Giáo Trình Mạng: Các Loại Kênh Truyền Dữ Liệu - .vn
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tra cứu tài liệu
- Đóng góp
- Giới thiệu
-
- Đăng ký
- Đăng nhập
Đăng nhập
- Ghi nhớ
- Quên mật khẩu?
Các loại kênh truyền dữ liệu
Tác giả: Ngô Bá Hùng, Phạm Thế Phi 0Kênh truyền hữu tuyến
Cáp thuộc loại kênh truyền hữu tuyến được sử dụng để nối máy tính và các thành phần mạng lại với nhau. Hiện nay có 3 loại cáp được sử dụng phổ biến là: Cáp xoắn đôi (twisted pair), cáp đồng trục (coax) và cáp quang (fiber optic). Việc chọn lựa loại cáp sử dụng cho mạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giá thành, khoảng cách, số lượng máy tính, tốc độ yêu cầu, băng thông
Cáp xoắn đôi (Twisted Pair)
Cáp xoắn đôi có hai loại: Có vỏ bọc (Shielded Twisted Pair) và không có vỏ bọc (Unshielded Twisted Pair). Cáp xoán đôi có vỏ bọc sử dụng một vỏ bọc đặc biệt quấn xung quanh dây dẫn có tác dụng chống nhiễu. Cáp xoán đôi trở thành loại cáp mạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó hỗ trợ hầu hết các khoảng tốc độ và các cấu hình mạng khác nhau và được hỗ trợ bởi hầu hết các nhà sản xuất thiết bị mạng.
Các đặc tính của cáp xoán đôi là:
- Được sử dụng trong mạng token ring (cáp loại 4 tốc độ 16MBps), chuẩn mạng Ethernet 10BaseT (Tốc độ 10MBps), hay chuẩn mạng 100BaseT ( tốc độ 100Mbps)
- Giá cả chấp nhận được.
- UTP thường được sử dụng bên trong các tòa nhà vì nó ít có khả năng chống nhiễu hơn so với STP.
- Cáp loại 2 có tốc độ đạt đến 1Mbps (cáp điện thoại) .
- Cáp loại 3 có tốc độ đạt đến 10Mbps (Dùng trong mạng Ethernet 10BaseT) (Hình a)
- Cáp loại 5 có tốc độ đạt đến 100MBps (dùng trong mạng 10BaseT và 100BaseT) (Hình b)
- Cáp loại 5E và loại 6 có tốc độ đạt đến 1000 MBps (dùng trong mạng 1000 BaseT)
Cáp đồng trục (Coaxial Cable)
Cáp đồng trục là loại cáp được chọn lựa cho các mạng nhỏ ít người dùng, giá thành thấp. Có cáp đồng trục gầy (thin coaxial cable) và cáp đồng trục béo (thick coaxial cable)
- Cáp đồng trục gầy, ký hiệu RG-58AU, được dùng trong chuẩn mạng Ethernet 10Base2.
- Cáp đồng trục béo, ký hiệu RG-11, được dùng trong chuẩn mạng 10Base5
Các loại đầu nối được sử dụng với cáp đồng trục gầy là đầu nối chữ T (T connector), đầu nối BNC và thiết bị đầu cuối (Terminator)
Cáp quang (Fiber Optic)
Cáp quang truyền tải các sóng điện từ dưới dạng ánh sáng. Thực tế, sự xuất hiện của một sóng ánh sáng tương ứng với bit “1”và sự mất ánh sáng tương ứng với bit “0”. Các tín hiệu điện tử được chuyển sang tín hiệu ánh sáng bởi bộ phát, sau đó các tín hiệu ánh sáng sẽ được chuyển thành các sung điện tử bởi bộ nhận. Nguồn phát quang có thể là các đèn LED (Light Emitting Diode) cổ điển, hay các diod laser. Bộ dò ánh sáng có thể là các tế bào quang điện truyền thống hay các tế bào quang điện dạng khối.
Sự lan truyền tín hiệu được thực hiện bởi sự phản xạ trên bề mặt. Thực tế, tồn tại 3 loại cáp quang.
- Chế độ đơn: một tia sáng trên đường truyền tải
- Hai chế độ còn lại gọi là chế độ đa: nhiều tia sáng cùng được truyền song song nhau
Trong chế độ đơn, chiết suất n2 > n1. Tia laser có bước sóng từ 5 đến 8 micromètres được tập trung về một hướng. Các sợi loại này cho phép tốc độ bit cao nhưng khó xử lý và phức tạp trong các thao tác nối kết.
- Chế độ đa không thẩm thấu
Các tia sáng di chuyển bằng cách phản xạ giữa bề mặt của 2 môi trường có chiết suất khác nhau (n2>n1) và mất nhiều thời gian hơn để các sóng di chuyển so với chế độ đơn. Độ suy giảm đường truyền từ 30 dB/km đối với các loại cáp thủy tinh và từ 100 dB/km đối với loại cáp bằng chất dẽo.
- Chế độ đa bị thẩm thấu
Chiết suất tăng dần từ trung tâm về vỏ của ống. Vì thế sự phản xạ trong trường hợp này thì rất nhẹ nhàng.
Từ cách đây nhiều năm người ta có thể thực hiện đa hợp trên cùng một sợi quang nhiều thông tin bằng cách dùng các sóng có độ dài khác nhau. Kỹ thuật này được gọi là WDM (Wavelength Division Multiplexing).
Kênh truyền vô tuyến
Kênh truyền vô tuyến thì thật sự tiện lợi cho tất cả chúng ta, đặc biệt ở những địa hình mà kênh truyền hữu tuyến không thể thực hiện được hoặc phải tốn nhiều chi phí (rừng rậm, hải đảo, miền núi). Kênh truyền vô tuyến truyền tải thông tin ở tốc độ ánh sáng.
Gọi:
- c là tốc độ ánh sáng,
- f là tần số của tín hiệu sóng
- λ là độ dài sóng. Khi đó ta có
c = λf
Tín hiệu có độ dài sóng càng lớn thì khoảng cách truyền càng xa mà không bị suy giảm, ngược lại những tín hiệu có tần số càng cao thì có độ phát tán càng thấp.
Hình H3.15 mô tả phổ của sóng điện tử được dùng cho truyền dữ liệu. Khoảng tần số càng cao càng truyền tải được nhiều thông tin.
0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG- Tài liệu PDF
- Tài liệu EPUB
- Ngô Bá Hùng, Phạm Thế Phi
- 4 GIÁO TRÌNH | 36 TÀI LIỆU
- Giáo trình mạng
- Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính
- Tổng quan về mạng máy tính
- Chương 2: Các thành phần của mạng máy tính
- Các thành phần của mạng máy tính
- Chương 3: Tầng vật lý
- Giới thiệu tầng vật lý của hệ thống truyền dữ liệu
- Vấn đề số hóa thông tin
- Các loại kênh truyền dữ liệu
- Đặc điểm các kênh truyền dữ liệu
- Các hình thức mã hóa dữ liệu số
- Chương 4: Tầng liên kết dữ liệu ( Data link layer )
- Chức năng cơ bản của tầng liên kết dữ liệu
- Vấn đề xử lý lỗi
- Một số giao thức điều khiển lỗi (Error Control)
- Giao thức cửa sổ trượt (Sliding windows)
- Chương 5: Mạng nội bộ và lớp con điều khiển truy cập
- Tổng quan về Lan
- Hình thái mạng nội bộ
- Lớp con MAC (Media Access Control Sublayer)
- Chuẩn hóa mạng cục bộ
- Giới thiệu một số công nghệ mạng LAN
- Chương 6: Tầng mạng (Network Layer)
- Tầng mạng (Network Layer)
- Các vấn đề liên quan đến việc thiết kế tầng mạng
- Giải thuật chọn đường
- Các giải thuật chống tắc nghẽn
- Liên mạng
- Bộ giao thức liên mạng (IPs - Internet Protocols)
- Chương 7: Tầng vận chuyển
- Dịch vụ của tầng vận chuyển
- Các yếu tố cấu thành giao thức vận chuyển
- Chương 8: Các ứng dụng mạng
- Dịch vụ tên (DNS)
- Vấn đề an ninh trong mạng diện rộng
- Lập sơ đồ thiết kế mạng
- Quản lý hiệu suất mạng (Performance management)
- Nội dung của giáo trình
- Thêm mới, xóa, thay đổi vị trí người sử dụng mạng
- Hạn chế truyền quảng bá
- Kiến trúc của switch
- Vai trò của Switch trong VLAN
- Thắt chặt vấn đề an ninh mạng
- Thiết kế liên mạng với giao thức IP
VOER message
×VOER message
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.
Từ khóa » đường Truyền Hữu Tuyến Và Vô Tuyến
-
So Sánh đường Truyền Vô Tuyến Và đường Truyền Hữu Tuyến
-
Bài Giảng Thiết Bị Mạng - Các Khái Niệm Cơ Bản - Tài Liệu - Ebook
-
Truyền Thông Hữu Tuyến Là Gì - Toàn Thua
-
So Sánh đường Truyền Vô Tuyến Và đường Truyền Hữu Tuyến
-
So Sánh Mạng Không Dây Và Có Dây (môi Trường Vô Tuyến Và Hữu ...
-
Tìm Hiểu Về Các Môi Trường Truyền Dẫn Hữu Tuyến Trong Viễn Thông
-
Vô Tuyến – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Vấn đề Truyền Dẫn
-
Phương Tiện Truyền Dẫn Hữu Tuyến Là Gì
-
Mạng Máy Tính Và Truyền Thông Flashcards | Quizlet
-
So Sánh Mạng Không Dây Và Mạng Có Dây - GoViettel
-
Từ điển Tiếng Việt "liên Lạc Hữu Tuyến" - Là Gì?
-
[PDF] BÀI 11. MẠNG MÁY TÍNH - VNU-UET
-
Hãy Nêu Sự Giống Và Khác Nhau Của Mạng Không Dây Và Mạng Có Dây.