Nốt (nhạc) Blues (Blue Note) Là Cái Quỷ Gì?

http://en.wikipedia.org/wiki/Blue_note

Trong nhạc jazz và nhạc blues, một nốt blues (cũng là nốt “bồn chồn không yên” (Nd: “worried” note)[1]) là một nốt nhạc mà được hát hoặc được chơi ở một cao độ hơi thấp hơn cũng nốt ấy nhưng của một thang âm trưởng cho các mục đích biểu cảm. Tiêu biểu thì sự biến đổi là một bán cung hoặc ít hơn, nhưng điều này thay đổi giữa những người biểu diễn và các dòng nhạc.

Mục lục

  • 1 Các nguồn gốc và ý nghĩa

Các nguồn gốc và ý nghĩa

Sự hiện hữu của nốt Blue trong âm nhạc Phi-Mĩ rốt cục là bắt nguồn từ sự kiện rằng sự làm dịu âm đồng đều (Nd: equal temperament mà được dùng trong sự hòa âm dị chuyển (Nd: diatonic harmony) của phương Tây là một mưu mẹo hoặc là một sự thỏa hiệp mà ban đầu được dùng vào thế kỷ thứ mười tám để nhắm đến những vấn đề mà được đưa ra trong sự tạo ra các nhạc cụ có bàn phím. Sự làm dịu âm đồng đều là một “sự nắn thẳng ra” nhân tạo của một khuynh hướng cho loạt hòa âm tự nhiên (Nd: natural harmonic series) (các quãng âm nhạc như chúng hiện hữu một cách tự nhiên) để đi chệch ra (Nd: to go off at a tangent), có nghĩa rằng các quãng và các quãng tám cao hơn ở dạng tự nhiên của chúng thì thuộc về một cao độ khác với các quãng và các quãng tám thấp hơn. Điều này làm cho việc tạo ra các nhạc cụ có bàn phím mà “chặt chẽ/ mạch lạc” (Nd: coherent) là khó. Do đó, cái nốt Blue là một cố gắng để sửa chữa cái mưu mẹo này bằng cách chơi một nốt mà gần hơn với cái quãng như nó hiện hữu trong loạt hòa âm tự nhiên. Nhạc Blues đồng quê (Nd: country blues), một cách chuyên biệt, mang đặc tính là các biến đổi rộng khỏi các cao độ dị chuyển bằng các nốt Blues đầy xúc cảm. Các nốt Blues thường được xem như có họ hàng với các cao độ tương đối mà được tìm thấy trong các bài hát lao động châu Phi truyền thống.

Các nốt Blues (có màu xanh lam): 3, (4)/5, 7

“Giống như nhạc Blues nói chung, các nốt Blue có thể mang nhiều ý nghĩa. Một chất lượng mà tất cả chúng đều có nói chung, tuy thế, là rằng chúng lại giáng hơn so với mức mà người ta mong đợi, nói theo nhạc cổ điển (Nd: classically speaking). Nhưng sự giáng này có thể mang vài dạng. Mặt khác, nó có thể là một thứ vi cung (Nd: microtonal) của một phần tư cung (Nd: quarter-tone) hay đại loại thế. Ở đây, người ta có thể nói về các quãng trung tính, không trưởng cũng chẳng thứ. Mặt khác nữa, sự giáng này có thể theo một lượng một bán cung đầy đủ–như nó phải như thế, dĩ nhiên thế, trên các nhạc cụ có bàn phím. Nó có thể bao gồm một sự lướt nốt (Nd: glide), hướng lên hoặc xuống. Lại nữa, cái này có thể là một vi cung, gần như là thứ rất tinh tế, hoặc nó có thể là một sự luyến giữa các nốt cách nhau một bán cung, sao cho thực sự không chỉ có một nốt Blues mà là hai. Một nốt Blues thậm chí có thể được đánh dấu bởi một cú láy rền (Nd: shake) vi cung thuộc về một thể loại mà phổ biến trong âm nhạc phương Đông (Nd: nhạc Á Đông?). Các bậc của điệu thức mà được xử lý theo cách này là, theo thứ tự tần số, nốt thứ ba, thứ bảy, thứ năm, và thứ sáu.”

—Peter van der Merwe (1989), [2]

Nốt Blues thường được nói là các bậc thang âm thứ ba giáng, thứ năm giáng, và thứ bảy giáng .[3] Bậc năm giáng cũng được biết đến như bậc bốn thăng.[4] Dù thang âm Blues có “một chất giọng (Nd: tonality) thứ vốn có, nó thường bị ‘ép buộc’ qua các thay đổi hợp âm giọng trưởng, mà tạo nên một sự xung đột nghịch tai rõ ràng của các chất giọng”.[4] Một sự xung đột tương tự xảy ra giữa các nốt của thang âm thứ và thang âm Blues thứ, như được nghe thấy trong các bài hát như là “Why Don’t You Do Right?” và “Sweet About Me“.

Trong trường hợp của bậc ba giáng bên trên nốt gốc (hoặc bậc bảy giáng bên trên nốt át âm), cái hợp âm kết quả là một hợp âm quãng ba hỗn hợp (Nd: mixed third chord) trung tính.

Các nốt Blues được dùng trong nhiều bài hát nhạc Blues, trong nhạc jazz, và trong các bài nhạc bình dân thông thường mà có một cảm xúc “blues”, như là bài “Stormy Weather” của Harold Arlen. Các nốt Blues cũng thịnh hành trong nhạc dân ca Anh.[5] “Các nốt Blue” hay uốn (Nd: bent), mà được gọi ở Ireland là “các nốt dài”, đóng một phần chủ chốt trong âm nhạc Ireland.[6]

Nhận xét riêng: Nói chung là mình dịch xong rồi cũng chẳng hiểu bài này muốn nói gì 😆

Nhưng, bài này có nói về các nốt “lỡ nhỡ”, “không yên”, tức là chúng nằm đâu đó giữa các nốt đồng chuyển thông thường trên bàn phím của đàn piano mà cây piano không thể tạo ra được.

Trên cây harmonica, cụ thể là cây Blues, chỉ có kỹ thuật bend mới có thể tạo ra các nốt nhạc “bồn chồn không yên” như vậy.

Nếu các bạn nghe nhạc của Chế Linh hát cũng thấy những nốt “lỡ nhỡ” hay “ai oán” như thế, mà rõ ràng là ca sĩ như ông này thì không thể có chuyện hát sai tùy tiện được.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Nốt Nhạc Jazz