Giấy Mua Bán đất Viết Tay Có Hiệu Lực Pháp Lý Không?
Có thể bạn quan tâm
- info@luathungthang.com
- 19000185
- T2 - T6: 8.00 Sáng – 5.00 Chiều | T7: 8.00 Sáng - 12.00 Trưa | Chủ nhật: Đóng cửa
- Tư vấn miễn phí
- Trang chủ
- Tư Vấn Pháp Luật
- Luật đất đai
- Giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Chủ đề liên quan
Xin cấp sổ đỏ lần đầu đất nội thành Hà Nội phải chịu những loại thuế, phí,…
Khi các cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng…
Nguyên tắc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Việc đăng ký thế chấp được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai. Vậy nguyên t…
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
Không có sổ đỏ thì người sử dụng đất khó có thể chứng minh được quyền sử dụng đấ…
Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai Việc thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực…
Thời hạn nộp tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ của người dân khi thực hiện các thủ tục tiền sử dụn…
Việc mua bán nhà, đất bằng giấy viết tay khá phổ biến. Tuy nhiên Giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp lý không? Có gặp các rủi ro pháp lý không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng.
1. Thế nào là mua bán nhà, đất bằng giấy viết tay?
Mua bán nhà, đất bằng giấy viết tay là không phải là thuật ngữ pháp lý dùng trong pháp luật mà đây là cách gọi phổ biến của người dân chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Mua nhà viết giấy tay hiểu theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng mua bán nhà đó là hình thức mua bán giữa bên bán nhà (bên A) và bên mua nhà (bên B) thỏa thuận với nhau về hình thức mua bán, giá bán nhà đất. Sau khi hai bên thống nhất trên cơ sở tự nguyên thuận mua vừa bán, hai bên sẽ ký với nhau một hợp đồng mua bán.
Mua nhà viết giấy tay, tức hợp đồng, giao dịch chỉ được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận của hai bên mà không có sự công nhận từ phía nhà nước.
2. Mua bán nhà, đất bằng giấy viết tay có hiệu lực pháp lý không?
- Trường hợp chuyển nhượng trước ngày 01/07/2014
Theo quy định tại khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền như sau:
"1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”
Theo đó, nếu đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 thì khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực).
Như vậy, Có 02 trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay mà không phải công chứng hoặc chứng thực.
- Trường hợp chuyển nhượng từ ngày 01/07/2014
Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Và theo khoản 1 Điều 211 Luật Đất đai 2013 quy định Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
Như vậy, từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải lập hợp đồng và được công chứng hoặc chứng thực, nếu không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vô hiệu (hợp đồng không có hiệu lực).
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“ 2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không công chứng hoặc chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
Kết Luận: Có 02 trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay mà không phải công chứng hoặc chứng thực nhưng hợp đồng chuyển nhượng đó chỉ có hiệu lực khi diễn ra trước ngày 01/7/2014.
Từ ngày 01/07/2014 khi chuyển nhượng đất hoặc chuyển nhượng nhà đất thì hợp đồng chuyển nhượng phải công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực.
02/04/2021 Lịch trình choTư vấn miễn phí
Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa.. Gọi ngay: 19000185 Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tư vấn luật đất đai Tư vấn điều kiện để hưởng đặc xá và án treo Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Công Nợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Luật Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp Tư Vấn Hợp Đồng Tư Vấn Luật Lao Động Luật Sư Hành Chính Tư Vấn Đầu Tư - Dự Án Gửi tin nhắn19000185
Tìm kiếmTừ khóa » Giấy Viết Tay Mua Bán đất
-
Mẫu Giấy Mua Bán đất Viết Tay Chuẩn, Cập Nhật Mới Nhất 2022
-
Mẫu Giấy Mua Bán đất Viết Tay Cập Nhật Mới Nhất Năm 2022
-
Những Mẫu Giấy Chuyển Nhượng đất Viết Tay 2022 được Pháp Luật ...
-
Mẫu Hợp đồng Mua Bán Nhà đất Viết Tay Thông Dụng Hiện Nay
-
[Tải Về] Mẫu Giấy Mua Bán đất Viết Tay Mới Nhất Năm 2022
-
Mua Bán Nhà đất Bằng Giấy Viết Tay Có Làm được Sổ đỏ Không - FBLAW
-
Thế Nào Là Giấy Mua Bán đất Viết Tay? - Thư Viện Pháp Luật
-
Giấy Mua Bán đất Viết Tay Là Gì? Hợp đồng Viết Tay Có Hiệu Lực Không?
-
Hợp đồng Mua Bán đất Viết Tay Có Giá Trị Pháp Lý Không? - Vnlaw
-
Mẫu Giấy (hợp đồng) Mua Bán Nhà đất Viết Tay Mới Nhất
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Mẫu Giấy Mua Bán đất Viết Tay
-
Khi Nào Giao Dịch Mua Bán đất Bằng Giấy Viết Tay được Công Nhận?
-
Quy định Về Mẫu Giấy Mua Bán đất Viết Tay Mới Và Chuẩn Nhất