Giao Nộp Giấy Tờ, Chứng Cứ Cho Tòa án Có Cần Lập Biên Bản Không?
Có thể bạn quan tâm
Giao nộp giấy tờ, chứng cứ cho tòa án có cần lập biên bản không?
Hỏi:
Giao nộp giấy tờ, chứng cứ cho tòa án có cần lập biên bản không?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Từ khóa » Tờ Biên Bản
-
Mẫu Biên Bản
-
Mẫu Biên Bản Sự Việc Và Cách Viết Biên Bản Sự Việc - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Biên Bản Giao Nhận Hồ Sơ Chi Tiết Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Biên Bản Bàn Giao Hồ Sơ, Tài Liệu Chuẩn, Thông Dụng
-
Mẫu Biên Bản Làm Việc, Thỏa Thuận Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận, Văn Bản Thỏa Thuận, Hợp đồng Thỏa Thuận ...
-
Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Liệu, Công Việc, Tài Sản Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Liệu - Văn Phòng Luật Sư đms
-
[DOC] Mẫu Biên Bản Số 01 - Stp@.vn
-
Mẫu Biên Bản Giao Nhận Vật Tư - Luật ACC
-
Mẫu Biên Bản Xác Nhận Sự Việc Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
Quy định Về Lập Biên Bản Trong Vi Phạm Hành Chính
-
Mẫu Biên Bản Trả Lại Hàng - Thuế & Kế Toán
-
Mẫu Biên Bản Họp Gia đình Chia đất đai - Những Lưu ý - Phamlaw
-
Đơn Tường Trình Làm Mất Biên Bản Vi Phạm Giao Thông
-
Mẫu Số 03-DS Biên Bản Lấy Lời Khai Của Người Làm Chứng
-
Mẫu Biên Bản Giao, Nhận Giấy Tờ Thi Hành án Dân Sự - Luật Minh Gia
-
Biên Bản, Nhật Ký, Giấy Tờ Mẫu Trong Xây Dựng - AutoCAD