GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG ...

Xã hội ngày càng tiến bộ là một trong những nguyên nhân khiến con người ngày càng mất đi phẩm chất đáng quí của mình. Điển hình như một học sinh nam ở một trường trung học nào đó đã lấy cắp tiền của một bà cụ để thỏa chí nạp “card” chơi game trên Internet; hay một người phụ nữ trung niên nào đó, muốn có được quyền nuôi con sau khi ly hôn, bà ấy đã “hối lộ quan trên” để được quyền nuôi con. Vâng, xã hội ngày càng tiến bộ thì con người trong xã hội sẽ dần mất đi những phẩm chất đáng quí bởi một lẽ họ sẵn sàng đánh đổi phẩm chất của mình chỉ để kiếm chút lợi ích riêng.

Để giúp học sinh nhận thức những hậu quả xấu của nạn tham nhung, cũng như nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, tự miễn dịch với những thói hư tật xấu, bồi dưỡng cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhà trường đã lồng ghép chủ đề: “Phòng chống tham những” vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động bắt đầu bằng việc trả lời các câu hỏi nhanh, mỗi lớp sẽ cử ra một đại diện để đứng lên bốc thăm và trả lời các câu hỏi về tham nhũng mà nhà trường đưa ra. Nhằm giúp các em tìm hiểu thêm thông tin về nạn tham những, cũng như giúp giờ học thêm hiệu quả và sôi động.

Câu hỏi 1: Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Các hành vi tham nhũng cụ thể sau: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi.

Chúng ta có thấy chăng, trong xã hội ngày nay tham nhũng được “giấu” đi như những con vật thông minh giấu đi những điều xấu của mình vậy! Nó hiện rõ đó, biết, nhưng không nhìn thấy. Hàng ngày, hàng giờ, nhan nhản những “ưu tư” vụ lợi cho riêng mình như việc tham ô tài sản từ cán bộ, công chức có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước đã lợi dụng và chiếm đoạt tài sản. Rồi tới những hành vi chỉ vì vụ lợi, mong muốn nhận được tiền, tài sản, lợi ích vật chất mà đi nhận hối lộ, đánh mất nhân phẩm của bản thân, đánh đổi bằng những hào xu che mắt. Những người tham nhũng còn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi.        

Câu hỏi 2: Những tác hại của nạn tham nhũng?

1. Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

2. Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.

3. Tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Câu hỏi 3: Những cách để hạn chế và phòng chống nạn tham nhũng?

Một là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong việc phòng, chống tham nhũng.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng.

Ba là, tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức – cán bộ thuộc cấp cơ sở để phòng, chống tham nhũng.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Năm là, tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Dưới tư cách là một người học sinh, chúng em cảm thấy hết sức thích thú và đầy ấn tượng về những tiết học ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Ở những tiết học ấy, chúng em được học và trải nghiệm nhiều hơn. Chúng em hiểu được việc học không chỉ đơn thuần là từ sách vở, mà nó còn được áp dụng vào thực tiễn hết sức hiệu quả. Chính những giờ học  trang bị  cho chúng em biết bao hành trang vững chắc để bước vào đời. Để chúng em có cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết khi rời khỏi ghế nhà trường, và trở thành một người công dân thực thụ. Trở thành những người trẻ đầy triển vọng và văn minh.

Đặc biệt là giờ hoạt động ngoài giờ về “Phòng chống tham nhũng” này, lúc đầu, khi mới nghe về chủ đề, chúng em vẫn còn mông lung và mơ hồ về hai chữ “tham nhũng”, chúng em chưa thể hiểu và nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Nhưng, sau khi được các thầy cô giải thích tận tình qua những câu hỏi nhanh, qua những hoạt động khởi động đầy thú vị và sôi nổi. Chúng em dường như đã khắc sâu được những hậu quả và nguyên nhân của vấn nạn này, mà tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm đáng giá. Cảm ơn, những người thầy người cô đầy nhiệt tâm và trách nhiệm ấy, nhờ các thầy cô mà chúng em được mở mang kiến thức, được tưới nước cho khu vườn tri thức  của mình thêm xanh tốt.

Cuối cùng, phòng chống tham nhũng không phải là trách nhiệm của riêng mình ai cả, đó là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có học sinh chúng em. Là học sinh, là công dân trẻ tuổi, khi phát hiện thấy hành vi sai trái, học sinh có thể tham gia vào công tác chống tham nhũng bằng những hình thức đơn giản như: tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua thông tin điện tử. Trách nhiệm to lớn ở mỗi cá nhân học sinh được thể hiện ở việc tích cực học tập, và rèn luyện cho mình lối sống đạo đức tốt.

Ngay lúc này đây! Đất nước đang mong chờ lắm những công dân học sinh phải tự học tập và rèn luyện, sống lành mạnh, trong sạch, nghiêm túc sống trung thực bằng khả năng của mình, vì trung thực là đức tính cao đẹp cần phải giữ và phát huy thì lòng tham, sự ích kỷ sẽ chẳng bao giờ xuất hiện và tồn tại được…

                                                                             Vũ Thị Phượng - Lớp 10A1

Từ khóa » Những Hành Vi Tham Nhũng Trong Trường Học