy lao:

+ Duy trì độ ngả ra trước của thân trên.

+ Nỗ lực đạp mạnh chân kết hợp tăng dàn tốc độ và độ dài của bước chạy.

+ Giảm dàn độ ngả ra trước của thân trên theo mức độ tăng dàn của tốc độ chạy.

Từ khóa » đặc điểm Cơ Bản Của Chạy Giữa Quãng Là Gì