Giáo Trình Piano Jazz - Tìm Hiểu Các Thể Loại Nhạc Jazz
Có thể bạn quan tâm
Nhạc jazz có thể được mô tả là thể loại nhạc rất nhiều người yêu thích nhưng lại hiếm ai hiểu rõ về nó. Với những ai chưa biết, jazz có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các thể loại nhạc trong thế kỷ 20, từ rock, hip-hop đến nhạc Latin. Sở hữu các kiến thức lý thú về jazz không chỉ khiến bạn hiểu rõ hơn về món nhạc này, mà còn phần nào giúp khơi gợi những cảm xúc mới khi bạn nghe những thể loại nhạc mà mình yêu thích.
Jazz Là Gì?
Jazz được khai sinh ở New Orleans vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Mỹ gốc Phi kết hợp văn hóa bản địa với các nhạc cụ Châu Âu. Sau đó được lấy thêm cảm hứng từ cuộc sống hiện đại của Mỹ trong các khía cạnh đa dạng như phim ảnh, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, văn chương và cả chủng tộc nữa.
Jazz đặc biệt vì sự đổi mới không ngừng của các nghệ sĩ xuyên suốt lịch sử của dòng nhạc này. Xuyên suốt 100 năm, các nghệ sĩ không chỉ nỗ lực cách tân Jazz ở góc độ kỹ thuật nội tại mà còn đi tìm sự đổi mới bằng cách kết hợp những chất liệu nghệ thuật của các dòng nhạc khác. (Rock, Funk, World Music,…)
Một điều dễ nhận thấy nhất ở nhạc jazz, ngay cả đối với người mới nghe jazz chưa nhiều, đó là sự ngẫu hứng. Điều này giúp tạo nên sự mới lạ độc đáo tuyệt vời, dù đó chỉ là 1 tác phẩm được chơi lại nhiều lần. Các nghệ sỹ nhạc jazz cũng luôn cố gắng kết hợp thật ăn ý để biểu diễn 1 cách trơn tru nhất. Không ngoa khi nói nhạc jazz luôn mang đến sự bất ngờ cho người nghe, không giống với các dòng nhạc khác đôi khi bạn có thể đoán được các cao trào. Với jazz, không có gì là cố định cả.
BLUE JAZZ
Link tải giáo trình blue Piano:
https://drive.google.com/file/d/1cLUwVEj0ifMnEX4rZExEZ31vsf1oKwsw/view?usp=drivesdk
Xuất phát từ thế kỉ 19 tại miền Nam, từ bài hát của những người nô lệ và sau đó là những người lĩnh canh khi họ lao động dưới ánh mặt trời gay gắt hoặc ca hát nhảy múa trong những buổi lễ cầu thần. Khi những người Mĩ-Phi học chơi nhạc cụ châu Âu, guitar trở nên phổ biến để cất lên tiếng lòng của họ và kéo theo đó là sự phát triển của phong cách blues. Vòng hợp âm của blues là vòng 12 ô nhịp, cùng với nốt Blue. Nốt blue là nốt được hát hoặc chơi ở cao độ thấp hơn thang âm trưởng, đem lại cho nốt nhạc cảm giác thống khổ, sầu đời.
Trong khi blues phát triển song song với nhạc jazz vào cuối thế kỉ 19, đầu 20, nghệ sĩ nhạc jazz mang rất nhiều hơi hướm nhạc blues vào trong jazz, nhất là vòng hợp âm kéo dài 12 ô nhịp. Khi jazz trở nên quá trừu tượng, các nghệ sĩ mượn đến nhạc blues.
SWING VÀ BINGBANG
Link tải giáo trình Swing piano:
https://drive.google.com/file/d/17AFKBgoHHY2dOqHfVUf_8L83Cy4xr9gW/view?usp=drivesdk
Cho tới những năm 30, nhạc jazz được hưởng ứng chủ yếu bởi một bộ phận văn hóa riêng biệt của Mĩ. Mối liên hệ mật thiết giữa nhạc jazz với cuộc sống nhọc nhằn và văn hóa Mĩ – Phi khiến nó trở nên khó “tiêu hóa” đổi với đa phần người Mĩ da trắng. Thời kì Big Band đã làm thay đổi điều này. Thời kì Đại Suy Thoái đã khiến cho nhiều band nhạc jazz mất việc, các nghệ sĩ nhạc jazz đầy rẫy và trở nên rẻ bèo. Vì thế, một vài đầu tàu của nhóm nhạc jazz đã gầy dựng nên những dàn nhạc lớn.
Nhạc jazz lúc này không còn nhiều nhịp lỡ nữa, mà chuyển sang thể loại thoải mái, mượt mà hơn, còn gọi là Swing. Swing có gốc là nhạc dance, nhiều phong cách dance được tạo cảm hứng bởi nhạc Swing như Lindy Hop và Jitterbug. Ngoài jazz, Big Bands còn chơi nhạc theo chuẩn Mĩ, đem tới cho họ chất jazz trong quá trình biểu diễn.
Sau thế chiến thứ hai, khi kinh tế tăng trưởng trở lại, duy trì những dàn nhạc lớn trở nên đắt đỏ, và Big Bands cùng với nhạc Swing cũng suy thoái từ đó.
BEBOP
Link tải giáo trình piano Bebop:
https://drive.google.com/file/d/1Sm7E6rojo2isrF-CKVp8Eu_7Qlv0XpEZ/view?usp=drivesdk
Bebop phát triển từ đầu những năm 1940, khi những nhạc sĩ trẻ chơi Big Bands truyền thống họp mặt lại trong những đêm diễn cùng nhau và khuyến khích thử nghiệm. Theo nhà sử học về jazz Ted Gioia, Bebop là một cuộc cách mạng trống lại “cái bẫy thịnh hành của nhạc Swing”. Trong Bebop, các riff đơn giản được thay thế bằng các riffs bất đối xứng, các đoạn solo ngẫu hứng được chú trọng, tempo được đẩy nhanh. Nhạc Bebop đem lại cảm giác như một cuộc rượt đuổi cuồng loạn, khác hẳn với loại nhạc nhún nhảy sinh động của thời kì trước.
Khởi xướng là tay saxophone Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie.
COOL JAZZ
Link tải giáo trình:
https://drive.google.com/file/d/1XBw216hJz6T21YJRuUYMTdVNXrdjobew/view?usp=drivesdk
Cool jazz là thể loại jazz nhẹ nhàng, thư giãn của vùng bờ biển phía Tây. Cool jazz có nhịp điệu chậm rãi, tập trung vào giai điệu và thể nghiệm với một chút yếu tố cổ điển với thang âm toàn cung (whole tone scale – thang âm sáu cung trong quãng 8). Đôi khi trong đội hình band cool jazz cũng có sự xuất hiện của nhạc cụ cổ điển.
HARD POP
Link tải giáo trình:
https://drive.google.com/file/d/1kWQyE4zV3V5Bq2HUyfJUi1mr2_NmQ_W2/view?usp=drivesdk
Nếu Cool jazz đậm hơi hướng cổ điển và châu Âu thì Hard bop là sự trở lại của jazz với chất blues và châu Phi. Nghệ sĩ hard bop mang chất gospel (1 loại nhạc ở miền nam nước Mỹ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ, hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỷ niệm…) và nhịp điệu của blues vào jazz.
MODAL
Link tải giáo trình:
https://drive.google.com/file/d/1LdXWiNr4VUcZMYRHWUUq_LMAJn2zyr1O/view?usp=drivesdk
Ấn tượng nhất của mình ở thể loại này là Bill Evans – một nghệ sĩ dương cầm và nhạc sĩ nhạc jazz huyền thoại của Mỹ với nhiều phát kiến và di sản âm nhạc để lại cho thế giới. *Salute*
FUSION
Link tải giáo trình:
https://drive.google.com/file/d/15JXPtRs4082fOYsI53Ph46wzyO3qmvy2/view?usp=drivesdk
Sau gần ba thập kỉ cách tân, các nghệ sĩ jazz vào những năm 70 trở về với jazz truyền thống, dòng Fusion. Hoặc như Cary (pianist và nhà soạn nhạc) nói rằng “Fusion là con át chủ bài đã đưa jazz trở lại thời hoàng kim” (“Fusion was jazz’s last ditch effort to make jazz popular again.”)
Jazz fusion là sự hợp nhất của jazz với các thể loại âm nhạc phổ biến khác, nhất là rock và funk. Jazz fusion kết hợp sức mạnh, nhịp điệu và sự đơn giản của rock ‘n roll với sự ngẫu hứng trau chuốt của jazz. Ampli điện tử cũng như nhiều thiết bị điện tử khác từ rock và funk đã tạo nên hiệu ứng lạ cho jazz. Trong khi các nhà phê bình và nghệ sĩ jazz không nhìn nhận jazz fusion như dòng jazz chính thống, phong cách này vẫn mở lối đi riêng đến một cộng đồng nghe mới mẻ hơn.
Từ khóa » Nốt Nhạc Jazz
-
Tính Chất Nhạc Jazz Về Tiết Tấu, Hòa Thanh Nhạc Jazz, Giai điệu Jazz ...
-
18 Thang âm Trong Nhạc Jazz - Học Piano Online
-
Thang âm Mixolydian Trong Nhạc Jazz - Nguyễn Quang Piano
-
Jazz – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Nhạc Jazz Và Nghệ Thuật Hứng Tấu Trong Jazz
-
Tìm Hiểu Về Nhạc Jazz
-
Nhạc Jazz Là Gì Lý Giải Nhạc Blue Jazz Là Gì - Bình Dương
-
Nốt (nhạc) Blues (Blue Note) Là Cái Quỷ Gì?
-
174+ Từ Vựng Tiếng Anh Về âm Nhạc Phổ Biến Nhất
-
Nhạc Jazz Là Gì?
-
C, E, G, Bb) Là Một Nốt Blues. Âm Bảy Trưởng Trong Hợp ... - Facebook
-
Nhạc Jazz - Nghệ Thuật Ngẫu Hứng - Blog VietVocal
-
Lời Mời Hòa Nhạc Jazz Với Các Nốt Nhạc Vẽ Tay Tờ Rơi Tiệc Đêm ...