Giấy đặt Cọc Mua đất Viết Tay Có Giá Trị Pháp Luật Không?

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị pháp luật không? Đặt cọc là gì? Giấy đặt cọc có hiệu lực pháp lý không? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề về đặt cọc qua tình huống sau đây:

Mục lục bài viết

  • 1. Luật sư tư vấn Luật dân sự về vấn đề đặt cọc
  • 2. Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không?
  • 3. Nghĩa vụ bồi thường của bên nhận cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc?

1. Luật sư tư vấn Luật dân sự về vấn đề đặt cọc

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Giao dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến trên thực tế, tuy nhiên nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này có thể phát sinh những rủi ro, mâu thuẫn, tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên.

Do đó, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến pháp luật dân sự nói chung và vấn đề đặt cọc nói riêng, bạn cần tham khảo các quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến vấn đề về đặt cọc, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không?

Câu hỏi:

Nhờ tư vấn giúp về Giấy đặt cọc như sau: Nếu giấy đặt cọc được ký (trên giấy ghi rõ là giấy đặt cọc, không kiêm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay hợp đồng khác), nhưng giấy đặt cọc có thỏa thuận về việc phương thức thanh toán (bao gồm việc sau khi bên B cung cấp giấy tờ liên quan thì bên A sẽ tiến hành thủ tục sang tên, lăn tay, sau đó bên B phải thanh toán số tiền còn lại là...).

Giấy đặt cọc có chữ ký hai bên, có người làm chứng, tuy nhiên hai bên chưa làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Vậy thì giấy đặt cọc đó có hiệu lực pháp lý không và phương thức thanh toán trên giấy đặt cọc có giá trị pháp lý không? Đồng thời cụm từ "giấy tờ liên quan" không được chỉ rõ trong giấy đặt cọc thì có thể hiểu là những giấy tờ nào, có bao gồm giấy xác nhận tài khoản ngân hàng hay giấy chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau.

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy trường hợp này đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự, nếu hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên phải tuân thủ việc ký kết và thực hiện hợp đồng nếu vi phạm thì sẽ xử lý tiền đặt cọc. Việc đặt cọc “chỉ có hiệu lực” khi có đủ các điều kiện về chủ thể ký kết, về nội dung và hình thức hợp đồng và hợp đồng phải được lập thành văn bản: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Nếu trường hợp trên đặt cọc là biện pháp để bảo đảm việc thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Về việc giấy đặt cọc có hiệu lực pháp lý không thì hiện nay không có quy định về mẫu chung cho hợp đồng đặt cọc hay giấy đặt cọc. Giấy đặt cọc là để đảm bảo thực hiện giao kết hợp đồng nên nó được ký tước khi giao kết hợp đồng.Thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc không những là cùng hoặc sau khi hợp đồng chính thức được thiết lập tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ.Khi thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lập nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ bảo đảm giao kết hợp đồng. Nếu các bên vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng.

Do đó giấy đặt cọc đó có hiệu lực pháp lý và phương thực thanh toán trên giấy đặt cọc có giá trị pháp lý.

Ngoài ra giấy tờ liên quan nếu không được nêu rõ trong giấy đặt cọc thì giấy tờ đó có thể hiểu là có bao gồm giấy tờ xác nhận tài khoản ngân hàng, giấy chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, một số giấy tờ khác liên quan đến vấn đề về đặt cọc của bạn.

----

3. Nghĩa vụ bồi thường của bên nhận cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Câu hỏi:

Kính chào văn phòng luật sư. Tôi có thỏa thuận đặt cọc mua lô đắt của công ty A số tiền 50 triệu đồng, nhưng do giá đất biến động, công ty A đã bội tín và bán lô đắt tôi đã cọc cho công ty C.Công ty C đã lại bán cho một người khác với giá cao. Bên A trả lại tiền cọc cho tôi và chịu phạt 50 triệu do vi phạm đặt cọc.Tôi không muốn nhận vì tới thời điểm này giá đất lên cao.

Luật sư cho hỏi: Tôi đòi mức phạt vi phạm đặt cọc cao hơn có được không? Thỏa thuận khác trong hợp đồng đặt cọc là gì, nếu trong hợp đồng thỏa thuận phạt vi phạm tiền cọc cao hơn thì giải quyết thế nào?. Xin cám ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng đặt cọc. Cụ thể:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, vì bên nhận cọc (công ty A) đơn phương chấm dứt hợp đồng nên sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nếu hợp đồng không có thỏa thuận khác về trách nhiệm giữa các bên với nhau khi chấm dứt thì sẽ áp dụng quy định pháp luật để giải quyết, tức công ty A nhận 50 triệu thì có trách nhiệm hoàn trả 100 triệu cho bạn.

Từ khóa » đặt Cọc Qua Ngân Hàng