So Sánh Mạng Không Dây Và Có Dây (môi Trường Vô Tuyến Và Hữu ...

Blog tổng quan về viễn thông

Chia sẻ kiến thức về viễn thông và các nội dung liên quan

Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

So sánh mạng không dây và có dây (môi trường vô tuyến và hữu tuyến)

05:00 Unknown 1 comment

Về cơ bản thì mạng không dây và có dây ngay từ cái tên cũng đã thấy vấn đề khác nhau cốt lõi: một cái có dây còn một cái thì không. Mạng có dây thì truyền tín hiệu trên cáp tín hiệu, hay gọi là dây tín hiệu cũng được, thường thì không có qui định quá chặt chẽ (mình chưa đi làm chưa biết) nhưng mà nhắc đến dây thì thường là đường truyền nhỏ, còn cáp thì gọi khi dây đó truyền dữ liệu lớn. Cáp thì cũng có nhiều loại lắm, cáp đồng trục, đôi dây xoắn, cáp quang (còn phân ra đơn mode, đa mode liên tục hay gián đoạn)... Thường giờ tốc độ cao thì người ta hay dùng cáp quang thay thế dần cho loại cáp đồng truyền thống vì nó nhẹ, rẻ, nhỏ, ít can nhiễu, tốc độ truyền gấp nhiều lần (rất nhiều lần). Nhưng nói chung đặc điểm là đường truyền tốt hơn nhiều so với mạng không dây. Tốc độ thì tùy loại nhưng nhìn chung là nhanh hơn mạng không dây. Mạng không dây thì tín hiệu truyền qua đường "không khí" (các môi trường khác không khí như dưới nước hay lòng đất cũng có thể coi là vô tuyến nhé, cứ không cần phải kéo dây thì là không dây hết nhưng mà hầu hết ta bắt gặp là trong môi trường không gian chúng ta đang sống), không cần dây rợ lằng nhằng tuy nhiên môi trường "không khí" thì cái giá phải trả cũng cao đó là vốn là môi trường không tối ưu cho việc truyền, nhiều cái dùng chung (di động, truyền hình, vệ tinh, radio ..) và chắc chắn là ảnh hưởng đến nhau không ít thì nhiều. Tốc độ chậm hơn, các giải pháp kỹ thuật cũng đòi hỏi phức tạp hơn. Một số công nghệ hiện nay cho tốc độ rất cao, thậm chí hơn cả tốc độ mạng đời cũ (4g so với adsl chẳng hạn), tuy nhiên so sánh như thế là khập khiễng vì cần phải so sánh một cách tổng thể với nhau chứ không thể lấy 1 đứa dốt nhất lớp giỏi học thua 1 đứa giỏi nhất lớp dốt rồi kết luận lớp giỏi ngu hơn lớp dốt được. Các mạng di động hiện nay cung cấp dịch vụ không dây, nhưng từ trạm về mạng lõi thì đều có dây cả. Có mạng không cần cơ sở hạ tầng, trạm thu phát, trung tâm như ad-hoc, bluetooth chẳng hạn thì mới không dây hoàn toàn. Có thể tổng hợp một số so sánh về hai loại mạng như sau

  • Tốc độ: có dây hơn không dây.
  • Độ ổn định: có dây cũng hơn.
  • Tính di động và tự do: bạn thích vừa đi vừa cầm điện thoại có kéo theo dây hay mobile phone ?
  • Triển khai: có dây bị hạn chế bởi không gian lắp đặt, vị trí kết nối, còn không dây thì hơn hẳn tuy nhiên cũng không phải là mọi lúc mọi nơi, thày giáo mình trên lớp có dạy về trường hợp đi trong hầm, chỉ cách vài trăm mét so với cửa hầm mà sóng mất luôn (không rõ tại sao), không dây triển khai nhanh hơn rất nhiều.
  • Chi phí đầu tư ban đầu: không dây rẻ hơn vì đỡ tiền cáp và chi phí lắp đặt, tuy nhiên về lâu về dài thì có dây hiệu quả hơn vì nói chung thiết bị không dây đắt và phức tạp hơn.
  • Khả năng mở rộng: không dây tốt hơn.
Vậy bạn dùng có dây hay không dây Nếu điện thoại thì giờ xu hướng là điện thoại di động rồi, vì phục vụ liên lạc mọi lúc mọi nơi, điện thoại giờ cũng lắm thứ giải trí, tính năng bổ trợ công việc ghê gớm, không xa được. Internet: thuê 1 đường có dây, khi nó cho modem thì đừng lấy mà đổi cái đấy lấy tiền cước khuyến mãi ban đầu nhiều hơn rồi mua 1 cái modem có phát wifi, thế là bạn đã có cả 2. Truyền hình: để tránh bị gián đoạn vì thời tiết thì tốt nhất dùng đường hữu tuyến (truyền hinh cáp, iptv) thì ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn, tuy nhiên nhiều lúc cáp không tới, triển khai lằng nhằng thì truyền hình số mặt đất, số vệ tinh cũng khá phổ thông, ngoài ra còn tùy theo hãng nào, mạng nào, bạn có nhu cầu giải trí trên các kênh như thế nào .. Nhà mình dùng truyền hình cáp (analog) rồi dùng bộ chia cho mấy máy cho nó rẻ ^^, giờ dùng anten thường thu theo kiểu truyền thống thì nhà cửa nhiều, bị khuất, bị nhiễu quá mà ít kênh. Sinh viên thì sao: kéo phim, game, tải app cắm thâu đêm vẫn phải 1 đường có dây, tuy nhiên để cơ động và nhu cầu ít thì 1 cái usb 3g cũng không phải là ý tồi, mình đã từng thử usb3g, tốc độ cũng không phải là thấp đâu nếu trong điều kiện thu tốt, nhưng vẫn thấy đáp ứng chậm và phập phù lúc nhanh lúc chậm rất ngẫu hứng.

Posted in: Mạng không dây, Mạng viễn thông Bài viết liên quan: Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

1 nhận xét:

Unknown nói...

bài của bạn rất hay :)

lúc 19:16 31 tháng 12, 2013

Đăng nhận xét

Nhãn

2.5G (1) 2.75G (1) 2G (2) 3.5G (9) 3.75G (2) 3.9G (3) 3G (4) 4G (4) Ảnh hưởng trong đời sống (5) Báo hiệu (2) Các khái niệm cơ bản (20) Các kỹ thuật trong viễn thông (6) Các lý thuyết cơ bản (5) Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản (22) Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin (9) CCNA (25) Dịch vụ viễn thông (1) Điều khiển liên kết dữ liệu (8) Đồ án tốt nghiệp (1) Đồng bộ (2) Giám sát (1) Giới thiệu về viễn thông (2) Khoa học vui (5) Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy (10) Kỹ thuật truyền dẫn số (25) Lịch sử (12) Lý thuyết thông tin (15) Mạng không dây (35) Mạng viễn thông (63) MICROSOFT (1) Mô phỏng (5) Phần mềm tiện ích (2) Tài liệu (6) Thiết bị (7) Thông tin di động (26) Thông tin quang (5) Thông tin vệ tinh (3) Thông tin vi ba (1) Tiếng Anh (8) Tin tức - sự kiện (7) Tổ chức - tiêu chuẩn (7) Tổng đài - chuyển mạch (6) Truyền hình (12) Tuyển dụng (9) Ứng dụng - công nghệ (9) Viễn thông trong tự nhiên (1) Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More RSS FeedSubscribe to Our RSS feed! Follow Us on Twitter!Follow Us on Twitter!

Ứng dụng chia tiền đi du lịch

Ứng dụng chia tiền đi du lịch Chạy trên nền Android

Popular Posts

  • Kỹ thuật cửa sổ trượt (Sliding Window) Một kỹ thuật điều khiển luồng , tốt hơn kỹ thuật dừng và đợi . a. Hoạt động Bên phát được phát tối đa w khung trước khi nhận báo nhận(w...
  • Các Đơn Vị Thường Dùng Trong ngành Viễn thông (dB, dBm, dBw dBd, dBi, dBc) 1. dBm, dBw dBm là đơn vị công suất thuần túy (không so sánh). Cách tính 1dBm=10log(PmW/1mW) Ví dụ: Công suất phát của thiết bị là 10W, b...
  • Hệ thống không dây (SISO, SIMO, MISO, MIMO) Các hệ thống thông tin không dây có thể được phân loại thành 4 hệ thống cơ bản là SISO, SIMO, MISO và MIMO Hệ thống SISO Hệ th...
  • Nhiễu trong thông tin vô tuyến Đây là một tác động của môi trường truyền tới việc truyền tín hiệu 1. Nhiễu trắng (White noise) Nhiễu trắng là một tín hiệu ngẫu nhiên c...
  • Trải phổ Trải phổ là một kỹ thuật quan trọng dùng trong 2 G (CDMA), 3 G (W-CDMA) ... Bên cạnh những bài viết trích dẫn đã có nguồn thì những cái còn ...
  • Hiện tượng gần xa trong mạng không dây Hiệu ứng xa gần (near-far effect) được nhắc đến chủ yếu trong các hệ thống CDMA, trong đó máy di động ở gần trạm gốc nếu không được điều ch...
  • Giao thức Aloha Giao thức ALOHA Một tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai thiết bị máy tính với nhau được gọi là g...

Random post

Chuyên mục

  • Ảnh hưởng trong đời sống (5)
  • Báo hiệu (2)
  • Các khái niệm cơ bản (20)
  • Các kỹ thuật trong viễn thông (6)
  • Các lý thuyết cơ bản (5)
  • Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản (22)
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin (9)
  • CCNA (25)
  • Đồ án tốt nghiệp (1)
  • Giới thiệu về viễn thông (2)
  • Khoa học vui (5)
  • Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy (10)
  • Kỹ thuật truyền dẫn số (25)
  • Lịch sử (12)
  • Lý thuyết thông tin (15)
  • Mạng không dây (35)
  • Mạng viễn thông (63)
  • Mô phỏng (5)
  • Tài liệu (6)
  • Thiết bị (7)
  • Thông tin di động (26)
  • Thông tin quang (5)
  • Thông tin vệ tinh (3)
  • Thông tin vi ba (1)
  • Tiếng Anh (8)
  • Tin tức - sự kiện (7)
  • Truyền hình (12)
  • Ứng dụng - công nghệ (9)
  • Viễn thông trong tự nhiên (1)

Comment mới

Recent Comments Widget

Người theo dõi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2012 (308)
    • ▼  tháng 5 (36)
      • ▼  thg 5 05 (1)
        • So sánh mạng không dây và có dây (môi trường vô tu...

Histats

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi   Copyright © 2011 Blog tổng quan về viễn thông | Powered by Blogger Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes

Từ khóa » đường Truyền Hữu Tuyến Và Vô Tuyến