Giáo Sư HOÀNG XUÂN HÃN - Văn Nghệ Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm
Hoàng Xuân Hãn là một học giả lớn, một nhà văn hoá lớn, là bác học trên nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn. Những thành tựu nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một di sản quý của nền khoa học Việt Nam. Tên tuổi, con người, sự nghiệp văn hoá – khoa học của Hoàng Xuân Hãn, những công trình nghiên cứu sử học cùng với tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm cao đối với dân tộc, mục tiêu nghiên cứu vì chân lý, vì sự thật lịch sử, vì lợi ích của đất nước, của con người của ông mãi mãi là tấm gương sáng cho các trí thức Việt Nam hôm nay và mai sau.
Giáo sư HOÀNG XUÂN HÃN ( 1908- 1996)
Sinh ngày 8 tháng 3 năm 1908, (tức ngày mùng 7 tháng giêng năm Mậu Thân) Quê ở xã Nhân Thị, tổng Yên Hồ, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ (nay là xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Vài nét về tiểu sử, quá trình học tập và công tác: Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà. - Năm 1926, đậu bằng Thành Chung, ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut. - Năm 1928, đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ ĐôngDương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn. - Năm 1930, đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Hoàng Xuân Hãn chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học. - Năm 1932-1934, vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris). - Năm 1934 Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam4 tháng sau đó sang Pháp. Từ năm 1934 đến năm 1936 Hoàng Xuân Hãn trở lại Pháp, đậu cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne). - Từ năm 1936 đến năm 1939, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). - Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học. - Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam. - Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Hoàng Xuân Hãn tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật. - Năm 1951, Hoàng Xuân Hãn sang Paris và ở luôn bên Pháp. Năm 1954 Hoàng Xuân Hãn sang Hội nghị Genève mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước. Mất hồi 7giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996, tại bệnh viện Orsay, ngoại ô Paris. Hỏa táng chiều ngày 14/3/1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp Các công trình, tác phẩm tiêu biểu: Những trước tác của Hoàng Xuân Hãn đã được tập hợp trong “La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn” (3 tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998). Những tác phẩm chính: “Danh từ khoa học” (1942), “Đại Nam quốc sử diễn ca” (1949), “Lý Thường Kiệt” (1949), “Hà Thành thất thủ” (1950), “Mai đình mộng ký” (1951), “La Sơn phu tử” (1952), “Chinh phụ ngâm bị khảo” (1953), “Bích Câu kỳ ngộ” (1964), “Truyện Song tinh”, “Một vài kí vãng về hội nghị Đà Lạt” (1971), “Lịch pháp và lịch Việt Nam” (1982),… Giải thưởng: Ông được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn năm 2000 về Cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1.Lý Thường Kiệt; 2. La Sơn Phu Tử; 3.Lịch và Lịch Việt Nam. Hoàng Xuân Hãn là một học giả lớn, một nhà văn hoá lớn, là bác học trên nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn. Những thành tựu nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một di sản quý của nền khoa học Việt Nam. Tên tuổi, con người, sự nghiệp văn hoá – khoa học của Hoàng Xuân Hãn, những công trình nghiên cứu sử học cùng với tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm cao đối với dân tộc, mục tiêu nghiên cứu vì chân lý, vì sự thật lịch sử, vì lợi ích của đất nước, của con người của ông mãi mãi là tấm gương sáng cho các trí thức Việt Nam hôm nay và mai sau.
. . . . . Đăng bình luận thành công! Gửi Tin cùng chuyên mục- Nhà văn Đức Ban (15-11-2024)
- Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy (25-10-2024)
- NHÀ VĂN NHƯ BÌNH: NGHỆ THUẬT LÀ BẦU KHÔNG KHÍ MÀ TÔI LUÔN MUỐN GIỮ NÓ THANH KHIẾT, ĐẸP ĐẼ (15-10-2024)
- Nhạc sĩ Vi Phong (01-08-2024)
- Lê Thị Hoài Thanh cháy hết mình vì nghệ thuật (05-07-2024)
- Nghệ nhân Nhân dân - Thi sĩ Nguyễn Hồng Oanh về miền mây trắng (21-02-2024)
- Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại: Việc của mình là xanh (02-10-2023)
- Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu (08-09-2023)
- Nhà thơ Bùi Quang Thanh người đã đi và đến (01-03-2022)
Văn nghệ Hà TĩnhVideo Loading the player...
- Nhạc sỹ Quốc Dũng và những giai...
- Vọng chiều Tam Soa
- Giai điệu quê hương: Hoa dong riềng
- DÒNG SÔNG KÝ ỨC - Thơ: Triệu Huệ...
- Bãi biển Thiên Cầm chiều 30-4-2022
Từ khóa » Tiểu Sử Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn
-
Hoàng Xuân Hãn – Wikipedia Tiếng Việt
-
GS HOÀNG XUÂN HÃN (1908 - 1996)
-
Dược Sĩ Nguyễn Thị Bính – “Madame Hoàng Xuân Hãn”: Một Trí Thức ...
-
Bức Thư Cuối Cùng Hoàng Xuân Hãn Gửi Võ Nguyên Giáp - Facebook
-
GS Hoàng Xuân Hãn Qua Vũ Đình Hòe (*) | Văn Việt
-
GS. HOÀNG XUÂN HÃN - Người Thầy, Nhà Khoa Học Đa Tài Quyết ...
-
Sách Khảo Cứu Lịch Sử Của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn - VnExpress
-
Chuyện Tình Người Nổi Tiếng: Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn Và Vần Thơ ...
-
Giáo Sư, Tiến Sĩ, Nhà Giáo Nhân Dân Hoàng Xuân Sính - HNUE
-
Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn... - Hoa Tình Thương
-
Hoàng Xuân Hãn - Cuộc đời Và Sự Nghiệp | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ ...
-
GS Hoàng Xuân Hãn Với Khảo Cứu Về Lai Lịch Chúa Trịnh Kiểm - Zing
-
Nhà Khoa Học, Nhà Văn Hoá Lớn Hoàng Xuân Hãn - VUSTA
-
Giáo Sư, Nhà Giáo Ưu Tú Nguyễn Xuân Hãn Qua đời